Đề kiểm tra giữa học kỳ Inăm học : 2007-2008 môn : ngữ văn – 6

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ Inăm học : 2007-2008 môn : ngữ văn – 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT Q.NINH KIỀU 	 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG	NĂM HỌC : 2007-2008
	 === e f ===	 MÔN : NGỮ VĂN – 6
 ĐỀ CHÍNH THỨC
	 Thời gian làm bài : 90 phút
	 ( Không kể thời gian phát đề )
	
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Họ tên và chữ ký
Số phách


Giám khảo 1: :………………………………………
………………………………………
Giám khảo 2: :………………………………………
………………………………………


I. TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm )
	Học sinh khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng nhất.( mỗi câu 0,25 đ)
1. Truyền thuyết là :
	A. Một loại truyện kể dân gian có nhiều chi tiết hoang đường, kỳ ảo hấp dẫn người đọc.
	B. Một loại truyện kể về các sự kiện lịch sử & các nhân vật lịch sử thời quá khứ, có thái độ của
	 nhân dân.
	C. Một loại truyện kể lại một cách nghệ thuật về hiện thực cuộc sống của nhân dân ta.
D. Một loại truyện kể dân gian kể về các sự kiện & nhân vật lịch sử theo cách đánh giá của 
 nhân dân, có chi tiết kỳ ảo.
2. Dòng nào sau đây nêu đầy đủ nhất nội dung & ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên” ?
	A. Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
	B. Giải thích nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
	C. Ca ngợi truyền thống đoàn kết anh em của tất cả các dân tộc Việt Nam.
	D. Giải thích sự hình thành nước Văn Lang & triều đại Hùng Vương.
3. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ? (Bánh chưng, bánh giầy)
	A. Đất nước yên ổn, vua đã già nên muốn truyền ngôi.
	B. Các người con muốn lên ngôi thay cha.
	C. Vua đã già muốn được nghỉ ngơi.
	D. Có ngoại xâm, vua đã già không đánh được giặc nên muốn truyền ngôi.
4. Từ là gì ?
	A. Là tiếng có một âm tiết.
	B. Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
	C. Là các từ đơn & từ ghép.
	D. Là các từ ghép & từ láy.
5. Các từ: bánh chưng, bánh giầy, nem công, chả phượng, sơn hào, hải vị thuộc loại từ nào ?
	A. Từ đơn	C. Từ ghép
	B. Từ láy	D. Vừa từ ghép vừa từ láy.
 6. Truyện “Thánh Gióng” thuộc phương thức biểu đạt nào ?
	A. Miêu tả	C. Tự sự
	B. Biểu cảm	D. Nghị luận
7. Trong các chi tiết sau, chi tiết nào là chi tiết kỳ ảo ?
	A. Bà lão đặt chân lên vết chân lạ liền mang thai.
	B. Bà sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô.
	C. Đứa trẻ lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười.
	D. Bà con làng xóm góp gạo nuôi cậu bé.


