Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt, Toán Lớp 4 - Trường Tiểu học Thanh Hà

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt, Toán Lớp 4 - Trường Tiểu học Thanh Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra định kì giữa học kì II (2008-20090
Môn tiếng v iệt
kiểm tra đọc hiểu- luyện từ và câu( 5 điểm)
(Thời gian làm bài : 30 phút)
Họ và tên học sinh:......................................... .. 
Lớp 4..... Trường Tiểu học Thanh Hà
 Điểm Lời phê của thầy giáo
Đọc hiểu:
Đọc tiếng:
Chung:
A, Đọc thầm truyện sau:
Giọt sương kiều diễm 
Có giọt sương kiều diễm
Tính đỏng đảnh , kiêu kì
Chẳng coi ai ra gì
Luôn nghĩ mình đẹp nhất.
Sương bảo chị Cỏ Mật : Khoe mãi không biết chán
- Đấy, chị cứ nhgĩ xem Bỗng, nắng ập đến rồi
Không có tôi đậu lên Đang khoác lác liên hồi
Chị làm sao lấp lánh? Sương thấy mình tan chảy
Sương còn bảo chị Nấm : Cỏ cây càng lộng lẫy
-Nếu tôi không đánh đu Hạt sương càng nóng ran
Vành nón chị rất thô Có phải thấy bẽ bàng
Chứ làm sao duyên dáng? Mà giọt sương chốn biệt ?
 ( Theo Nguyễn Trọng Hoàn)
 Dựa vào nội dung bài thơ , khoanh tròn chữ cái trước ý trả lơì đúng:
1. Trong bài thơ trên giọt sương được miêu tả bàng cách nào?
a)Chỉ bằng biện pháp so sánh. b) Chỉ bằng biện pháp nhân hoá.
c) Bằng biện pháp so sánh và nhân hoá.
2.Tính tình giọt sương thế nào?
a)Kiều diễm, dịu dàng b)Đỏng đảnh kiêu kì không coi ai ra gì. 
c)Thích tô điểm cho mọi người thêm đẹp.
3.Em hiểu thế nào là tính tình đỏng đảnh?
a)õng ẹo, thất thường, hay thay đổi. b)Hay cáu gắt mắng mỏ người khác.
c)Thích chải chuốt, trang điểm.
4.ở khổ thơ 2 và 3, giọt sương nói gì với Cỏ ật và Nấm?
a)Khen Cỏ Mật đẹp và lấp lánh. b)Khen Nấm duyên dáng.
c)Bảo Cỏ Mật và Nấm đẹp là nhờ sương. 
5.Điều gì xảy ra khi nắng lên?
a)Giọt sương tan, cỏ cây càng lộng lẫy. b)Cỏ cây nóng ran dưới ánh mặt trời.
c)Giọt sương tiếp tục khoác lác, ca ngợi mình.
6.Có thể thay từ bẽ bàng trong câu “Có phải thấy bẽ bàng/Mà giọt sương chốn biệt” bằng từ nào cùng nghĩa?
a)E lệ. b)Bẽn lẽn. c)Hổ thẹn
7. Bài thơ giúp em hiểu điều gì?
a)Đừng chốn khi mắc lỗi b) Đừng kiêu ngạo , phải biết mình c) Hãy yêu thương mọi người 
8. Dòng nào dưới đây chỉ toàn những từ láy?
a)Kiều diễm, đỏng đảnh, kiêu kì nóng ran. b)Lấp lánh, duyên dáng, khoác lác, cỏ cây.
c) Duyên dáng, khoác lác, lộng lẫy, bẽ bàng
9. Trong câu “ Vành nón chị rất thô” bộ phận nào là chủ ngữ?
a)vành nón chị. b)nón chị . c) chị
10.Dấu hai chấm (:) được sử dụng ở khổ thơ 2 và 3 có tác dụng gì?
a) Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.
b) Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước .
c) Đánh dấu chỗ xuống dòng.
B. Hoàn thành các bài tập :
11. Nối ô chữ ở cột A với ô chữ thích hợp ở cột B và cột C để tạo thêm 2 câu kể Ai làm gì ?:
g)quanh năm 
a) bay lượn
M :1)Ông ngoại em
h) khó đi
b)gập ghềnh
2)Vườn cây
i)ngoài sân trường
c)trồng
3) Đàn chim
k)trên bầu trời xanh
d)chơi bi
4)Con đường này
l) nhiều cây ăn quả
e) xanh tốt
5)Bọn trẻ con
 Bài 12: Tìm và ghi vào chỗ trống 3 kiểu câu kể trong đoạn văn dưới đây:
Chim Gõ Kiến đến nhà Gà Trống, bảo Gà Trống đi tìm Mặt Trời.(2) Gà Trống cựa sắc, cánh cứng, lông dày, bay chuyền rất khoẻ.(3) Gà Trống bay từ bụi mây lên rừng nứa, từ cây chò thấp đến cây chò cao nhất. (4)Cuối cùng Gà Trống cũng gọi được Mặt Trời.(5)Từ đó khi Gà Trống cất tiếng gáy, Mặt Trời lại tươi cười hiện ra, phân phát ánh sáng cho mọi vật mọi người.(6) Gà Trống là sứ giả của bình minh. 
