Đề kiểm tra giữa học kỳ II- Khối 11 Năm học 2010-2011 Môn: Ngữ Văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ II- Khối 11 Năm học 2010-2011 Môn: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Ngô tất tố Đề kiểm tra giữa học kỳ II- Khối 11 Đề số 1 Năm học 2010-2011 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên học sinh: …………………………Lớp ………Số báo danh…………Phòng thi…….. Câu 1(2 điểm): Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si;… ( Vội vàng- Xuân Diệu) Câu 2(1 điểm): Phân tích nghĩa tình thái trong câu sau: “ Quả nhiên, họ nói có sai đâu!”. ( Chí Phèo- Nam Cao) Câu 3( 7 điểm): Anh (chị) hãy trình bày cảm nhận của mình về đoạn thơ sau: “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.” ( Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử) ------------------------------Hết----------------------------------- Trường THPT Ngô tất tố Đề kiểm tra giữa học kỳ II- Khối 11 Đề số 2 Năm học 2010-2011 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên học sinh: …………………………Lớp ………Số báo danh…………Phòng thi…….. Câu 1(2 điểm): Chỉ ra và phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.” ( Vội vàng- Xuân Diệu) Câu 2(1 điểm): Phân tích nghĩa sự việc trong câu sau: “ Quả nhiên, họ nói có sai đâu!”. ( Chí Phèo- Nam Cao) Câu 3( 7 điểm): Anh (chị) hãy trình bày cảm nhận của mình về đoạn thơ sau: “ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng” ( Tràng giang- Huy Cận) ------------------------------Hết----------------------------------- Trường THPT Ngô tất tố Đáp án chấm kiểm tra giữa học kỳ II- Khối 11 Năm học 2010-2011 Môn: Ngữ văn Đề số 1 Câu 1: Học sinh chỉ ra được một trong các biện pháp nghệ thuật sau: Nghệ thuật điệp ngữ “này đây”- Tác dụng nhấn mạnh thái độ hồ hởi, vồ vập, háo hức của thi sĩ khi phát hiện ra những vẻ đẹp của cuộc sống trần thế. Nghệ thuật nhân hóa- Tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp kì diệu, quyến rũ và đầy tình tứ của thiên nhiên tạo vật qua cái nhìn rạo rực, đắm say, ngây ngất của nhà thơ. Câu 2: Nghĩa tình thái được thể hiện qua từ “ quả nhiên, đâu”- Qua thực tế khẳng định sự việc họ nói không sai và bác bỏ ý kiến cho rằng họ nói sai. Câu 3: Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau: Hiểu biết về chung tác giả Hàn Mặc Tử và tác phẩm “ Đây thôn Vĩ Dạ”. Câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ mang nhiều ý nghĩa Vẻ đẹp của cảnh sắc thôn Vĩ hiện lên trong hồi ức của nhà thơ tượng trưng cho cuộc sống tinh khôi, tươi mát ngoài đời đang vẫy gọi. Tình yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ thể hiện qua đoạn thơ. Đề số 2 Câu 1: Học sinh chỉ ra được biện pháp nghệ thuật sau: Nghệ thuật điệp ngữ “Tôi muốn.." Tác dụng nhấn mạnh ước muốn táo bạo của thi sĩ- muốn tắt nắng, buộcgió, muốn chế ngự thiên nhiên, đoạt quyền tạo hóa để níu giữ vẻ đẹp của cuộc sống, hương sắc của cuộc đời. Câu 2: Nghĩa sự việc “ họ nói có sai đâu”- Qua thực tế khẳng định sự việc họ nói không sai và bác bỏ ý kiến cho rằng họ nói sai. Câu 3: Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau: Hiểu biết về chung tác giả Huy Cận và tác phẩm “ Tràng giang”. Tứ thơ cổ điển và những từ láy đặc sắc thể hiện nỗi sầu triền miên trong lòng người trước hình ảnh một con thuyền gác mái xuôi theo dòng nước trên một dòng sông mênh mang vô định. Những hình ảnh đối lập trong hai câu cuối khắc sâu hơn nỗi buồn trong lòng người với cảm giác lẻ loi, đơn côi của con người trước vũ trụ rộng lớn .
File đính kèm:
- de thi giua ki II NTT.doc