Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống (Có đáp án)

docx8 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 17/05/2024 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 
Ngày kiểm tra
Sĩ số
9
Lớp 8A:

Lớp 8B:

Lớp 8C:

Lớp 8D:


Tiết 9:
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
 Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA
1. Kiến thức:
- Học sinh củng cố lại một số nội dung kiến thức cơ bản đã học sau khi học xong các bài: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam; Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc; Lao động cần cù, sáng tạo
- Đánh giá được khả năng nhận thức của các em từ đó đưa ra phương hướng dạy học cho phù hợp.
 2. Năng lực
- Kiểm tra, đánh giá kĩ năng của học sinh đối với bộ môn GDCD nhằm rèn luyện tư duy trong nhận thức và hành động, biết phân tích, đánh giá, liên hệ, biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử sao cho phù hợp với các giá trị đạo đức xã hội.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày bài viết, đặc biệt là kĩ năng thực hành, tư duy trắc nghiệm khách quan, vận dụng các vấn đề đã học vào trong thực tiễn cuộc sống phù hợp với lứa tuổi, hình thành hành vi và thói quen phù hợp với những giá trị đã học, giúp học sinh có sự thống nhất giữa nhận thức và hành vi.
3. Phẩm chất
- Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về các giá trị đạo đức.
- Hình thành và phát triển ở học sinh những tình cảm, niềm tin, biết yêu cái tốt, cái đẹp; không đồng tình với các hành vi, việc làm tiêu cực.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Trắc nghiệm khách quan + Tự luận
III. BẢNG MA TRẬN VÀ ĐẶC TẢ
KHUNG MA TRẬN 
TT

Mạch nội dung
Nội dung
kiến thức
Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tỉ lệ
 Tổng điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL

1

Giáo dục đạo đức
Bài 1: Tự hào truyền thống dân tộc Việt Nam
5



1
5
1
3,25
Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

5



 

1
 

5
1

3,25
Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
6

 

 
0,5
 
0,5
6
1
3,5
Tổng
16,5
0,5
1,5
0,5
16
3
10 điểm
Tỉ lệ %
50%
10%
30%
10%
40
60
Tỉ lệ chung
60
40
100

BẢNG ĐẶC TẢ 
TT

Mạch nội dung
Nội dung kiến thức
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận 
biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1

Giáo dục đạo đức
Bài 1: Tự hào truyền thống dân tộc Việt Nam
Nhận biết:
- Nêu được một số truyền thống dân tộc Việt Nam 
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
- Xác định được các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam 
Thông hiểu:
- Hiểu được việc làm thể hiện tự hào về truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương
- Đánh giá được,thái độ,hành vi của bản thân và người kháctrong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Vận dụng:
- Qua tình huống cụ thể, chỉ ra được các cách giải quyết đúng thể hiện biết giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương bằng những việc làm cụ thể phù hợp.
- Xác định được trách nhiệm của bản thân với tư cách công dân cần có những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống dân tộc Việt Nam
Vận dụng cao:
- Đồng tình, ủng hộ hoặc nhắc nhở, khích lệ, giúp đỡ người khác thực hiện hành vi phù hợp để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
- Áp dụng được những giá trị to lớn mà truyền thống tốt đẹp quê hương mang lại thành những việc làm thiết thực mang lại lợi ích chính đáng cho bản thân, gia đình và quê hương

5 TN
1 TL



2

Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Nhận biết:
- Những việ làm, hành vi liên quan đến tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.
- Ý nghĩa nhân văn của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc đối với cuộc sống của cá nhân và xã hội.
Thông hiểu:
- Thấy được giá trị của tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
- Đánh giá được thái độ, hành vi của bản thân và người khác là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc 
- Phân tích được một số tình huống đơn giản trong đời sống thể hiện sự tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc với người khác
Vận dụng:
Phát hiện và chỉ ra được các hiện tượng, việc làm, hành vi đúng đắn thể hiện sự tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc 
Thực hiện được những hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ giữa con người với con ngườ từ đó biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng thể hiện quan tâm, cảm thông và chia sẻ với ngườikhác
Vận dụng cao:
Đồng tình, ủng hộ người khác thực hiện hành vi phù hợp thể hiện sự tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc 
5 TN
0,5 TL
0,5 TL

3

Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
Nhận biết:
Nêu được các biểu hiện lao động cần cù, sáng tạo 
Thông hiểu:
Giải thích được vì sao phải lao động cần cù, sáng tạo 
Vận dụng:
 Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa lao động cần cù, sáng tạo trong
học tập để khắc phục hạn chế này.
Vận dụng cao: 
Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực
- Giải quyết được tình huống đưa ra
6 TN