8. Dòng nào sau đây nói đúng về truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” ?
	A. Truyền thuyết ca ngợi công lao dựng nước, chế ngự thiên tai của các vua Hùng.
	B. Thần thoại kể về các vị thần & cuộc chiến tranh giữa họ.
	C. Cổ tích giải thích nguồn gốc hiện tượng bão lụt.
	D. Truyền thuyết giới thiệu thần núi & thần nước.
9. Đâu là yếu tố có thể lược bỏ khi kể về nhân vật tự sự ?
	A. Gọi tên, đặt tên.	C. Giới thiệu lai lịch, tài năng.
	B. Kể việc làm.	D. Miêu tả hình dáng, chân dung.
10. Đâu là sự việc khởi đầu trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” ?
	A. Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng đến cầu hôn.
	B. Vua Hùng muốn kén cho con gái một người chồng.
	C. Vua Hùng ra điều kiện chọn con rể.
	D. Vua Hùng cho Sơn Tinh đón con gái về núi.
11. Hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm từ khi nào ?
	A. Trước khi Lê Lợi khởi nghĩa.	C. Khi Lê Thận kéo lưới được lưỡi gươm.
	B. Khi Lê lợi trả gươm lại cho Rùa Vàng.	D. Khi Lê Lợi nhận được chuôi gươm nạm ngọc.
12. Chi tiết nào làm nên kết thúc có hậu của truyện “Thạch Sanh” ?
	A. Thạch Sanh cứu được công chúa khỏi tay đại bàng.
	B. Thạch Sanh lấy được công chúa.
	C. Quân sĩ 18 nước chư hầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh.
	D. Vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.
13. Nhân vật chính trong truyện “Em bé thông minh” thuộc kiểu nhân vật nào ?
	A. Nhân vật dũng sĩ.	C. Nhân vật bất hạnh được phù trợ.
	B. Nhân vật thông minh.	D. Nhân vật ngốc nghếch gặp may.
14. Sự thông minh của em bé được thể hiện qua hình thức thử thách nào ?(Em bé thông minh)
	A Chiến đấu với quái vật.	C. Lập các kỳ tích.
	B. Trả lời câu đố.	D. Cư xử nhanh nhẹn.
15. Tìm và viết lại một số nghĩa chuyển của các từ sau : 
	A. Chân: ………………………………………………………………………………………………
	B. Mặt: ………………………………………………………………………………………………..
16. Cho các từ: tưng bừng, bừng bừng, sôi nổi, sôi động, em hãy chọn một từ thích hợp để điền vào 
 cả hai chỗ trống trong đoạn văn sau : 
	Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ………………... nhất kinh kỳ, chưa bao giờ
	và chưa ở đâu có một lễ cưới …………………..như thế.
II. TỰ LUẬN : ( 6 điểm )
	Hãy kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em.

BÀI LÀM :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (07-08) – NGỮ VĂN 6.

I. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm :(4 điểm)
	Mỗi câu 0,25 điểm.
	1. B	6. C	11. B	
	2 .B	7. A	12. D	
	3. A	8. A	13. B	
	4. B	9. D	14. B	
	5. C	10. B	16. tưng bừng	
	15. chân bàn, chân trời, chân núi,mặt biển, mặt đất, mặt ghế,..

II. Đáp án bài tự luận : (6 điểm)

Mở bài :(1 đ)
	+ Giới thiệu được câu truyện muốn kể thuộc loại truyện nào (cổ tích hay truyền thuyết).
	+ Tên truyện, khái quát được nội dung, ý nghĩa của truyện .
Thân bài : (4 đ)
	+ Kể theo đúng trình tự các diễn biến sự việc, tập trung vào các sự việc chính.
	+ Nêu đầy đủ các sự việc: mở đầu, cao trào, kết thúc một cách hợp lý.
	+ Nêu được tên các nhân vật chính. Cả nhân vật phụ nếu cần thiết.
	+ Vận dụng sáng tạo lời văn của chính mình, có thể thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Kết bài : (1 đ)
	+ Nêu được ý nghĩa câu truyện.
	+ Cảm nghĩ của bản thân hay liên hệ thực tế.



	Trên đây chỉ là gợi ý, khi chấm thực tế thì bài làm của học sinh sẽ rất đa dạng. Giáo viên có thể tùy theo khả năng kể sáng tạo của học sinh mà chấm cho phù hợp. Truyện kể phải bảo đảm yêu cầu là :
	+ Kể chính xác các diễn biến sự việc, không chấp nhận kể sai sự việc hoặc kể lệch sự việc .
	+ Không kể lại theo nguyên văn trong sách hoàn toàn.
	Giáo viên cần chú ý trân trọng những sáng tạo của học sinh, nếu các em chỉ kể theo kiểu lược thuật các sự việc chính (tóm tắt truyện) thì chỉ cho điểm ở mức trung bình. 
	Chú ý các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết, bố cục, hình thức trình bày. Nếu sai quá 10 lỗi phải trừ điểm (từ 0,25 – 0,5) tùy mức độ sai của các em.