 ( Theo Vũ Tú Nam )
Câu kể Ai làm gì? :
+ .
+
+
+
Câu kể Ai thế nào? :
+ 
Câu kể Ai là gì? :
+ 
 Bài 13 : Tìm dấu gạch ngang trong đoạn văn dưới đây, ghi vào chỗ trống tác dụng của các dấu gạch ngang tìm được.
 Gà rừng đậu trên cây.Một con cáo – loài vật nổi tiếng khôn ngoan và nhiều mưu mẹo – đi tới nói vọng lên :
Chào anh bạn Gà rừng bé bỏng của tôi!
Cảm ơn lời lẽ chân tình của chị cáo.
.
Trường Tiểu học Thanh Hà
 kiểm tra định kì giữa học kì Ii ( 2008-209)
 Môn tiếng việt- lớp 4
 Giáo viên kiểm tra
 Điểm
 Họ tên học sinh : .
 5 đ Lớp : 4. Ngày  tháng 3 năm 2009
 kiểm tra đọc thành tiếng (5 điểm)
 (Thời gian 1 phút 10 giây)
- HS đọc một đoạn văn khoảng 100 chữ trong các bài Tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 4 tập 2 ( do GV lựa chọn và chuẩn bị: ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng HS bốc thăm rồi đọc thành tiếng) .
- Giáo viên nêu 1 câu hỏi về nội dung bài đọc cho học sinh trả lời.
Tiêu chuẩn cho điểm
Điểm
1. Đọc đúng tiếng , đúng từ
../1đ
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa
../1đ
3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm
../1đ
4. Tốc độ dộc đạt yêu cầu
../1đ
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu
../1đ
 Cộng
../5đ
 Hướng dẫn kiểm tra
Đọc đúng tiếng , đúng từ
- Đọc sai từ 1 - 2 tiếng : 0,75 điểm
- Đọc sai từ 3 - 4 tiếng : 0,5 điểm
- Đọc sai từ 5 - 6 tiếng : 0,25 điểm
- Đọc sai trên 6 tiếng : 0 điểm
2.Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa 1 điểm
- Không ngắt nghỉ hơi đúng từ 2 đến 3 dấu câu : 0,5 điểm
- Không ngắt nghỉ hơi từ 4 dấu câu trở lên : 0 điểm
3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm 1 điểm
- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,5 điểm
- Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm
4.Tốc độ dộc đạt yêu cầu 1 điểm
- Đọc quá 1 phút20 giây đến 2 phút : 0,5 điểm
- Đọc quá 2 phút : 0 điểm
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu 1 điểm
- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm
- Trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm
Cách tính điểm kiểm tra định kì GHK II môn Tiếng Việt:
- Bài KT đọc : 10 điểm( gồm 5 điểm về đọc thành tiếng và 5 điểm về đọc hiểu – luyên từ và câu; có thể cho đến 0,5 điểm)
- Bài KT viết : 10 điểm ( gồm 5 điểm về chính tả; 5 điểm về tập làm văn; có thể cho đến 0,5 điểm
- Điểm kiểm tra định kì GHKII môn Tiếng Việt( Điểm chung) là trung bình cộng bài kiểm tra Đọc và Viết ( được làm tròn 0,5 thành 1 )
Bài kiểm tra định kì giữa học kì II
Môn tiếng v iệt
Bài kiểm tra viết: chính tả- tập làm văn (10 điểm)
GV kiểm tra viết đối với HS cả lớp trên giấy kẻ ô li theo quy định ; thời gian làm bài KT viết khoảng 50 phút.
1. Viết chính tả ( nghe – đọc) (5 điểm )- 20 phút:
 Bài “Sầu riêng”, sách tiếng Việt 4 tập 2, trang 
 ( Viết tựa bài và đoạn “ ”
*) Đánh giá, cho điểm :
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài thơ : 5 điểm.
