Đề kiểm tra giữa học kỳ I Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Lương Tài

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ I Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Lương Tài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Lương Tài BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Lớp: 3......	NĂM HỌC: 2013 - 2014
Họ và tên:...................................................	MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3
 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian đọc thành tiếng và giao đề )
Điểm
Đọc: 
Viết:
TB:
Giáo viên coi thi
.
Giáo viên chấm thi
I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn của các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) 
Bài tập làm văn
 1. Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?” 
 Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”
 2. Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi.
 Tôi nhìn sang Liu- xi- a, thấy bạn đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhớ có lần tôi giặt bít tất của mình, bèn viết thêm: “Em còn giặt bít tất.”
 3. Nhưng chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp: “Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần.” Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn của mình:”Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn để mẹ đỡ vất vả.”
 Mấy hôm sau, sáng chủ nhật, mẹ bảo tôi:
 - Cô- li- a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!
Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.
 Theo PI- VÔ- NA- RÔ- VA
* Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: 
a) Vì sao Cô- li- a thấy khó viết bài tập làm văn?
A. Vì Cô- li- a không nhớ mình đã làm những việc gì giúp mẹ.
B. Vì nhà Cô- li- a chẳng có việc gì để làm.
C. Vì Cô- li- a rất ít khi giúp mẹ những công việc ở nhà.
b) Cô- li- a đã làm cách gì để bài viết dài ra?
A. Cô- li- a nhìn bài của bạn để chép vào bài của mình.
B. Cô- li- a viết thêm vào bài những việc mình ít khi làm và những việc mình chưa làm.
C. Cả hai cách đã nêu ở câu trả lời A và B.
Câu 2: Câu chuyện này giúp em hiểu ra điều gì?
A. Phải tự giặt quần áo của mình.
B. Làm văn thì cần phải viết dài.
C. Lời nói phải đi đôi với việc làm.
Câu 3: Những sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ:
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”. Là:
A. ngôi sao- mẹ.	B. những ngôi sao thức- mẹ thức.	C. chẳng bằng
Câu 4: Câu “Tiếng nước chảy róc rách bên khe.” thuộc kiểu câu nào?
	A. Ai (cái gì, con gì) là gì?	
B. Ai (cái gì, con gì) làm gì?	
C. Ai (cái gì, con gì) thế nào? 
Câu 5: Trong những từ sau, từ nào viết sai chính tả?
A. dóc rách.	B. rộn ràng.	 C. giao thừa 	D. rán cá
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả: (Nghe - viết) – 15 phút
a) Bài viết: Ông ngoại (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I, trang 35)
2. Tập làm văn: (5 điểm) -25 phút 
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học.
Gợi ý:
Đó là một ngày thế nào?Ai dẫn em tới trường?
Đến trường em thấy cảnh trường thế nào?
Điều gì em còn nhớ rất rõ trong buổi học đó?
Em nghĩ gì về buổi học đó?
Ý kiến của phụ huynh học sinh
......
......
......
......
......
BIỂU ĐIỂM CHẤM TIẾNG VIỆT 3
I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu a: C
Câu b: B
C
A
C
A
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả: (Nghe - viết) – 15 phút
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 
điểm.
- Mỗi lỗi sai (sai chữ, thiếu chữ, thừa chữ): trừ 0,5 điểm.
- Trình bày chưa đẹp, chữ viết chưa đúng tỉ lệ, bẩn: trừ tối đa 0,5 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (5 điểm) 
* Đoạn văn đảm bảo được các yêu cầu sau được 5 điểm:
­ Viết được đoạn văn đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn đúng yêu cầu 
đã học; độ dài bài viết khoảng từ 5­7 câu.
­ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
­ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
* Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 
4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
10 ; 201 ; 120 ; 102 ; 111.

File đính kèm:

  • docKTGKI TOAN 3.doc