Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Trung Thành (Có đáp án)

docx9 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 17/05/2024 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Trung Thành (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
TRƯỜNG TH&THCS TRUNG THÀNH
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút

TT

Chương / Chủ đề
Nội dung / Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% 
điểm
Nhận biết
(TNKQ)
Thông hiểu
(TL)
Vận dụng
(TL)
Vận dụng cao
(TL)
Phân môn Lịch sử
1
Chương 1.
Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI
Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
2


1
10 
Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành qan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
1
1


17,5
Chủ đề: Các cuộc phát kiến địa lý
1



2,5
Bài 3. Phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo
2



5,0
2
Chương 2.
Trung Quốc và Ấn Độ thời Trung đại
Bài 4. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
2

1

15
Tỉ lệ
20%
15%
10%
5,0 %
50%
Phân môn Địa lý
1
Chương 












Tỉ lệ
20%
15%
10%
5%
50%
Tổng hợp chung
40%
30%
20%
10%
100%
PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
TRƯỜNG TH&THCS TRUNG THÀNH
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút

TT
Chương / Chủ đề
Nội dung /
Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Mức độ KTĐG theo yêu cầu cần đạt
Nhận biết
(TN)
Thông hiểu
(TL)
Vận dụng
(TL)
Vận dụng cao (TL)
Phân môn Lịch sử
1
Chương 1.
Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI
Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
Nhận biết
– Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
– Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
Thông hiểu
– Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo
Vận dụng
– Chứng minh được nhận định "Thành thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại".
– Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.
Vận dụng cao
– Tìm hiểu được một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại còn được bảo tồn, giữ gìn và phát triển đến ngày nay.

2



1
Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành qan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Nhận biết
– Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
– Trình bày được sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
Thông hiểu
– Xác định được những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu.
– Xác định được cuộc phát kiến địa lí nào là quan trọng nhất và giải thích được lí do.
Vận dụng
– Sử dụng lược đồ hoặc bản đồ, giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.
Vận dụng cao
– Tìm hiểu được việc Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của CNTD phương Tây.

1*

1*


Chủ đề: Các cuộc phát kiến địa lý
Nhận biết
– Nêu được ý nghĩa (tác động) của 2 cuộc phát kiến địa lí của Colombus và Magellan.
Thông hiểu
– Giải thích được nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa lí.
– Mô tả được các cuộc đại phát kiến địa lí: Christopher Colombus tìm ra châu Mỹ (1492 – 1502), cuộc thám hiểm của Ferdinand Magellan vòng quanh Trái Đất (1519 – 1522).
Vận dụng
– Phân tích được tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử.
– Đánh giá được công lao của Christopher Colombus và Ferdinand Magellan.

1



Bài 3. Phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo
Nhận biết
– Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hoá Phục hưng.
– Nêu được nguyên nhân của phong trào cải cách tôn giáo.
– Nêu được ý nghĩa và tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu.
Thông hiểu
– Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế – xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.
– Mô tả khái quát được nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo.
– Giải thích được nguyên nhân của phong trào cải cách tôn giáo.
Vận dụng
– Nhận xét được ý nghĩa và tác động của phong trào văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.
Vận dụng cao
– Giới thiệu được một công trình / tác phẩm / nhà văn hóa thời Phục hưng ấn tượng nhất.

2*



2
Chương 2.
Trung Quốc và Ấn Độ thời Trung đại
Bài 4. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Nhận biết
– Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
Thông hiểu
– Mô tả được sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh.
– Giới thiệu được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, Sử học, Kiến trúc,...).
– Giải thích (chứng minh) được thời Đường là thời kì thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Vận dụng
– Nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, Sử học, Kiến trúc,...).
– Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh).
Vận dụng cao
– Kể tên được các triều đại phong kiến Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX.

