Đề kiểm tra giữa học kỳ II năm học : 2007-2008 môn : ngữ văn – 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ II năm học : 2007-2008 môn : ngữ văn – 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT Q.NINH KIỀU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG NĂM HỌC : 2007-2008 === e f === MÔN : NGỮ VĂN – 7 ĐỀ A Thời gian làm bài : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề ) Điểm bằng số Điểm bằng chữ Họ tên và chữ ký Số phách Giám khảo 1: :……………………………………… ……………………………………… Giám khảo 2: :……………………………………… ……………………………………… I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 ĐIỂM) Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng nhất : “Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. […] Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. […] Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. (Ngữ văn-7, tập 2) Phần trích trên thuộc văn bản nào ? A. Đức tính giản dị của Bác Hồ. B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt. D. Ý nghĩa văn chương. 2. Phần trích trên của tác giả nào ? A. Hoài Thanh. B. Hồ Chí Minh. C. Phạm Văn Đồng. D. Đặng Thai Mai. 3. Văn bản trên có nội dung gì ? A. Quan niệm về nguồn gốc của văn chương. B. Quan niệm về nhiệm vụ của văn chương. C. Quan niệm về ý nghĩa của văn chương. D. Quan niệm về vị trí của văn chương. 4. Theo tác giả, văn chương có nguồn gốc từ đâu ? A. Cuộc sống lao động của loài người. B. Tình yêu lao động của con người. C. Do lực lượng thần thánh tạo ra. D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. 5. Dòng nào nói đúng công dụng của văn chương theo ý kiến của tác giả ? A. Văn chương giúp cho cuộc đấu tranh xã hội, làm thay đổi hiện thực. B. Văn chương giúp cho con người có tình cảm và lòng vị tha. C. Văn chương là loại hình giải trí của loài người. D. Văn chương dự báo những điều xảy ra trong tương lai. 6. Văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt chính nào ? A. Nghị luận. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Miêu tả. 7. Từ “cốt yếu” trong câu:“Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.”Được dùng với ý nghĩa gì khi nói về nguồn gốc văn chương? A. Tất cả. B. Cái chính, cái quan trọng nhất. C. Đa số. D. Một phần. 8. Vì sao tác giả lại nói “Văn chương sáng tạo ra cuộc sống.” ? A. Vì cuộc sống trong văn chương hoàn toàn khác với cuộc sống ngoài đời. B. Vì cuộc sống được nhà văn tạo ra trong văn chương luôn đẹp hơn cuộc sống ngoài đời. C. Vì văn chương có thể dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống chưa có hoặc cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực ở tương lai. D. Vì văn chương làm cho con người muốn thoát ly với cuộc sống. 9. Câu văn: “Người ta kể cuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình.” thuộc kiểu câu gì ? A. Chủ động. B. Câu đặc biệt C. Câu rút gọn. D. Câu bị động. 10. Câu đặc biệt là gì ? A. Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ. B. Là loại câu cấu tạo theo mô hình đặc biệt. C. Là loại câu chỉ có chủ ngữ. D. Là loại câu chỉ có vị ngữ. 11. Vai trò của phần mở bài trong bài văn nghị luận là gì ? A. Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội. B. Giới thiệu các luận điểm sẽ triển khai trong phần thân bài. C. Nêu phạm vi dẫn chứng. D. Nêu tính chất của bài văn. 12. Trạng ngữ trong câu ca dao sau thuộc loại trạng ngữ nào ? Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây. A. Chỉ thời gian. B. Chỉ nơi chốn. C. Chỉ nguyên nhân. D. Chỉ cách thức. II. PHẦN TỰ LUẬN : (7ĐIỂM) Ghi lại 2 câu tục ngữ về thiên nhiên & lao động sản xuất ; 2 câu tục ngữ về con người & xã hội.(2đ). Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. (5đ) BÀI LÀM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………. Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng. KỲ THI GIỮA HỌC KỲ II Quận Ninh Kiều - Cần Thơ. Năm học 2007-2008 -----cd----- -----dc----- Đ Ề A HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI- MÔN NGỮ VĂN 7. =====cd===== I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : 3 điểm, mỗi câu 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D A C D B A B C D A B B II. PHẦN TỰ LUẬN : 7 điểm. Học sinh nêu đầy đủ 02 câu tục ngữ về thiên nhiên & lao động sản xuất (1đ, mỗi câu 0,5đ). Và nêu đầy đủ 02 câu tục ngữ về con người & xã hội (1đ, mỗi câu 0,5đ) Chứng minh câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. (5đ) Mở bài: (1đ) Khái quát ý nghĩa câu tục ngữ: nếu cần cù, chăm chỉ, có tính kiên trì, nhẫn nại thì sẽ đạt kết quả tốt trong mọi công việc. Dẫn câu tục ngữ. Thân bài: (3đ) + Giải thích sơ lược nghĩa đen: thanh sắt cứng rắn tưởng như không thể mài mòn thành cây kim bé nhỏ, nhưng nếu kiên nhẫn mài mãi rồi cũng có lúc sắt trở nên kim. Từ đó khái quát thành nghĩa bóng: nếu trong mọi việc, dù khó khăn đến đâu, ta vẫn kiên trì, nhẫn nại thực hiện thì cũng có lúc sẽ thành công ¨ câu tục ngữ hoàn toàn đúng (1đ) + Chứng minh trong lịch sử dựng nước & giữ nước của cha ông từ xưa đến nay. (0,5đ) + Chứng minh trong lao động sản xuất . (0,5đ) + Chứng minh trong học tập. (0,5đ) + Rút ra bài học bản thân. (0,5đ) Kết bài: (1đ) Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ & ý nghĩa của nó. F Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý cơ bản, tổ chấm cần trao đổi, bàn bạc kỹ để thống nhất cách đánh giá, cho điểm. Cần vận dụng linh hoạt, cẩn thận, không nên máy móc, đại khái. Chú ý trân trọng, chắt chiu mọi cố gắng, tìm tòi, sáng tạo của HS. ---------- PHÒNG GD-ĐT Q.NINH KIỀU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG NĂM HỌC : 2007-2008 === e f === MÔN : NGỮ VĂN – 7 ĐỀ B Thời gian làm bài : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề ) Điểm bằng số Điểm bằng chữ Họ tên và chữ ký Số phách Giám khảo 1: :……………………………………… ……………………………………… Giám khảo 2: :……………………………………… ……………………………………… I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 ĐIỂM) HS khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng nhất. Những nhận xét nào sau đây không đúng với tục ngữ ? Là một thể loại văn học dân gian. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh. Là kho tàng kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. Là những câu nói giải bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân. Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ? A. Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã C. Ruộng cả ao liền D. Tấc đất, tấc vàng 3. Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng gnhĩa với câu: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo bão lụt” ? A. Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa. B. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa. C. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước D. Mối cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới. 4.Câu tục ngữ nào có nội dung khác với các câu còn lại ? A. Đói cho sạch, rách cho thơm. B. Giấy rách phải giữ lấy lề. C. Đói ăn vụng, túng làm càn. D. Tốt danh hơn lành áo. 5. Dòng nào không đúng với câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” ? A. “cây” là hình ảnh ẩn dụ chỉ con người. B. “non, hòn núi cao”là những ẩn dụ để chỉ việc lớn trong đời sống. C. Câu tục ngữ khuyến khích việc trồng rừng. D. Câu tục ngữ khẳng định sức mạnh đoàn kết 6. Câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng – Ngày tháng mười chưa cười đã tối” thuộc chủ đề nào ? A. Lao động sản xuất. B. Thiên nhiên. C. Thời tiết. D. Xã hội & con người. 7. Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” đồng nghĩa với câu tục ngữ nào sau đây ? A. Chết trong hơn sống đục. B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. C. Uống nước nhớ nguồn. D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 8. Trong các câu tục ngữ sau, có mấy câu rút gọn ? + Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. + Người ta là hoa của đất. + Tấc đất, tấc vàng. + Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa. A. Một câu. B. Hai câu. C. Ba câu. D. Bốn câu. 9. Câu văn sau có thên trạng ngữ chỉ gì: Muốn có kết quả tốt, em phải học tập chăm chỉ ? A. Chỉ thời gian. B. Chỉ mục đích. C. Chỉ nguyên nhân. D. Chỉ cách thức. 10. Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động ? A. Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. B. Cả một xóm nhà đã bị lũ cuốn phăng. C. Nó bị mẹ mắng. D. Một bức tranh lớn được treo giữa vách tường phòng khách. 11. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.” Là đoạn trình bày điều gì trong văn nghị luận ? A. Luận cứ. B. Luận chứng. C. Lập luận. D. Luận điểm. 12. Đề bài nào sau đây là đề văn nghị luận ? A. Hãy viết bài văn miêu tả lớp học của em. B. Hãy viết bài văn kể lại kỷ niệm đáng nhớ. C. Hãy viết bài văn tường thuật tiết học tốt. D. Hãy viết bài văn bàn về tình bạn đúng đắn. II. PHẦN TỰ LUẬN : (7 ĐIỂM) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 5 câu, trong đó có sử dụng câu đặc biệt & câu bị động. (2đ) Hãy chứng minh câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (sáng). (5đ) BÀI LÀM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….... ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng. KỲ THI GIỮA HỌC KỲ II Quận Ninh Kiều - Cần Thơ. Năm học 2007-2008 -----cd----- -----dc----- Đ Ề B HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI- MÔN NGỮ VĂN 7. =====cd===== I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : 3 điểm, mỗi câu 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D C D C C B A B B A D D II. PHẦN TỰ LUẬN : 7 điểm. 1. Yêu cầu HS viết được đoạn văn ngắn với nội dung cụ thể trong đó có sử dụng câu đặc biệt (1đ) và câu bị động (1đ) Chứng minh câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” Mở bài: (1đ) Khái quát về hoàn cảnh, môi trường sống luôn có ảnh hưởng đến con người. Nên phải biết cách chọn bạn mà chơi. Dẫn câu tục ngữ. Thân bài: (3đ) + Giải thích nghĩa đen: mực màu đen dễ để lại vết dơ khi bị vây ra ngoài (ngày xưa dùng mực Tàu, có màu đen), đèn luôn tỏa ra ánh sáng để soi sáng mọi vật chung quanh. Từ đó, suy ra nghĩa bóng: gần với cái xấu sẽ bị lây nhiễm thói xấu, gần gũi cái tốt sẽ học và làm theo những điều tốt g câu tục ngữ hoàn toàn đúng (1đ) + Chứng minh trong cuộc sống ngoài xã hội .(0,5đ) + Chứng minh trong học tập. (0,5đ) + Mở rộng ý nghĩa câu tục ngữ: có những người sống trong hoàn cảnh xấu nhưng vẫn bản lĩnh, làm chủ bản thân nên không bị nhiễm thói xấu. Có người sống trong hoàn cảnh tốt đẹp vẫn bị những thói hư tật xấu chi phối. (0,5đ) + Rút ra bài học bản thân. (0,5đ) Kết bài: (1đ) Khẳng định giá trị của câu tục ngữ đối với mọi người. (1đ) F Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý cơ bản, tổ chấm cần trao đổi, bàn bạc kỹ để thống nhất cách đánh giá, cho điểm. Cần vận dụng linh hoạt, cẩn thận, không nên máy móc, đại khái. Chú ý trân trọng, chắt chiu mọi cố gắng, tìm tòi, sáng tạo của HS. ----------
File đính kèm:
- DE THI VAN 7 GIUA KY 2.doc