Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí Lớp 6 (Có đáp án)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa kì I môn Vật lí Lớp 6 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35. 36. KIỂM TRA GIỮA KÌ I Thời gian làm bài 90 phút I. Xác định mục tiêu 1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh sau đx tiếp thu kiến thức. Về khoa học tự nhiên 2. Năng lực: Giúp h/s hình thành và phát triển: + Năng lực tư duy và lập luận + Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực mô hình hoá + Năng lực giao tiếp Phẩm chất: + Rèn luyện tính trung thực khi làm bài kiểm tra. II. Ma trận Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Điểm trắc nghiệm 0,25 0,25 0,25 0,25 KHTN ( SINH HỌC) Nhận biết các lĩnh vực thuộc KHTN, chức năng các bộ phận của kính hiển vi. Cấu tạo, phân chia TB. Nhận biết cơ thể đơn bào, đa bào. Hiểu được cấu tạo, chức năng của TB Phân biệt TB động vật với TB thực vật Giải thích được tại sao TB thực vật cứng hơn TB động vật Câu 1;2;3;4;5;6;4;8 17.a 17.b 17.c Số câu 8 1 1 1 11 Số điểm 2 0 1 0 1 0 1 5 Tỉ lệ % 20 0 0 10 0 10 0 10 50 KHTN ( HÓA HỌC) Nhận biết quy tắc an toàn trong phòng thực hành. Nhận biết các dụng cụ đo khối lương, thời gian, nhiệt độ. Hiểu được quy trình đo chiều dài. Làm được bài tập tính thể tích. Câu 9;10;11;12 18.a 18.b Số câu 4 1 5 Số điểm 1 0 1 0 0,5 0 2,5 Tỉ lệ % 10 0 0 10 0 5 0 0 25 KHTN( VẬT LÍ) Nhận biết phương và chiều của trọng lực, các đơn vị đo: chiều dài, thể tích, trọng lượng, khố lượng Biết quy đổi các đại lượng của các đơn vị đo: chiều dài, thể tích, trọng lượng, khố lượng Phân tích các lực cùng tác dụng lên một vật Phân tích các lực cùng tác dụng lên một vật Câu 13;14;15;16 19 20.a,c 20.b Số câu 4 1 2 1 8 Số điểm 1 0 0,5 0 0,6 0 0,4 2,5 Tỉ lệ % 10 0 0 5 0 6 0 4 25 Tổng số câu 16 0 0 3 0 3 0 2 24 16 3 3 2 24 Tổng số điểm 4 0 0 2,5 0 2,1 0 1,4 10 Tỉ lệ % 40 0 0 25 0 21 0 14 100 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) * Khoanh vào đầu chữ cái mỗi câu trả lời đúng. Câu 1: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Vật lý học. B. Hóa học và sinh học. C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài người. Câu 2: Khi quan sát vật mẫu, tiêu bản được đặt lên bộ phận nào của kính hiển vi ? A. Thị kính. B. Chân kính. C. Bàn kính. D. Vật kính. Câu 3: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào? A. Kính lão. B. Kính hiển vi quang học C. Kính lúp cầm tay. D. Kính cận. Câu 4: Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật: A. Lục lạp B. Nhân. C. Tế bào chất D. Màng sinh chất. Câu 5: Vật nào dưới đây có khả năng lớn lên ? A. Con mèo . B. Con đò. C. Con đường . D. Con sông. Câu 6: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia 3 lần tạo thành số tế bào con là. A. 2 tế bào con. B. 8 tế bào con. C. 16 tế bào con. D. 32 tế bào con. Câu 7. Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là A. có thành tế bào. B. có chất tế bào, C. có nhân và các bào quan có màng. D. có màng sinh chất. Câu 8: Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ A. hàng trăm tế bào. B. hàng nghìn tế bào. C. một số tế bào. D. một tế bào, Câu 9: Nếu không may bị hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì? A. Đưa ngay ra trung tâm y tế cấp cứu, B. Hô hấp nhân tạo. C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép ngay vào vị trí đó D. Rửa sạch bằng nước ngay. Câu 10: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào. A. Thước