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần , thanh; không viết hoa đúng quy định ) trừ : 0,5 điểm
 Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, .bị trừ 1 điểm toàn bài
2. Tập làm văn (5 điểm)- 35 phút
 Đề bài: Tả một cây bóng mát mà em biết
*) Đánh giá , cho điểm:
1. yêu cầu
- Thể loại : Miêu tả
- Nội dung : Tả một cây bóng mát mà em biết ( tuỳ theo khả năng hiểu biết của mỗi HS mà các em có thể chọn tả một loại cây bóng mát ở trường hoặc ở nhà mà em biết)
- Hình thức :
 +Viết được bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, hợp lí, cân đối.
 + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
2 Biểu điểm
4,5 – 5 điểm : Bài làm hay, trình tự miêu tả hợp lí,sinh động, dùng từ ngữ có hình ảnh , sáng tạo.
3,5 – 4 điểm : Thể hiên đúng các y/c ( làm đúng thể loại, bố cục rõ ràng ) 
2,5 – 3 điểm :Bài làm đạt các y/c nhưng ở mức đơn giản. Có 4 lỗi chung.
1,5-2 điểm : Bài làm còn nhiều sai sót về thể loại, về hình thức. Có 6 lỗi chung.
0,5- 1 điểm : Lạc đề, viết lan man, dở dang 
Bài kiểm tra định kì giữa học kì I
Môn toán
(Thời gian làm bài : 40 phút)
Họ và tên học sinh:......................................... 
Lớp 4..... Trường Tiểu học Thanh Hà
 Điểm Lời phê của thầy giáo
Bài 1: Tính
a. + = ....................................................................................................................................................................................
b. - = .....................................................................................................................................................................................
c. x = .................................................................................................................................................................................
d. : =.......... .........................................................................................................................................................................
e. + x = ....................................................................................................................................................................
Bài 2: So sánh các phân số: 
a. và . ..............................................................................................................................................................................
b. và . ..................................................................................................................................................................................
c. và .................................................................................................................................................................................................. .
Bài 3: Giải bài toán sau:
 Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 60m, chiều dài bằng chiều rộng. Tính chu vi và diện tích mảnh vườn đó.
Bài giải
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
 Câu 1 : 13dm2 20cm2 bằng:
	a) 130020cm2	 b) 13020cm2	 c) 1320cm2
Câu 2: Hình bình hành có độ dài đáy là 13cm, chiều cao là 4cm sẽ có diện tích là:
	a) 34cm2	b) 3400cm2	 c) 5200mm2	d) 52cm2
Câu 3: Chọn phân số bằng phân số 
	a) 	b) 	c) 	d) 	
Câu 4: Phân số nào lớn hơn 1?
A. B. C. D. 
Câu 5: Phân số nào bé hơn 1 ? 
A. B. C. D. 
 Đáp án và biểu điểm
Bài 1 ( 4 điểm):
 Mỗi đáp án a,b,c,d đúng được 0,75 điểm, chưa rút gọn két quả được 0,5 điểm.
 đáp e đúng được 1 điểm
 a) 	b) = 1 c) d)5 e) 
Bài 2( 2 điểm) : Trình bày đúng được điểm tối đa
a. > . (0,5 điểm)
b. <. (0,5 điểm)
c. < . (1 điểm)
Bài 3 (3 điểm)
	Bài giải
	Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật đó là: (0,75 điểm)
	60 x = 100(m)
	Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó là: (1 điểm)
	( 60 + 100 ) x 2 = 320 (m)	
 Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật đó là: (1 điểm)
 60 x 100 = 6000 (m2)
 Đáp số : 320 m ; 6000 m2 (0,25 điểm)
Bài 4 (2 điểm) : Khoanh vào mỗi câu đúng được 0,4 điểm
 1 .c 3. b 5 . a
2. d 4.b
Hướng dẫn đánh giá , cho điểm
a. Đọc thầm và khoanh vào chữ trả lời đúng
1 b (0,3 điểm ) 4.c (0,4 điểm ) 7. b (0,3 điểm ) 10. a (0,3 điểm )
2.b (0,3 điểm ) 5.a (0,5 điểm ) 8. c (0,3 điểm )
3 a (0,3 điểm ) 6.c (0,5 điểm ) 9. a (0,3 điểm )
B Làm bài tập
11. (0,5 điểm ) 1– c -1 ; 2 – e – g ; 3- a –k ; 4– b- h ; 5– d - i 
12. (0,5 điểm ) 
Câu kể Ai làm gì? :Câu 1,3,4,5
Câu kể Ai thế nào? : Câu 2
Câu kể Ai là gì? : Câu 6
(0,5 điểm ) : 
+ Dấu gạch ngang 1 : Đánh dấu phần chú thích trong câu
+ Dấu gạch ngang còn lại : Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói nhân vật

File đính kèm:

  • docbai kt ghk2.doc
Đề thi liên quan