Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Khánh Nhạc B
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Khánh Nhạc B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục& đào tạo yên khánh Trường tiểu học khánh nhạc b Bài kiểm tra định kì giữa học kì II Môn Tiếng Việt Lớp 5 – Năm học 2008 – 2009 I) Bài kiểm tra đọc 1. Đọc thành tiếng (5 điểm): Bài “Phân xử tài tình” 2, Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) *Đề bài Đọc câu chuyện dưới đây: Cột điện và Dây chằng Trên đỉnh một ngọn đồi, Cột điện và ba sợi Dây chằng ngạo nghễ đứng. Gió dù mạnh như bão cũng chỉ đủ thì thào những lời của gió. Mưa dù mau sầm sập cũng chỉ đủ sức rửa trôi những đám bụi mờ. Hãnh diện quá về tầm vóc kì vĩ của mình, Cột điện lên tiếng bảo ba sợi Dây chằng nhỏ bé: -Bọn bay đúng là những kẻ ăn theo. Giá như không có ta oai phong lẫm liệt, thì liệu bọn bay có được cái vinh hạnh cùng ta chiếm lĩnh khoảng không gian như thế này không. Nói rồi Cột điện cười rung cả thân, dương dương tự mãn. Ba chàng Dây chằng biết thân phận mình hèn mọn, chẳng dám so bì. Nhưng vẫn có một chàng Dây chằng khẽ khàng hỏi lại: -Dạ thưa anh Cột điện khổng lồ. Vâng, chúng em chỉ là đám ăn theo, chẳng dám so bì. Nhưng giá như một trong ba chúng em đứt phựt thì chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ ? Nghe câu hỏi dớ dẩn ấy, Cột điện cười rung vai, chế nhạo: -Xì, thì cứ thử đứt phựt xem sao? Này cho dù cả ba đứa mày đứt phựt thì ta đây vẫn đứng vững như trời trồng. Ba chàng Dây chằng bảo nhau im re.Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Ai lại đi tranh luận với Đức Ông. ừ nếu không có Cột điện thì bọn Dây chằng bám vào đâu kia chứ. * Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Đoạn văn trên kể về sự vật gì ? Cột điện Dây chằng Cột điện và Dây chằng. Câu 2: Cột điện và Dây chằng đứng ở vị trí nào ? Bên đường Dưới chân đồi Trên đỉnh ngọn đồi Câu 3: Trong câu: “Ai lại đi tranh luận với Đức Ông.’’từ Đức Ông thay thế cho từ nào ? Cột điện Dây chằng Ngọn đồi Câu 4: Câu: Giá như không có ta oai phong lẫm liệt, thì liệu bọn bay có được cái vinh hạnh cùng ta chiếm lĩnh khoảng không gian như thế này không. Cặp quan hệ từ trong câu trên biểu thị quan hệ gì ? Quan hệ nguyên nhân – kết quả. Quan hệ giả thiết – kết quả. Quan hệ tương phản. Câu 5 : Trong đoạn chuyện trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để tả về Cột điện và Dây chằng ? Nghệ thuật so sánh Nghệ thuật đảo ngữ Nghệ thuật nhân hoá. Cách cho điểm: Khoanh đúng mỗi câu cho 1 điểm. Cụ thể: Câu 1: C Câu 2: C Câu 3: A Câu 4: B Câu 5: C II- Bài kiểm tra viết 1, Viết chính tả (5 điểm) GV đọc cho HS nghe viết chính tả bài “ Hộp thư mật”. Từ đầu đến “...đã đáp lại” trong thời gian khoảng 20 phút. * Cách cho điểm: - HS viết đúng kiểu chữ, nét chữ, trình bày đẹp cho 5,0 điểm. - HS mắc các lỗi : Âm, vần, thanh, viết hoa, cứ mỗi lỗi trừ 0,25 điểm ( cả bài mắc một lỗi nhiều lần chỉ trừ một lần). Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ một điểm toàn bài 2, Tập làm văn Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường. Cách đánh giá: HS viết được bài văn tả bạn thân ở trường có cấu trúc rõ ràng 3 phần, câu văn diễn đạt rõ ý, sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, để tả sinh động; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp cho 5,0 điểm. Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu được người bạn thân Thân bài: (4 điểm) Tả hình dáng: khuôn mặt, mái tóc, mắt, mũi, miệng.(2 điểm) Tả những tính nết tốt của bạn (2 điểm) *Kết bài: (0,5 điểm) Cảm nghĩ của em về bạn, em học tập được bạn điều gì. Trường tiểu học Khánh Nhạc B Bài kiểm tra định kì giữa học kì II Môn Tiếng Việt Lớp 5 – Năm học 2007 – 2008 Họ và tên Điểm viết. Lớp Điểm đọc. Điểm chung. I- Kiểm tra viết: (10 điểm) Thời gian 40 phút A. Viết chính tả Hộp thư mật B. Tập làm văn: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường. II- Kiểm tra đọc: (10 điểm) A- Đọc thầm và làm bài tập: Thời gian 20 phút Cột điện và Dây chằng Trên đỉnh một ngọn đồi, Cột điện và ba sợi Dây chằng ngạo nghễ đứng. Gió dù mạnh như bão cũng chỉ đủ thì thào những lời của gió. Mưa dù mau sầm sập cũng chỉ đủ sức rửa trôi những đám bụi mờ. Hãnh diện quá về tầm vóc kì vĩ của mình, Cột điện lên tiếng bảo ba sợi Dây chằng nhỏ bé: -Bọn bay đúng là những kẻ ăn theo. Giá như không có ta oai phong lẫm liệt, thì liệu bọn bay có được cái vinh hạnh cùng ta chiếm lĩnh khoảng không gian như thế này không. Nói rồi Cột điện cười rung cả thân, dương dương tự mãn. Ba chàng Dây chằng biết thân phận mình hèn mọn, chẳng dám so bì. Nhưng vẫn có một chàng Dây chằng khẽ khàng hỏi lại: -Dạ thưa anh Cột điện khổng lồ. Vâng, chúng em chỉ là đám ăn theo, chẳng dám so bì. Nhưng giá như một trong ba chúng em đứt phựt thì chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ ? Nghe câu hỏi dớ dẩn ấy, Cột điện cười rung vai, chế nhạo: -Xì, thì cứ thử đứt phựt xem sao? Này cho dù cả ba đứa mày đứt phựt thì ta đây vẫn đứng vững như trời trồng. Ba chàng Dây chằng bảo nhau im re.Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Ai lại đi tranh luận với Đức Ông. ừ nếu không có Cột điện thì bọn Dây chằng bám vào đâu kia chứ. * Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Đoạn văn trên kể về sự vật gì ? A- Cột điện B- Dây chằng C- Cột điện và Dây chằng. Câu 2: Cột điện và Dây chằng đứng ở vị trí nào ? A- Bên đường B- Dưới chân đồi C- Trên đỉnh ngọn đồi Câu 3: Trong câu: “Ai lại đi tranh luận với Đức Ông.’’từ Đức Ông thay thế cho từ nào ? A- Cột điện B- Dây chằng C- Ngọn đồi Câu 4: Câu: Giá như không có ta oai phong lẫm liệt, thì liệu bọn bay có được cái vinh hạnh cùng ta chiếm lĩnh khoảng không gian như thế này không. Cặp quan hệ từ trong câu trên biểu thị quan hệ gì ? Quan hệ nguyên nhân – kết quả. Quan hệ giả thiết – kết quả. Quan hệ tương phản. Câu 5 : Trong đoạn chuyện trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để tả về Cột điện và Dây chằng ? A- Nghệ thuật so sánh B- Nghệ thuật đảo ngữ C- Nghệ thuật nhân hoá. B- Đọc thành tiếng: ..
File đính kèm:
- Bai kiem tra dinh ki TV lop 5 giua hoc ki II.doc