2


1

Tỉ lệ %
20
15
10
5
Phân môn Đại lý
1














Tỉ lệ %
20
15
10
5
Tổng hợp chung
40%
30%
20%
10%

PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Đề chính thức
TRƯỜNG TH&THCS TRUNG THÀNH
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề kiểm tra gồm có 04 trang
 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 điểm)
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
	Hãy lựa chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái (A/B/C/D) đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì ?
	A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.
	B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng,...
	C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
	D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa.	
Câu 2. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là:
A. Địa chủ và nông dân.
B. Chủ nô và nô lệ.
C. Lãnh chúa và nông nô.
D. Lãnh chúa và nông dân tự do.
Câu 3. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những giai cấp cơ bản nào ? 
A. Lãnh chúa và nông nô. 
B. Địa chủ và nông dân tá điền. 
C. Quý tộc và công nhân.
D. Tư sản và vô sản. 
Câu 4. Ý nào dưới đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV ? 
	A. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển. 
	B. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
	C. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức. 
	D. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến. 
Câu 5. Hệ tư tưởng của chế độ phong kiến châu Âu là gì ?
A. Phật giáo
B. Ki-tô giáo
C. Hồi giáo
D. Ấn Độ giáo
Câu 6. Phong trào cải cách tôn giáo có tác động như thế nào đến đạo Ki-tô ? 
	A. Không có tác động gì đến đạo Ki-tô.
	B. Làm sụp đổ hoàn toàn đạo Ki-tô.
	C. Củng cố nền thống trị của đạo Ki-tô đối với xã hội.
	D. Dẫn tới sự phân hóa thành hai giáo phái là Cựu giáo và Tân giáo.
Câu 7. Triều đại nào được coi là triều đại phát triển thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc ?
A. Nhà Đường. 
B. Nhà Tống. 
 C. Nhà Minh. 
D. Nhà Thanh.
Câu 8. Thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là:
A. ca múa.
B. tiểu thuyết.
C. thơ.
D. kịch nói.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) 
	Theo em, cuộc phát kiến địa lí nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
Câu 2. (1,0 điểm) 
	Hãy lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh).
Câu 3. (0,5 điểm) 
	Cho biết một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại (các thành phố cổ, trường đại học, ) còn được bảo tồn, giữ gìn và phát triển đến ngày nay ?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ (5,0 điểm)
Hết
PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC
TRƯỜNG TH&THCS TRUNG THÀNH 
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn : Lịch sử và Địa lý - Lớp 7
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 điểm)
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
D
B
B
D
A
C
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu
Nội dung cần đạt
Biểu điểm
1
(1,5 điểm)
Học sinh trình bày quan điểm cá nhân (về một cuộc phát kiến địa lý). Sau đây là một số gợi ý:
Ý kiến 1: Cuộc phát kiến địa lý của Ph. Ma-gien-lăng là quan trọng nhất, vì: 
– Đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới (dài nhất: 3 năm). 
– Thông qua cuộc phát kiến này:
+ Đã chứng minh được trên thực tế rằng: trái đất hình tròn; góp phần làm sụp đổ các tư tưởng triết học bảo thủ, sai lầm của giáo hội Thiên Chúa.
+ Quá trình hoàn thành bản đồ thế giới được thúc đẩy từ đó tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến tiếp theo.
Ý kiến 2: Cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô là quan trọng nhất, vì với cuộc phát kiến này, một lục địa mới đã được phát hiện – đó là châu Mĩ.
Ý kiến 3: Cuộc phát kiến địa lí của Va-xcô-đơ Ga-ma là quan trọng nhất, vì: cuộc phát kiến này tìm ra con đường hàng hải kết nối phương Tây với phương Đông (đến được Ấn Độ).
1,5
2
(1,0 điểm)
Học sinh có thể lập sơ đồ bằng nhiều hình thức khác nhau, song phải hướng đến trục thời gian sau: 
Nhà Đường (618-907) -> Nhà Tống (960-1279) -> Nhà Nguyên (1271-1368) -> Nhà Minh (1368-1644) -> Nhà Thanh (1644-1911)
Ví dụ:
 
1,0
3
(0,5 điểm)
Học sinh liệt kê được một số dấu ấn tiêu biểu của các thành thị trung đại còn được bảo tồn, giữ gìn và phát triển đến ngày nay. Sau đây là một số gợi ý: 
Một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị Trung đại:
– Các thành phố: Phi-ren-xê (Italia), Bru-ge (Vương quốc Bỉ)
– Các trường đại học: Bô-lô-nha (Italia), O-xphớt (Anh), Xooc-bon (Pháp)
0,5
A. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ (5,0 điểm)

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_lich_su_va_dia_li_lop_7_nam_ho.docx