kẹp. B. Thước đo chiều dài. C. Cân đồng hồ. D. Kính lúp. Câu 11: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. giờ. B. giây. C. tuần. D. ngày. Câu 12: Trong thang nhiệt độ Xen-xi-út, nhiệt độ của nước đang sôi là: A. 1000C. B. 2000C. C. 500C. D. 100C. Câu 13: Lực nào sau đây không phải là lực đẩy? A. Lực của vận động viên đẩy tạ dùng để ném quả tạ. B. Lực của tay học sinh tác dụng làm bay tàu bay giấy. C. Lực của tay học sinh tác dụng vào cặp khi xách cặp đến trường D. Lực của lò xo bị ép tác dụng vào tay người. Câu 14: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Xách 1 xô nước. B. Nâng một tấm gỗ. C. Đẩy 1 chiếc xe. D. Đọc một trang sách. Câu 15: Trọng lực có phương và chiều: A. Chiều từ trái sang phải. C.Không theo phương và chiều nào cả. B. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất D. Phương ngang, chiều từ dưới lên. Câu 16. Đơn vị của khối lượng là: A. mét (m) B. lít (l) C. Niu – tơn (N) D. ki -lô - gam (kg) II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 17: ( 3 điểm) a, Cho biết cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần ? b, Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở điểm nào? c, Vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương như động vật nhưng vẫn đứng vững? Câu 18:(1,5 điểm) a, Em hãy cho biết quy trình đo chiều dài? b, Một khóa nước ở trường bị rò rỉ với tốc độ trung bình cứ 2 giọt trong 1 giây và 20 giọt có thể tích là 1cm3. Hãy tính lượng nước bị rò rỉ trong một ngày đêm. Câu 19. (0,5 điểm). Đổi đơn vị: a. 3 kg = .......g b. 300 cm3 =...... dm3 c. 154 mm = .... m d. 454 g = ... kg Câu 20. :(1, điểm)Mét qu¶ cÇu ®îc treo b»ng mét sîi d©y m¶nh (H×nh vÏ). a) Cho biÕt cã nh÷ng lùc nµo t¸c dông lªn qu¶ cÇu? b) Nêu phương và chiều cña các lùc đó?Cccc c) Các lực đó được coi là 2 lực cân bằng không? Vì sao? III. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Chọn D C B A A B C D D C B A C D B D Tự luận. Câu Các ý trong câu Điểm Tự luận Câu 17 a. Cấu tạo của tế bào thực vật gồm: - Thành tế bào: giúp tế có hình dạng nhất định. - Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào. - Chất tế bào : có chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào. - Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. - Không bào trung tâm: chứa dịch tế bào. b. Khác với tế bào động vật, tế bào thực vật có thêm không bào trung tâm,thành tế bào và lục nạp là bào quan quang hợp. c. Vì thành tế bào thực vật được tạo nên từ một chất rất bền gọi là cellulose, đóng vai trò bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. giúp thực vật có thể đứng vững. 1 1 1 Câu 18 a. Quy trình đo chiều dài B1: Ước lượng độ dài cần đo. B2: Lựa chọn dụng cụ đo phù hợp, điều chỉnh dụng cụ đo về vạch số 0 B3: Tiến hành đo các đại lượng. B4. Thông báo kết quả. b. Số giọt nước bị rò rỉ trong 1 ngày đêm là: 5x24x3600 = 432.000 giọt Số thể tích nước bị rò rỉ là: 432.000 : 20 = 21.600 cm3 = 21,6 lít 1 0,5 Câu 19 a. 3 kg = 3000 g b. 300 cm3 =0.3 dm3 c. 154 mm = 1.54 m d. 454 g = 0.454kg 0.5 Câu 20 a. Các lực tác dụng lên vật gồm: - Trọng lực - Lực giữ của sợi dây 0.3 b. Trọng lực có phương thẳng đứng; chiều từ trên xuống dưới Lực giữ sợi dây có phương thẳng đứng; chiều từ dưới lên trên 0.4 c. Hai lực này là hai lực cân bằng vì: - Cùng tác dụng vào 1 vật; - Cùng phương thẳng đứng; - Ngược chiều và làm vật đứng yên 0.3
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_vat_li_lop_6_co_dap_an.docx