 PHÒNG GD-ĐT Q.NINH KIỀU 	 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG	NĂM HỌC : 2007-2008
	 === e f ===	 MÔN : NGỮ VĂN – 9
 ĐỀ CHÍNH THỨC
	 Thời gian làm bài : 90 phút
	 ( Không kể thời gian phát đề )
	
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Họ tên và chữ ký
Số phách


Giám khảo 1: :………………………………………
………………………………………
Giám khảo 2: :………………………………………
………………………………………


I. TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm )
	Học sinh khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng nhất.( mỗi câu 0,25 )
1. Ai là tác giả của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” ?
	A. Phan Đình Diệu. 	C. Nguyễn Khắc Viện.
	B. Lê Anh Trà.	D. Phạm Văn Đồng.
2. Để có được vốn tri thức văn hóa sâu rộng, Bác Hồ đã : (Phong cách Hồ Chí Minh)
	A. Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
	B. Qua công việc, qua lao động mà học hỏi.
	C. Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
	D. Cả 3 phương án trên.
3. Gác-xi-a Mác-két là tác giả của văn bản nào ?
	A. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.	C. Bàn về phép học.
	B. Vịnh Hạ Long đá và nước.	D. Mất rồi.
4. Nghĩa của từ “dịch hạch” trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” được hiểu ra sao ?
 	A. Bệnh lây nguy hiểm do một loại vi khuẩn từ bọ chét đã mắc bệnh truyền sang người.
	B. Khi thành dịch lây rất nhanh đe dọa tính mạng nhiều người.
	C. Là cách nói ẩn dụ “dịch hạch” hạt nhân: vũ khí hạt nhân đe dọa loài người như nguy cơ bệnh 
	 dịch hạch.
	D. Là căn bệnh không có thuốc chữa, làm chết nhiều người ở các nước nghèo trên thế giới.
5. Trong văn nghị luận, người ta thường dùng các phép lập luận nào ?
	A. Chứng minh, giải thích, suy lý.	C. Suy lý, giải thích, thuyết minh.
	B. Suy lý, dẫn chứng, thuyết minh.	D. Chứng minh, phân tích, dẫn chứng.
6. Phần “Sự thách thức” của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ 
 em” trình bày vấn đề gì ?
A.Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế đẩy mạnh việc bảo vệ và
 chăm sóc trẻ em.
B.Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống cực khổ trên nhiều mặt, về tình trạng rơi vào 
 hiểm họa của trẻ em trên thế giới hiện nay.
C. Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn & phát triển của
 trẻ em. 
D. Lên án chiến tranh xâm lược khiến trẻ em trở thành nạn nhân.
7. Nghĩa của từ “hiểm họa” là :
	A. Tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tai họa nghiêm trọng.
	B. Xâm chiếm đất đai của nước khác, sáp nhập vào lãnh thổ của mình.
	C. Lánh đi nơi khác thật xa để khỏi bị những hiểm họa, đe dọa do chiến tranh hoặc khủng bố gây ra.
	D. Cắt giảm bớt những chi phí trong lĩnh vực quân sự.
8. “Truyền Kỳ mạn lục” được viết bằng :
	A. Chữ Nôm	C. Chữ Quốc Ngữ
	B. Chữ Hán	D. Vừa chữ Nôm, vừa chữ Hán.
9. Giá trị nội dung của “Chuyện người con gái Nam Xương” là :
	A. Kể về cái chết oan ức của Vũ Nương, tố cáo chế độ phong kiến bất công đối với người phụ nữ.
	B. Kẻ về một gia đình hạnh phúc, hòa thuận.
	C. Kể về một người vợ không chung thủy khi chồng đi xa.
	D. Kể về cuộc chiến tranh phi nghĩa.
10. Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan hầu cận trong phủ được miêu tả thông 
 qua những cảnh và những việc như thế nào ?(Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)
A. Tìm mua trong dân gian những vật quý hiếm.
B. Xây dựng nhiều cung điện, đền đài liên tục ở các nơi để thỏa ý thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp.
C. Những cuộc dạo chơi ở Tây Hồ diễn ra cách vài năm một lần.
D. Cho nhân dân cùng vui chơi với chúa.
11. Hình tượng anh hùng Nguyễn Huệ được miêu tả như thế nào qua trích đoạn hồi thứ 14 (Hoàng Lê nhất thống chí) ?
	A. Quyết đoán trước những biến cố lớn, nhìn xa trông rộng.
	B. Mạnh dạn tuyên chiến với giặc Thanh, không sợ chúng sang báo thù.
	C. Kiên quyết sa thải những người không biết sử dụng mưu lược cầm binh.
	D. Luôn đi sau đốc thúc quân sĩ tiến lên.
12. Ý chính đoạn trích “Cảnh ngày xuân”(Truyện Kiều-Nguyễn Du) là gì ?
	A. Miêu tả cảnh mùa xuân.	C. Miêu tả chị em Kiều.
	B. Miêu tả cảnh lễ hội mùa xuân.	D. Tả cảnh chị em Kiều đi chơi xuân trong tiết 
	 thanh minh.
13. Trong các đoạn trích sau đây, đoạn trích nào thể hiện nổi bật về nghệ thuật tả tâm trạng 
 nhân vật ? 
	A. Chị em Thúy Kiều.	C. Cảnh ngày xuân.
	B. Kiều ở lầu Ngưng Bích.	D. Mã Giám Sinh mua Kiều.
14. Tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích là :
	A. Buồn nhớ, lo sợ cho tương lai mờ mịt.	C. Thoải mái khi ngồi một mình ngắm cảnh.
	B. Muốn được đi xa như cánh buồm.	D. Sợ hãi vì tiếng sóng vỗ bờ quá mạnh. 
15. Chọn từ thích hợp điền vào hai câu sau (0,5 đ)
	A. Đồng nghĩa với “ cứu cánh” là :…………………………………………………………………..
	B. Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là :……………………………………………………………….
16. Viết tiếp câu sau (0,5 đ)
	+ Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị ………………………………………………………………………..
II. TỰ LUẬN : (6 điểm)
	Kể lại một giấc mơ, trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.

