Đề kiểm tra giữa kì I Khoa học tự nhiên 8 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa kì I Khoa học tự nhiên 8 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 KNTT Cho biết khối lượng nguyên tử: H = 1; O = 16 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Câu 1. Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì? A. Chỉ cần dùng một bình chia độ B. Chỉ cần dùng một lực kế C. Chỉ cần dùng một cái cân D. Cần dùng một cái cân và bình chia độ Câu 2. Ampe kế dùng để làm gì A. Đo hiệu điện thế B. Đo cường độ dòng điện C. Đo chiều dòng điện D. Kiểm tra xem có điện hay không Câu 3. Khối lượng mol phân tử nước là: A. 18 g/mol B. 10 g/mol C. 16 g/mol D. 9 g/mol Câu 4. Một tầu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1165000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng: A. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang. B. Tàu đang từ từ nổi lên. C. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang. D. Tàu đang lặn xuống. Câu 5. Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá? A. Vitamin. B. Ion khoáng. C. Carbohydrat. D. Nước Câu 6. Hệ vận động có chức năng: A. giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường. B. bảo vệ, duy trì hình dạng và vận động cơ thể. C. lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường. D. giúp cơ thể đứng thẳng Câu 7. Mol là gì? A. Bằng 6.1023 B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học C. Là khối lượng ban đầu của chất đó D. Là lượng chất có chứa NA (6,022.1023 ) nguyên tử hoặc phân tử chất đó Câu 8. Dụng cụ thí nghiệm nào dùng để lấy dung dịch hóa chất lỏng? A. Ống hút nhỏ giọt. B. Bình tam giác. C. Ống nghiệm. D. Kẹp gỗ. Câu 9. Hệ bài tiết gồm những cơ quan nào dưới đây? A. Thị giác, thính giác. B. Tim và mạch máu. C. Cơ, xương, khớp. D. Phổi, thận, da. Câu 10. Một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Moment của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy được đo bằng A. tích của tốc độ góc và lực tác dụng. B. tích của lực tác dụng với cánh tay đòn. C. thương của lực tác dụng với cánh tay đòn. D. thương của lực tác dụng với tốc độ góc. Câu 11. Dùng nước mưa đun sôi để nguội làm nước uống, lâu ngày thấy trong ấm có những cặn trắng. Biết rằng trong nước mưa có chứa nhiều muối calcium hydrogen carbonate. Muối này dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra calcium carbonate (là chất kết tủa trắng), khí carbon dioxide và nước. Hãy cho biết dấu hiệu có phản ứng xảy ra khi đun nước sôi rồi để nguội A. Do để nguội nước. B. Do tạo thành chất kết tủa trắng calcium carbonate. C. Do tạo thành nước. D. Do đun sôi nước. Câu 12. Enzyme pepsin trong dịch vị có vai trò A. biến đổi một phần tinh bột chín thành đường maltose. B. vận chuyển các chất dinh dưỡng qua thành các lông ruột. C. lên men và cô đặc chất bã tạo thành phân. D. biến đổi một phần protein trong thức ăn. Câu 13. Cơ quan nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hóa? A. Tuyến ruột. B. Dạ dày. C. Thực quản. D. Tá tràng. Câu 14. Khối lượng riêng của một chất cho biết A. khối lượng của một đơn vị độ dài chất đó. B. khối lượng của một đơn vị diện tích chất đó. C. khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. D. trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó. Câu 15. Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành chất nào sau đây: A. Glycerol và vitamin. B. Glycerol và acid amin. C. Nucleotit và acid amin. D. Glycerol và acid béo. Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh loãng xương là do: A. thiếu calcium và phosphorus. B. tư thế hoạt động không đúng trong thời gian dài. C. mang vác vật nặng thường xuyên. D. tai nạn hay còi xương. Câu 17. Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, thỏi còn lại nhúng vào dầu? Thỏi nào chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes lơn hơn? Vì sao? A. Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước. B. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên hai thỏi là như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm chỗ trong chất lỏng một thể tích như nhau. C. Thỏi đồng ở trong nước chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes lớn hơn vì trọng lượng của nước lơn hơn trọng lượng của dầu. D. Thỏi đồng ở trong nước chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lơn hơn trọng lượng riêng của dầu. Câu 18. An toàn vệ sinh thực phẩm là: A. Giữ cho thực phẩm có hình thức phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. B. Đóng hộp thực phẩm bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. C. Giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc và biến chất. D. Giữ cho thực phẩm không bị nhiễm bẩn và đổi màu. Câu 19. Điền vào chỗ trống: “Các hoá chất được đựng trong chai hoặc lọ kín và có dán nhãn ghi thông tin đầy đủ, bao gồm tên, công thức, trọng lượng hoặc thể tích, ... , nhà sản xuất, cảnh bảo và điều kiện bảo quản. Các dụng dịch cần ghi rõ nồng độ của chất tan” A. độ tinh khiết B. nồng độ mol C. nồng độ chất tan D. hạn sử dụng Câu 20. Tại sao khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh mà không đóng mũ đinh vào? A. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên cùng với áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ đóng vào hơn. B. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng, đinh dễ đóng vào hơn. C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó đóng vào hơn. D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được. Câu 21: Sắp xếp theo thứ tự thường xuyên xuất hiện trong khẩu phần dinh dưỡng của người việt? A. Ngũ cốc => rau củ => trái cây => cá, thịt, sữa, => dầu mỡ => đường => muối B. Rau củ => trái cây => ngũ cốc => cá, thịt, sữa, => dầu mỡ => đường => muối C. Rau củ => trái cây => ngũ cốc => cá, thịt, sữa, => dầu mỡ => đường => muối D. Ngũ cốc => cá, thịt, sữa,=> rau củ => trái cây => dầu mỡ => đường => muối Câu 22. Phản ứng toả nhiệt là A. phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh. B. phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh. C. phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh. D. phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ. Câu 23. Đơn vị đo áp suất là: A. N/m2, Pa, atm, mmHg, Bar. B. N/m3, Pa, atm, mmHg, Bar. C. kg/m3, Pa, atm, mmHg, Bar. D. N, Pa, atm, mmHg, Bar. Câu 24. Ngẫu lực là hai lực song song A. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. B. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. C. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau. D. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau. Câu 25. Biến đổi vật lí là gì? A. Chuyển từ thể tích này sang thể tích khác. B. Chuyển từ chất này sang chất khác. C. Chuyển từ nồng độ này sang nồng độ khác. D. Chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Câu 26. Quan sát hình vẽ, cho biết tên của cơ quan tại vị trí số 7? A. Ruột già. B. Dạ dày. C. Tuỵ. D. Ruột non. Câu 27. Một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2x3x1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là D = 2750 kg/m3. Hỏi khối lượng của khối đá đó là: A. 2475 kg B. 24750 kg C. 2750 kg D. 275 kg Câu 28. Móc một vật vào lực kế, khi đặt ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Nhúng chìm vật hoàn toàn vào trong nước thì lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước d = 10000 N/m3. Thể tích của vật là A. 30 cm3 B. 396 cm3 C. 213 cm3 D. 183 cm3 Câu 29. Hút bớt không khí bên trong vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bép lại vì A. lực hút mạnh làm bẹp hộp. B. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển bên ngoài hộp lơn hơn làm vỏ hộp bị bẹp. C. khi hút mạnh làm yếu thành hộp nên hộp bị bẹp lại. D. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho vỏ hộp bị biến dạng. Câu 30. Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng của lực F. Tình huống nào sau đây, lực F sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật? A. Giá của lực F đi qua trục quay. B. Giá của lực F song song với trục quay. C. Giá của lực F có phương bất kì. D. Giá của lực F không song song và không đi qua trục quay. Câu 31. Hệ bài tiết gồm những cơ quan nào dưới đây? A. Phổi, thận, da. B. Thị giác, thính giác. C. Cơ, xương, khớp. D. Tim, mạch máu. B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM) Câu 32. (0,5đ) Phân biệt sự khác nhau giữa biến đổi vật lí và biến đổi hoá học. Lấy ví dụ. Câu 33. (0,5đ) Em hãy nêu cách tiến hành thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hoá học, khối lượng được bảo toàn? Câu 34. (0,5đ) Áp lực là gì? Nêu công thức tính áp suất tác dụng lên một bề mặt. Câu 35. (0,5đ) Từ muối Copper (II) sulfate CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, em hãy trình bày cách pha chế 75 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 2M? Câu 36. (0,5đ) Một thùng cao 90cm đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là d = 10 000 N/m3. Em hãy trình bày phương án chứng minh được áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ cao của cột chất lỏng. Câu 37. (0,5đ) Giải thích vì sao con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh Câu 38. (0,5đ) Treo một vật nhỏ vào một lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ F = 12N, nhưng khi nhúng chìm hoàn toàn vật trong nước thì lực kế chỉ F’ = 7N. Cho khối lượng riêng nước là 1000kg/m2. Tính thể tích và trọng lượng riêng của vật đó. Câu 39. (0,5đ) Từ những hiểu biết về vận động ở con người, em hãy nêu một số bệnh liên quan đến hệ vận động và đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh, tật liên quan đến hệ vận động ở lứa tuổi học đường.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_i_khoa_hoc_tu_nhien_8_sach_ket_noi_tri_t.docx