Đề kiểm tra giữa học kì II Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vạn Yên
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vạn Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VÂN ĐỒN TRƯỜNG PTCS VẠN YÊN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM HỌC 2013-2014 Họ và tên học sinh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2 Ngày tháng năm sinh: SBD: Lớp : Số phách Trước khi giao bài cho giám khảo, Chủ tịch Hội đồng chấm thi rọc phách theo đường kẻ này Điểm đọc Điểm viết Tổng điểm Chữ ký giám khảo 1 Chữ ký giám khảo 2 Số phách A – KIỂM TRA VIẾT. (10 điểm) I - Chính tả (5 điểm). Nghe viết bài: Tranh làng Hồ (Sách TV5, Tập 2- trang 88). Đoạn: “Kĩ thuật tranh làng Hồ ... màu sắc của dân tộc trong hội họa.” II - Tập làm văn: (5 điểm). Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích.. B. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (5 điểm) I. Đọc thầm đoạn văn sau: NGHĨA THẦY TRÒ Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói: - Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ các môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to: - Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy. Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy. Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò. Theo HÀ ÂN Dựa vào nội dung bài tập đọc khoanh vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất: Câu 1: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? A. Dâng biếu thầy những cuốn sách cũ. B. Để được thầy hỏi thăm công việc, bảo ban. C. Để mừng thọ thầy. Câu 2: Người mà cụ giáo Chu mang ơn rất nặng ở trong bài là ai? A. Bố mẹ của cụ giáo. B. Người bạn của cụ giáo. C. Cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy. Câu 3: Vì sao cụ giáo Chu lại mời học trò của mình đến thăm thấy cũ? A. Vì cụ muốn giới thiệu với thầy giáo cũ học trò của mình. B. Vì cụ nghĩ mình trở thành thầy giáo là nhờ công của thầy, cả mình và học trò của mình đều mang ơn thầy. C. Vì cụ muốn giới thiệu với học trò thầy giáo cũ của mình. Câu 4: Những chi tiết nào thể hiện lòng tôn kính của cụ giáo Chu đối với người thầy giáo cũ? A. Mời học trò cùng tới thăm thầy dạy mình từ thuở vỡ lòng. B. Đến trước mặt thầy cũ chắp tay cung kính vái. C. Cả hai chi tiết trên. Câu 5: Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? A. “Không thầy đố mày làm nên.”; “ Kính thầy yêu bạn.” B. “Uống nước nhớ nguồn.”; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.” C. Tất cả các câu trên. Câu 6: Hai câu: "Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý." liên kết với nhau bằng cách nào? A. Bằng cách thay thế từ ngữ. B. Bằng cách lặp từ ngữ. C. Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ. Câu 7: Câu ghép: “Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau.” có mấy vế câu? A. 2 B. 3 C. 4 Câu 8: Các vế trong câu ghép: “Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau.” nối với nhau bằng cách nào? A. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). B. Nối bằng một quan hệ từ. C. Nối bằng một cặp quan hệ từ. Câu 9: Từ "cung kính " trong câu: “Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to.” có thể thay bằng từ nào sau đây? A. Kính nể. B. Kính trọng. C. Kính cẩn. Câu 10: Trong các cặp từ sau, cặp từ đồng nghĩa là: A. To - nhỏ. B. Môn sinh - học trò. C. Trước - sau. II. Đọc thành tiếng (5 điểm) Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. - Học sinh đọc 1 đoạn văn , thơ trong tuần 20 đến tuần 26 - lớp 5 ( 4 điểm ). - Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đó ( 1 điểm ) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 – GHK II NĂM HỌC 2013- 2014 A - ĐỌC: I.- Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm Học sinh trả lời đúng mối câu được 0,5 điểm Đáp án : Câu 1 - C 2 - C 3 - B 4 - C 5 - C 6 - A 7 - A 8 - A 9 - C 10 - B B - KIỂM TRA VIẾT: 1. Chính tả: (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng mẫu chữ, trình bày đúng đoạn văn được 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,5 điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, không đúng mẫu, sai về độ cao..trừ 1 điểm toàn bài. I. Kiểm tra viết: 1. Chính tả: 5 điểm ( Nghe- viết) - Học sinh viết đúng tên đầu bài, viết đúng chính tả, đúng quy tắc dấu thanh, bài trình bài rõ ràng, sạch đẹp: 5 điểm - Học sinh viết sai mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. - Bài trình bày cẩu thả, chưa sạch đẹp, chữ viết không rõ ràng, không đúng mẫu, sai về độ cao..trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: Học sinh xác định đúng yêu cầu bài, bài văn hay giàu cảm xúc, bố cục rõ ràng, sử dụng từ ngữ , biện pháp nghệ thuật làm nổi bật một loài hoa mình yêu thích . Chữ viết đẹp, trình bày hợp lý. Không mắc lỗi chính tả. Độ dài bài viết từ 15-20 câu trở lên được 5 điểm toàn bài. + Mở bài : Giới thiệu đồ vật: Tên đồ vật, hoàn cảnh xuất hiện,....1 điểm + Thân bài: - Trình tự miêu tả hợp lý. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. - Tả bao quát đồ vật: Hình dáng, kích thước, màu sắc, hoạt động của đồ vật có lồng cảm xúc hay sử dụng từ ngữ , biện pháp nghệ thuật làm nổi bật đồ vật mình yêu thích. - Tả chi tiết: Tả một vài bộ phận, những nét đặc biệt của đồ vật - Tả khung cảnh xung quanh: bó trí sắp xếp với đồ vật khác, tác dụng hoặc sự gắn bó của em hoặc gia đình với đồ vật ấy, - Em giữ gìn, bảo quản đồ vật ấy như thế nào + Kết luận: HS nêu được nhận xét, cảm nghĩ, ước mơ được 1 điểm. Dựa vào yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt của bài tập làm văn cụ thể (có thể theo các mức điểm từ 0,5- 1- 1,5đến 5 điểm). PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VÂN ĐỒN TRƯỜNG PTCS VẠN YÊN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KÌ II MÔN TOÁN LỚP 5 NĂM HỌC 2013-2014 Họ và tên học sinh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2 Ngày tháng năm sinh: SBD: Lớp : Số phách Trước khi giao bài cho giám khảo, Chủ tịch Hội đồng chấm thi rọc phách theo đường kẻ này Điểm bằng số Điểm bằng chữ Chữ ký giám khảo 1 Chữ ký giám khảo 2 Số phách A. PHẦN TRẮC NGHIỆM - 6 điểm. Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : Câu 1: a/ 1,5 giờ = giờ phút A. 1 giờ 2 phút B. 1giờ 5 phút C. 1giờ 30 phút D. 1giờ 50 phút b/ Năm 2014 thuộc thế kỉ mấy ? A. 12 B. 19 C. 20 D. 21 Câu 2 : Hình thang ABCD có độ dài hai đáy 6dm và 4dm, chiều cao 3dm. Diện tích hình thang ABCD là : A. 15 dm2 B. 30 dm2 C. 36 dm2 D. 72 dm2 Câu 3 : Chu vi hình tròn có đường kính d = 3 dm là : A. 9,42 dm B. 18,84 dm C. 28,26 dm D. 6,14 dm Câu 4 : 13,8 m3 = dm3. A. 1380 dm3 B. 13800 dm3 C. 138 dm3 D. 13008 dm3 Câu 5 : a/ Một ô tô đi trong 3 giờ với vận tốc 45km/giờ. Quãng đường ô tô đi được là: A. 15 km B. 48 km C. 42 km D. 135 km b/ Một người đi xe máy đi trong 3 giờ được 105 km. Vận tốc của người đi xe máy là: A. 35 km B. 315 km C. 102 km D. 108 km Câu 6. (1 điểm) Diện tích của tam giác bên là: A. 18cm2 4,5cm B. 9cm2 4cm C. 8,5cm2 B. PHẦN TỰ LUẬN- 4 điểm. Câu 1 (1 điểm). Đặt tính và tính. a) 6 năm 10 tháng + 7năm 8 tháng b) 25, 8 phút : 6 Câu 2 (1 điểm). Tìm X a) X 100 = 1,643 + 7,357 b) 0,16 : X = 1,6 Câu 3 (2 điểm). Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật (không có nắp như hình vẽ). Tính: a) Diện tích kính dùng để làm bể cá? b) Tính thể tích nước trong bể? (Biết nước đầy bể và độ dày kính không đáng kể). 9 dm 7 dm 12dm KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013-2014 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN Môn : Toán lớp 5 ------------------------ I. Phần trắc nghiệm 6 điểm. Câu 1 : ( 1 điểm ) Trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm a/ C : 1 giờ 30 phút b/ D : 21 Câu 2 : ( 1 điểm ) A : 15 dm2 Câu 3 : ( 1 điểm) A : 9,42 dm Câu 4 : ( 1 điểm) B : 13800 dm2 Câu 5 : ( 1 điểm) Trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm a/ D : 135 km b/ A : 35 km Câu 6 : ( 1 điểm ) C. 8,5cm2 I. Phần tự luận (4 điểm). Câu 1. Làm đúng mỗi ý được 0,5 điểm a) 6 năm 10 tháng + 7năm 8 tháng b) 25, 8 phút : 6 6 năm 10 tháng 25, 8 phút 6 + 1 8 4, 3 giờ 7 năm 8 tháng 0 13 năm 18 tháng Hay 14 năm 6 tháng Câu 2. Làm đúng mỗi phần được 0,5 điểm a) X x 100 = 1,643 + 7,357 b) 0,16 : X = 1,6 X x 100 = 9 X = 0,16 : 1,6 X = 9 : 100 X = 0,1 X = 0,09 Câu 3: (2 điểm) Bài giải a) Diện tích xung quanh bể cá đó là: 38 x 9 = 342 (dm2) Diện tích đáy bể cá đó là: 12 x 7 = 84 (dm2) (1 điểm) Diện tích kính dùng để làm bể cá là: 342 + 84 = 426 (dm2) Thể tích nước trong bể cá đó là: 12 x 7 x 9 = 756 (dm3) (0, 5 điểm) 0,5 (điểm) Đáp số: a) 426dm2 kính b) 756 dm3 nước
File đính kèm:
- BO DE KTDK GKIILOP 5.doc