Đề kiểm tra giữa kì II môn ngữ văn 11 thời gian: 90 phút

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa kì II môn ngữ văn 11 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN NGỮ VĂN 11
THỜI GIAN: 90 PHÚT

I.PHẦN DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1(2điểm): Cho các yếu tố: “năm nay”, “cô ấy”, “hai mươi tuổi”. Hãy viết 4 câu khác nhau để diễn đạt :
a. Nghĩa tình thái chỉ sự đánh giá hai mươi tuổi là còn ít tuổi, còn trẻ.
b. Nghĩa tình thái chỉ sự đánh giá hai mươi tuổi là nhiều, là đã trưởng thành.
c. Nghĩa tình thái chỉ thái độ không thật chắc chắc chắn về số tuổi của chủ thể
d. Nghĩa tình thái chỉ thái độ ngạc nhiên về số tuổi của chủ thể
Câu 2(3 điểm): Viết một đoạn văn ( từ 10 đến 12 câu) giới thiệu về tác giả Huy Cận
II.PHẦN DÀNH RIÊNG CHO THÍ SINH BAN A,B
Câu 3 (5 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử:
“ Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?” 
III.PHẦN DÀNH RIÊNG CHO THÍ SINH BAN D
Câu 3( 5 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của đoạn thơ sau trong bài “Tràng giang” của Huy Cận:

“ Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”















ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN NGỮ VĂN 11
I.PHẦN DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1( 2 đ): Có thể chấp nhận những câu khác nhau, khi những câu ấy đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Yêu cầu hình thức: 
-Câu đúng ngữ pháp, không sai về chính tả, dùng từ, diễn đạt 
- Nòng cốt câu sử dụng 3 yếu tố đề cho sẵn.
Yêu cầu nội dung:
-Các câu thể hiện đúng nghĩa tình thái đề bài yêu cầu.
Gợi ý đáp án :
a.Năm nay cô ấy mới hai mươi tuổi.
b.Năm nay cô ấy đã hai mươi tuổi.
c.Năm nay cô ấy khoảng hai mươi tuổi.
d.Chả lẽ năm nay cô ấy mới có hai mươi tuổi.
Lưu ý: Mỗi câu đúng được 0.5 điểm.
Câu 2(3 đ)
Yêu cầu hình thức: Đúng hình thức đoạn văn, đúng số câu qui định-0.5 đ
Yêu cầu nội dung:
-Giới thiệu được những nét chính về tiểu sử: (tên khai sinh, quê hương, gia đình, những sự kiện nổi bật trong cuộc đời )- 0.5 đ
- Giới thiệu được những nét chính về sự nghiệp sáng tác của Huy Cận trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Trước Cách mạng tháng Tám, ông là một thi sĩ hàng đầu của phong trào Thơ Mới.Tác phẩm đáng chú ý nhất của ông giai đoạn này là tập Lửa thiêng. Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí, kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố thơ cổ điển với yếu tố thơ hiện đại-1.0 đ
+ Sau Cách mạng tháng Tám, ông phải mất một thời gian dài để đổi mới tiếng thơ. Từ năm 1958, ông sáng tác dồi dào (để lại hàng chục tập thơ)và có nhiều đổi mới, tìm thấy sự hoà điệu giữa con người và xã hội-1.0 đ
II.PHẦN DÀNH RIÊNG CHO THÍ SINH BAN A,B
Câu 3 (5 điểm): 
1.Yêu cầu về kĩ năng(1 đ)
-Đúng cách làm bài nghị luận văn học, dạng đề mở.
-Vận dụng khả năng đọc hiểu để cảm nhận những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc các loại lỗi
2. Yêu cầu về kiến thức(4 đ)
a. Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, vị trí và nội dung cơ bản của đoạn trích(0.5đ)
b. Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ, cần phát hiện những đặc sắc về nghệ thuật (kết cấu, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu) để phân tích ý nghĩa của đoạn thơ; trình bày được cảm xúc, ấn tượng riêng của mình với các ý chính sau:
- Khổ 1: Vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ và tâm trạng của nhân vật trữ tình- (1.5 điểm)
- Khổ 2: Vẻ đẹp của dòng sông Hương và tâm trạng của nhân vật trữ tình-(1.5 điểm)
c. Đánh giá chung về đoạn thơ (0.5 đ) 
Hai khổ thơ đầu khắc sâu vẻ đẹp đượm buồn của xứ Huế với cảnh thôn Vĩ bên dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng trong tâm trí của nhà thơ. Đằng sau bức tranh phong cảnh là nỗi buồn, nỗi cô đơn của một tâm hồn tha thiết yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu sự sống nhưng lại phải sống trong một cảnh ngộ bất hạnh.
III.PHẦN DÀNH RIÊNG CHO THÍ SINH BAN D
Câu 3( 5 điểm): 
	Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách: một là trình bày cảm nhận về từng khổ, sau đó rút ra vẻ đẹp cổ điển và hiện đại; hai là cảm nhận về vẻ đẹp cổ điến và hiện đại ở lần lượt từng khổ, ba là triển khai bài viết theo hai phương diện vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại của cả đoạn. Cách nào cũng có thể chấp nhận được, miễn là đảm bảo các ý theo yêu cầu và bố cục hợp lí. 
1.Yêu cầu về kĩ năng(1 đ)
-Đúng cách làm bài nghị luận văn học, dạng đề mở có định hướng( làm nổi bật vẻ đẹp cổ điển và hiện đại)
-Vận dụng khả năng đọc hiểu để cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc các loại lỗi
2. Yêu cầu về kiến thức(4 đ)
a. Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, vị trí và nội dung cơ bản của đoạn trích(0.5đ)
b. Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ, về phong cách thơ Huy Cận, học sinh cần làm nổi bật được sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn vẻ đẹp cổ điển (biểu hiện qua: cảm hứng về sự hữu hạn của con người trước không gian vô hạn vô cùng, thể thơ 7 chữ cấu trúc đăng đối, những hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ: bờ bãi đìu hiu, cánh chim trong bóng chiều, việc mượn tứ thơ cổ , bút pháp tả cảnh ngụ tình, chấm phá…) và vẻ đẹp hiện đại( biểu hiện qua: tâm trạng điển hình của “cái tôi” lãng mạn buồn, cô đơn, xu hướng giãi bày trực tiếp của cái tôi trữ tình, những hình ảnh chân thực đời thường…) 
	Cách 1: - Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong khổ thơ thứ 3 -1.5 đ
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong khổ thơ cuối -1.5 đ
	Cách 2: - Vẻ đẹp cổ điển của đoạn thơ-1.5 đ
- Vẻ đẹp hiện đại của đoạn thơ-1.5 đ
	Cách 3: - Cảm nhận chung về từng khổ -2.0 đ
- Rút ra vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của đoạn thơ -1.0 đ
c. Đánh giá chung về đoạn thơ (0.5 đ) 
	Tràng giang là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận. Nằm trong chỉnh thể chung của toàn bài, hai khổ cuối của bài Tràng giang vừa thấm đượm chất Đường thi trong thể thơ, thi liệu, giọng điệu, tứ thơ … vừa mang phong vị Việt Nam, thể hiện được thể hiện được những nét đặc trưng của cái tôi lãng mạn. 

File đính kèm:

  • docDe kiem tra van giua ky 11.doc