0,5 TL
0,5 TL
Tổng

16 câu
TNKQ
1 câu TL
0,5 câu TL
1 câu TL
0,5 câu TL
Tỉ lệ %

60%
10%
20%
10%
Tỉ lệ chung

70%
30%

NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Khoanh tròn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (4,0đ)
Câu 1: Việc làm nào chưa biết tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
A.Giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy là truyền thống của dân tộc Việt Nam.
B.Những hoạt động văn hoá, nghệ thuật, lễ hội truyền thống của quê hương là một phần của truyền thống dân tộc Việt Nam..
C. Tự hào về tổ tiên, dòng họ, gia đình của mình chính là tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
D. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là vô cùng quý giá nên cần phải giữ gìn cẩn thận và hạn chế việc tuyên truyền, quảng bá.
Câu 2: Em không tán thành quan điểm nào dưới đây?
A. Truyền thống dân tộc là những giá trị tốt đẹp, quý giá của đất nước
B. Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới có được bản sắc riêng
C. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào với bạn bè thế giới
D. Trong thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa.
Câu 3: Thái độ, hành vi nào thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
A. Lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử
B. Không tham gia các lễ hội do địa phương tổ chức
C. Kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ
D. Không tham gia lao động vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ của xa do nhà trường tổ chức
Câu 4: Theo em đâu là truyền thống dân tộc Việt Nam
A. Hát Sọong cô của dân tộc Sán dìu
B. Hội chùa Thiện Kế mùng 6 tết âm lịch
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo
D. Lễ hội trung thu Tuyên Quang
Câu 5: Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc
A. Thiếu ý thức học tập
B. Tham gia lễ kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ
C. Không học tiếng của dân tộc mình
D. Chê trang phục dân tộc mình xấu
Câu 6: Theo em việc làm nào nên làm.
A. Tỏ thái độ hoặc hành động kì thị, phân biệt giữa các dân tộc, các nền văn hóa, các vùng, miền,
B. Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
C. Tiếp thu một cách rập khuôn, máy móc; sao chép nguyên bản, không có sự chọn lọc các yếu tố văn hóa bên ngoài.
D. Ủng hộ các hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
Câu 7: Theo em việc làm nào không nên làm:
A. Khép kín, không chịu tiếp thu thành tựu văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác.
B. Tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán,... của các dân tộc;
C. Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc mình;
D. Tích cực quảng bá, giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, đất nước và con người của dân tộc mình.
Câu 8: Em đồng tình với việc làm nào dưới đây
A. Mọi dân tộc đều có cái hay, cái đẹp để học
B. Chỉ nên tôn trọng học hỏi các dân tộc giàu có
C. Chỉ xem nghệ thuật Việt Nam không xem nghệ thuật nước ngoài
D. Không tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hóa của các dân tộc khác
Câu 9: Em đồng ý với việc làm nào dưới đây
A. Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh.
B. Học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam.
C. Không tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới
D. Chỉ xem phim, xem truyện của nước ngoài, không xem phim, xem truyện của Việt Nam.
Câu 10: Em đồng ý với việc làm nào dưới đây
A. Chỉ dùng hàng ngoại, chê hàng của Việt Nam
B. Dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng nước ngoài.
C. Không xem nghệ thuật dân tộc của Việt Nam.
D. Không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác
Câu 11: Biểu hiện lao động cần cù và sáng tạo:
A. Tự giác học tập, làm bài tập.
B. Thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường.
C. + Thiếu trách nhiệm với bản thân xã hội, gia đình.
D. Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.
Câu 12: Biểu hiện chưa lao động cần cù và sáng tạo:
A. Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.
B. Ngại khó, ngại khổ.
C. Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động.
D. Lười suy nghĩ, gặp chăng hay chớ.
Câu 13: Biểu hiện nào không phù hợp
A. Tự ngồi vào bàn học không cần cha mẹ nhắc nhở.
B. Tự lập kế hoạch học tập sau khi tổ trưởng nhắc nhở.
C. Thường xuyên giúp đỡ cha mẹ trong công việc nhà.
D. Thường xuyên để cha mẹ nhắc nhở về học tập.
Câu 14: Việc làm nào phù hợp.
A. Học tập sa sút , yếu , kém
B. Làm phiền cha mẹ, thầy cô
C. Dễ nản chí.
D. Không trốn học, bỏ học.
Câu 15 : Việc làm thể hiện lao động cần cù
A. Tự học bài và làm bài tập, tự giác ôn bài và soạn bài.
B. Tự quét lớp, tắt đèn quạt khi đã học xong.
C. Học tập không tiến bộ.
D. Không tự giác chấp hành nội quy trường lớp.
Câu 16 : Việc làm thể hiện lao động sáng tạo 
A. Biết nhìn nhận, phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.
B. Làm theo những cái có sẵn, làm cho có chứ không tìm hiểu thêm
C. Không chịu tìm tòi, suy nghĩ, chép sách giải
D. Chỉ áp dụng những cái cũ, lạc hậu,..
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0đ)
Câu 1 (2 điểm): Nêu cách giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam
Câu 2 (2 điểm): Ý nghĩa của việc tôn trong sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới? Lấy 2 ví dụ thể hiện việc tôn trong sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?
Câu 3 (2 điểm): Em có đồng ý với ý kiến: Cần cù có thể rèn luyện được còn sáng tạo thì không vì đó là tố chất trí tuệ, bẩm sinh di truyền mà có. Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao?
HƯỚNG DẪN CHẤM 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đ/A
D
D
C
C
B
B
A
A
B
B
C
C
D
D
A
A

Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
- Mỗi người cần tìm hiểu, tôn trọng, giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc bằng những việc làm cụ thể và phù hợp như:
+ Tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động; 
+ Đoàn kết với mọi người và giúp đỡ nhau trong cuộc sống; 
+ Tích cực vận động bạn bè, người thân tham gia hoạt động cộng đồng, tuyên truyền, chia sẻ quảng bá các giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc VN với bàn bè quốc tế;...
+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của DT.
1 điểm
1 điểm
Câu 2
(2,0 điểm)
- Tôn trong sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới tạo cơ hội để chúng ta có thêm hiểu biết tiếp thu những tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác, làm phong phú thêm những giá trị của dân tộc mình, củng cố niềm tin, sự đồng cảm, hòa hợp và tăng cường tình hữu nghị, hòa bình, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới
- Lấy ví dụ: .....
1 điểm
1 điểm
Câu3
(2,0 điểm)
- Không tán thành.
- Vì sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện, tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới. Tất nhiên tố trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng nhưng không phải là tất cả.
0,5 điểm
1,5 điểm

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_sach_k.docx