Đề kiểm tra giữa học kỳ II trường THCS Huỳnh Thúc Kháng năm học : 2007-2008 Môn : ngữ văn – 6

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ II trường THCS Huỳnh Thúc Kháng năm học : 2007-2008 Môn : ngữ văn – 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT Q.NINH KIỀU 	 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG	NĂM HỌC : 2007-2008
	 === e f ===	 MÔN : NGỮ VĂN – 6
 ĐỀ A
	 Thời gian làm bài : 90 phút
	 ( Không kể thời gian phát đề )
	
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Họ tên và chữ ký
Số phách


Giám khảo 1: :………………………………………
………………………………………
Giám khảo 2: :………………………………………
………………………………………


I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 ĐIỂM)
	Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng 
 nhất :
	“ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng
 Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai 
 hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh
 hùng vĩ.”
	 (Ngữ văn-6, tập 2)
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?
A. Sông nước Cà Mau.	B. Vượt thác.
C. Bài học đường đời đầu tiên.	D. Bức tranh của em gái tôi.
	2. Tác giả của đoạn trích trên là ai ?
	A. Võ Quảng.	B. Tạ Duy Anh.
	C. Tô Hoài.	D. Đoàn Giỏi.
	3. Đoạn trích trên đã miêu tả đối tượng nào ?
	A. Thác nước.	B. Con sông.
	C. Chiếc thuyền.	D. Dượng Hương Thư.
	4. Đoạn trích trên muốn làm nổi bật điều gì ?
	A. Cảnh vượt thác.	B. Cảnh chèo thuyền. 
	C. Vẻ đẹp của dượng Hương Thư khi vượt thác.	D. Vẻ đẹp của thác nước.
	5. Hình ảnh dượng Hương Thư được khắc họa như thế nào qua đoạn trích trên ?
	A. Dũng mãnh, oai phong, hào hùng.	B. Gan dạ, kiên cường, bất khuất.
	C. Dẻo dai, duyên dáng, mềm mại.	D. Thư thái, ung dung, từ tốn.
	6. Cảnh vượt thác diễn ra trên dòng sông nào ?
	A. Sông Thương.	B. Sông Thu Bồn.
	C. Sông Hồng. 	D. Sông Hương.
	7. Ai là người chỉ huy cuộc vượt thác ?
	A. Dượng Hương Thư.	B. Chú Hai.
	C. Người kể chuyện.	D. Tác giả.
	8. Người kể chuyện ở vị trí nào để miêu tả ?
	A. Đứng trên bờ nhìn thuyền vượt thác.	B. Ngồi trên thuyền cùng vượt thác.
	C. Đứng ở chân thác để quan sát.	D. Từ trên máy bay nhìn xuống.
	9. Giọng điệu của đoạn văn trên thế nào ?
	A. Gây cấn.	B. Nhẹ nhàng.
	C. Sôi nổi, mạnh mẽ.	D. Lo sợ.
	10. Có mấy phép so sánh được sử dụng trong đoạn trích ?
	A. Một	B. Hai.
	C. Ba.	D. Bốn
	
	11. Đoạn trích trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nổi bật ?
	A. Điệp từ.	B. Nhân hóa.
	C. Ẩn dụ.	D. So sánh.
	12. “Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.”, câu văn 
 trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
	A. Ẩn dụ.	B. Nhân hóa.
	C. So sánh.	D. Điệp ngữ.
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7 ĐIỂM)
Viết lại khổ thơ cuối của bài “Đêm nay Bác không ngủ”, cho biết ý chính của khổ thơ trên ? (2 điểm).
Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về. (5 điểm).

BÀI LÀM :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng.	 KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
 Q. Ninh Kiều – T.P Cần Thơ	 Năm học 2007-2008
	 e f	 e f

 ĐỀ A


HƯỚNG DẪN CHẤM 
MÔN: NGỮ VĂN – 6
---œ---


Phần trắc nghiệm (3 điểm, mỗi câu 0,25 đ):
	
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
A
D
C
A
B
A
B
B
C
D
B

Phần tự luận (7 điểm):

 	Câu 1: (2 điểm)
Viết đầy đủ khổ thơ cuối của bài “Đêm nay Bác không ngủ”, nêu tên tác giả: Minh Huệ.(1đ)
Nêu được ý chính: Tình yêu nước & suốt đời một lòng tận tụy lo cho dân, cho nước của vị lãnh tụ . (1đ).
Thiếu tên tác giả - 0,25đ, thiếu hoặc sai từ 1-2 câu thơ – 0,25đ.

	Câu 2 : (5đ)
Mở bài : (1đ) Giới thiệu cây hoa đào hay hoa mai vào dịp xuân về.
Thân bài : (3đ)
+ Tả cây hoa đào (hoa mai) theo trình tự hợp lý (từ gốc-thân-cành-lá-hoa…)
+ Hình ảnh cây hoa lúc trước Tết, cách chăm sóc.
+ Hình ảnh cây hoa khi chào đón xuân về : màu sắc, hình dáng, ý nghĩa.
Kết bài : (1đ) Nêu cảm nghĩ của em về cây hoa.



	F Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý cơ bản, tổ chấm cần trao đổi, bàn bạc kỹ để thống nhất 
	cách đánh giá, cho điểm. Cần vận dụng linh hoạt, cẩn thận, không nên máy móc, đại khái.
 	Chú ý trân trọng, chắt chiu mọi cố gắng, tìm tòi, sáng tạo của HS.