BÀI LÀM :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (07-08)- NGỮ VĂN 9

I. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm : (mỗi câu 0,25 đ)

	1. B	6. B	11. A
	2. D	7. A	12. D
	3. A	8. B	13. B
	4. C	9. A	14. A
 	5. A	10. A	15. nâng đỡ, láu táu
	16. …những khái niệm về khoa học-công nghệ, thường có trong các văn bản KH-CN.

II. Đáp án bài tự luận : (6 điểm)

Mở bài : (1 đ)
	+ Giới thiệu được giấc mơ xảy ra trong hoàn cảnh nào.
+ Người thân gặp trong giấc mơ là ai ? ( tên, mối quan hệ với người kể), khái quát mức độ thân thiết,và tình cảm của em dành cho người thân đó.
Thân bài : (4 đ)
	+ Nêu cụ thể hoàn cảnh nào khiến em có được giấc mơ đó và gặp người thân ra sao.
	+ Những diễn biến của giấc mơ.
	+ Sự việc nổi bật trong mơ mà em nhớ nhất.
	+ Giấc mơ kết thúc như thế nào.
Kết bài : (1 đ)
	 Nêu tâm trạng, suy nghĩ của em về người thân đã gặp trong mơ.
	



+Trên đây chỉ là gợi ý khi chấm bài, tùy tình hình làm bài cụ thể của HS mà GV có hướng chấm phù hợp hơn.
+Khi làm bài có thể HS không theo trình tự của dàn bài đã gợi ý, miễn HS làm đúng thể loại văn tự sự và trình bày các diễn biến một cách hợp lý là được.
+Chú ý yêu cầu của bài viết là phải có xen yếu tố miêu tả, nếu HS chỉ đơn thuần kể việc thì chỉ chấm ở thang điểm trung bình.
+Chú ý các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, hình thức trình bày, bố cục, chữ viết,…Nếu sai quá 10 lỗi thì trừ điểm ( 0,25-0,5 đ ), tùy theo mức độ sai của HS.