	-----–—-----










 PHÒNG GD-ĐT Q.NINH KIỀU 	 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG	NĂM HỌC : 2007-2008
	 === e f ===	 MÔN : NGỮ VĂN – 6
 ĐỀ B
	 Thời gian làm bài : 90 phút
	 ( Không kể thời gian phát đề )
	
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Họ tên và chữ ký
Số phách


Giám khảo 1: :………………………………………
………………………………………
Giám khảo 2: :………………………………………
………………………………………


I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 ĐIỂM)
	Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời 
 đúng nhất :
	 “Càng đổ dần về hướng Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.Trên trời thì xanh, dưới nước thì xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối […]. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.”
	( Ngữ văn - 6, tập 2)	 
Đoạn văn trên được viết theo phương thức chủ yếu nào ?
A. Biểu cảm.	B. Miêu tả.
C. Tự sự.	D. Nghị luận.
	2. Tác giả của đoạn văn trên là ai ?
	A. Võ Quảng.	B. Nguyễn Tuân
	C. Tô Hoài.	D. Đoàn Giỏi.
	3. Đoạn văn được trích từ tác phẩm nào ?
	A. Dế Mèn phiêu lưu ký.	B. Đất rừng phương Nam.
	C. Quê nội.	D. Đất phương Nam.
	4. Màu sắc nào được nói đến nhiều nhất ở đoạn trích trên?
	A. Xanh.	B. Trắng.
	C. Đen.	D. Hồng.
	5. Cảnh sông nước Cà Mau qua đoạn văn là một bức tranh như thế nào ?
	A. Duyên dáng và yểu điệu.
	B. Ghê gớm và dữ dội.
	C. Mênh mông và hùng vĩ.
	D. Dịu dàng và mềm mại.
	6. Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng mấy lần phép so sánh ?
	A. Một.	B. Hai.
	C. Ba.	D. Bốn.
	7. Nếu viết : “Càng đổ dần về hướng Cà Mau càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.”, thì
 câu văn mắc phải lỗi nào ?
	A. Thiếu chủ ngữ.	B. Thiếu vị ngữ.
	C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.	D. Sai về nghĩa.
	8. Từ nào dưới đây có thể điền vào chỗ dấu ngoặc đơn ( ) để câu văn “Trông hai bên bờ, rừng
 đước dựng lên ( ) như hai dãy trường thành vô tận.” trở thành câu đúng nghĩa ?
	A. mênh mông.	B. bao la.
	C. sừng sững.	D. bát ngát.
	9. Tìm biện pháp ẩn dụ trong các câu thơ sau :
	A. Chú bé loắt choắt 	B. Ngày Huế đổ máu
	 Cái sắc xinh xinh.	 Chú Hà Nội về
	C. Về thăm nhà Bác làng Sen	D. Cái chân thoăn thoắt
	 Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. 	 Cái đầu nghênh nghênh.
	10. Tìm biện pháp nhân hóa trong các câu thơ sau :
	A. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi	B. Cày đồng đang buổi ban trư
	 Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.	 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
	C. Bóng Bác cao lồng lộng	D. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
	 Ấm hơn ngọn lửa hồng.	 Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
	11. Tìm phó từ trong câu văn sau : Thế là mùa xuân mong ước đã đến.
	A. Thế là	B. mùa xuân
	C. đã	D. đến
	12. Đoạn văn trên thuộc kiểu văn miêu tả gì ?
	A. Miêu tả cảnh thiên nhiên.	B. Tả người.
	C. Miêu tả cảnh sinh hoạt.	D.Tả sự việc.
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7ĐIỂM)
1. Viết một đoạn văn miêu tả, trong đó có sử dụng phép nhân hóa và so sánh, đề tài tự 
 chọn (2đ)
2. Hãy tả lại một cảnh sinh hoạt ở trường em. (5đ)
BÀI LÀM :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng.	 KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
 Q. Ninh Kiều – T.P Cần Thơ	 Năm học 2007-2008
	 e f	 e f

 ĐỀ B


HƯỚNG DẪN CHẤM 
MÔN: NGỮ VĂN – 6
---œ---


Phần trắc nghiệm (3 điểm, mỗi câu 0,25 đ):
	
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
 D
B
A
C
D
A
C
C
D
C
A

Phần tự luận (7 điểm):

 	Câu 1: (2 điểm) HS tự viết một đoạn văn miêu tả có dử dụng phép so sánh (1đ), nhân hóa (1đ).
	Câu 2: (5 điểm)
Mở bài: (1đ) Giới thiệu cảnh sinh hoạt đó là gì ? diễn ra vào lúc nào, dịp nào ở trường em
 (có thể là SHDC, sinh hoạt các ngày lễ, sinh hoạt đoàn thể, sinh hoạt ngoại 
 khóa …).
Thân bài: (3đ)
+ Khái quát về buổi sinh hoạt (0,5đ)
+ Tả quang cảnh xung quanh (cảnh quan, người tham dự) (1đ)
+ Tả chi tiết về cảnh sinh hoạt. (1đ)
+ Ý nghĩa của buổi sinh hoạt đó. (0,5đ)
Kết bài: (1đ) Nêu cảm nghĩ của em về buổi sinh hoạt.

	



	F Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý cơ bản, tổ chấm cần trao đổi, bàn bạc kỹ để thống nhất 
	cách đánh giá, cho điểm. Cần vận dụng linh hoạt, cẩn thận, không nên máy móc, đại khái.
 	Chú ý trân trọng, chắt chiu mọi cố gắng, tìm tòi, sáng tạo của HS.



	-----–—-----





File đính kèm:

  • docDE THI VAN 6 GIUA KY 2.doc