	 










 PHÒNG GD-ĐT Q.NINH KIỀU 	 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG	NĂM HỌC : 2007-2008
	 === e f ===	 MÔN : NGỮ VĂN – 7
 ĐỀ CHÍNH THỨC
	 Thời gian làm bài : 90 phút
	 ( Không kể thời gian phát đề )
	
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Họ tên và chữ ký
Số phách


Giám khảo 1: :………………………………………
………………………………………
Giám khảo 2: :………………………………………
………………………………………


I. TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm )
	Học sinh khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng nhất.( mỗi câu 0,25 )
1.Người bố trong văn bản “Mẹ tôi” viết thư cho con với mục đích gì ?
	A. Khuyên nhủ con.	C. Bảo con xin lỗi mẹ.
	B. Chê trách con.	D. Giáo dục con sửa lỗi vì đã vô lễ với mẹ.
2. Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn đề cập đến những quyền gì 
 của trẻ em ?
	A. Quyền được đi học.	C. Quyền được chăm sóc nuôi dưỡng.
	B. Quyền được vui chơi, giải trí.	D. Quyền được có gia đình, có cha mẹ.
3. Tính liên kết trong văn bản là gì ?
	A. Câu đúng ngữ pháp.
	B. Các câu, đoạn phải thống nhất.
	C. Nội dung các câu, đoạn phải thống nhất, gắn bó chặt chẽ.
	D. Ý nghĩa các câu phải mạch lạc.
4. Trong các từ sau: sông núi, tác giả, nhà thơ, tân binh, chiến thắng, số đông, có mấy từ ghép 
 thuần Việt ?
	A. 1 từ.	C. 3 từ.
	B. 2 từ.	D. 4 từ.
5. Trong các từ sau: tóc tai, nấu nướng, lấp ló, lơ lửng, tươi tốt, học hỏi, có mấy từ láy ?
	A. 1 từ.	C. 3 từ.
	B. 2 từ.	D. 4 từ.
6. Bài thơ “Sông núi nước Nam” thuộc thể thơ gì ?
	A. Ngũ ngôn tứ tuyệt.	C. Lục bát.
	B. Thất ngôn tứ tuyệt.	D. Song thất lục bát.
7. Bài thơ “Bánh trôi nước” của tác giả nào ?
	A. Nguyễn Trãi.	C. Hồ Xuân Hương.
	B. Nguyễn Khuyến.	D. Bà Huyện Thanh Quan.
8. Trong các văn bản sau đây, văn bản nào là đoạn trích ?
	A. Sông núi nước Nam.	C. Bài ca Côn Sơn.
	B. Phò giá về kinh.	D. Bánh trôi nước.
9. Cách ví âm thanh tiếng suối của Nguyễn Trãi (Bài ca Côn Sơn) và Bác Hồ (Cảnh khuya) có gì 
 giống nhau ?
	A. Sử dụng biện pháp ẩn dụ.	C. Đều so sánh với âm nhạc.
	B. Nghe suối chảy trong đêm thanh vắng.	D. Ngắm trăng nghe suối chảy.
10. Nhận xét nào sau đây đúng với đại từ ?
	A. Là từ dùng để gọi tên người, sự vật, hiện tượng.
	B. Là từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,…hoặc dùng để hỏi.
	C. Là từ dùng để gọi tên hoạt động, tính chất.
	D. Là từ dùng để biểu thị cảm xúc.
11. Bài ca dao về xứ Huế có nội dung chính là gì ?
	A. Đường vào xứ Huế vòng vèo, khó đi.
	B. Đường vào xứ Huế phải vượt qua non, nước rất vất vả.
	C. Xứ Huế đẹp như tranh, ai yêu Huế xin mời vào với Huế.
	D. Xứ Huế ai muốn đến cũng dược.
12. Đoạn thơ “Sau phút chia ly” viết theo phương thức biểu đạt nào ?
	A. Tự sự.	C. Nghị luận.
	B. Biểu cảm.	D. Miêu tả.
13. Nội dung chính của đoạn thơ “Sau phút chia ly” là gì ?
	A. Nói lên nỗi sầu chia ly của người chinh phụ, lên án chiến tranh phi nghĩa.
	B. Oán ghét chế độ phong kiến.
	C. Chỉ muốn cùng chồng ra chiến trường.
	D. Nỗi sầu thương đến không thiết trang điểm.
14. Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” được viết theo thể thơ gì ?
	A. Song thất lục bát.	C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
	B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.	D. Thất ngôn bát cú Đường luật.
15. Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành từ ghép đẳng lập.

A
B
hoa
cỏ
rau
ăn
trâu
quả
làm
ngựa

16. Em hãy điền vào chỗ trống những chi tiết miêu tả cảnh Đèo Ngang trong bài thơ “Qua Đèo 
 Ngang”của Bà Huyện Thanh Quan.
Thời điểm …………………………………………………………………………………
Cảnh vật…………………………………………………………………………………...
Con người …………………………………………………………………………………
Âm thanh ………………………………………………………………………………….
II. TỰ LUẬN : (6 điểm)
	Hãy tả một cảnh đẹp ở quê em.

BÀI LÀM :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….


ĐÁP ÁN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (07-08)- NGỮ VĂN 7

I. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm : (mỗi câu 0,25 đ)

	1. D	6. B	11. C
	2. D	7. C	12. B
	3. C	8. C	13. A
	4. C	9. C	14. C
 	5. B	10. B	15. hoa quả, rau cỏ,
	 Trâu ngựa, làm ăn.
	16. A : chiều tà
	 B : trời, non, nước bao la.
	 C : cô đơn, hoài cổ.
	 D : tiếng chim cuốc, chim đa đa.

II. Đáp án bài tự luận : (6 điểm)

Mở bài : (1 đ)
	+ Giới thiệu được cảnh đẹp quê em là cảnh gì ( thiên nhiên hay nhân tạo).
	+ Khái quát cảm xúc của em về thắng cảnh đó.
Thân bài : (4 đ)
	+ Nêu được vị trí, nguồn gốc hoặc hoàn cảnh ra đời của thắng cảnh.
	+ Miêu tả cụ thể vẻ đẹp của cảnh theo trình tự hợp lý, nêu được những nét đặc sắc của cảnh.
	+ Ý nghĩa, giá trị của cảnh đối với đời sống văn hóa của mọi người, của quê hương em.
	+ Liên hệ thực tế về nhiệm vụ công dân đối với các thắng cảnh của đất nước.
Kết bài : (1 đ)
	Cảm nghĩ của bản thân đối với cảnh đẹp quê mình.
 



	+ Trên đây chỉ là những gợi ý, GV có thể dựa vào tình hình làm bài cụ thể của HS mà có thang điểm phù hợp. Chú ý cách làm của HS phải đúng thể loại văn biểu cảm. Đó là những cảm xúc chân thành, đẹp đẽ về quê hương, đất nước. 
	+ Những bài làm thiếu cảm xúc, chỉ miêu tả sơ sài hay chung chung về cảnh thì không đạt yêu cầu. HS phải chọn thắng cảnh đúng với thực tế, cảnh phải tiêu biểu, có thực ở một địa phương nào đó mà HS muốn nói đến.
	+ Lưu ý những bài có cảm xúc tốt đẹp, nêu được những nét đặc sắc của cảnh một cách chính xác, hợp lý. Những bài chỉ miêu tả đơn thuần, thiếu biểu cảm chỉ cho điểm trung bình.
	+ Không sai quá nhiều ( hơn 10 lỗi) về các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, hình thức thể hiện, bố cục, chữ viết,…Sai quá 10 lỗi có thể tùy mức độ cụ thể mà trừ từ 0,25 – 0,5 điểm.

File đính kèm:

  • docTHI GIUA HK1 679.doc
Đề thi liên quan