Đề kiểm tra Hóa học 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 9

doc6 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Hóa học 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAKLAK	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 TRƯỜNG THPT KRÔNG BÔNG MÔN HÓA HỌC LỚP 10 - BAN CƠ BẢN
	 Thời gian : 45 phút
Câu 1 : 
Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân dần thì :
a. Tính axit của các oxit và hiđroxit giảm dần.	
b. Tính axit của các oxit và hiđroxit không đổi dần. 
c. Tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng dần.
	d. Tính bazơ của các oxit và hiđroxit giảm dần.
Câu 2 : 
Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới :
a. Bán kính nguyên tử giảm dần.	b. Độ âm điện của các nguyên tử tăng dần.
c. Bán kính nguyên tử không đổi.	d. Độ âm điện của các nguyên tử giảm dần.
Câu 3 : 
Chu kỳ trong bảng tuần hoàn bao gồm các nguyên tố :
	a. Có số lớp electron bằng nhau.	b. Có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
	c. Có số hạt proton như nhau. 	d. Có bán kính nguyên tử bằng nhau.	
Câu 4 : 
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo chiều tăng dần của :
	a. Số khối của hạt nhân nguyên tử.	b. Điện tích hạt nhân nguyên tử.
	c. Số electron lớp ngoài cùng.	d. Bán kính ion nguyên tử.
Câu 5 : 
Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất :
	a. Cacbon	b. Photpho
	c. Clo	d. Bo
Câu 6 : 
Nhóm nguyên tố nào mà hợp chất oxit cao nhất ứng với công thức chung là X2O3 ?
	a. Nhóm IIA	b. Nhóm IA	
	c. Nhóm IIIA	d. Nhóm VA
Câu 7 : 
M là kim loại nhóm IA, oxit của M có công thức hóa học là :
	a. M2O	b. MO
	c. M2O3	d. MO2
Câu 8 : 
Kim loại hoạt động mạnh nhất nằm ở vị trí nào của bảng tuần hoàn Mendelleep :
	a. Ở cuối nhóm IA	b. Ở đầu nhóm IA
	c. Ở cuối nhóm VIIA	d. Ở đầu nhóm VIIA
Câu 9 : 
Trong các nguyên tố sau nguyên tố nào là kim loại kiềm :
	a. Al	b. Na
	c. Mg	d. Fe
Câu 10 : 
Cho 6,9 gam một kim loại M thuộc nhóm IA tác dụng với nước, toàn bộ khí thu được cho tác dụng với CuO nung nóng. Sau phản ứng thu được 9,6 gam Cu kim loại. M là kim loại nào sau đây :
	a. Li	b. Na
	c. Rb	c. K
Câu 11 : 
Một nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit bằng hóa trị trong hợp chất với hiđro, phân tử khối của oxit này bằng 1,875 lần phân tử khối của hợp chất với hidro. R là nguyên tố nào sau đây :
	a. Si	b. C
	d. N	d. S
Câu 12: 
Số phân lớp electron của lớp M (n=3) là:
	a. 4	b. 2
	c. 3	d. 1
Câu 13: 
Nguyên tử photpho (P) có số electron hóa trị là:
	a. 2e	b. 1e
	c. 3e	d. 5e
Câu 14: 
Một đồng vị của nguyên tử photpho là . Nguyên tử này có số electron là:
	a. 32	b. 17
	c. 15	d. 47
Câu 15: 
Cấu hình electron nào là của nguyên tử mangan ( )?
1s2 2s2 2p6 3s2. 	b. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2.
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 4p1. 	d. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d7.
Câu 16: 
Nguyên tử X có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron. Nguyên tử Y có 10 proton, 10 electron và 9 nơtron. Như vậy có thể kết luận rằng:
Nguyên tử X và Y là những đồng vị của cùng một nguyên tử Y.
Nguyên tử X có khối lượng lớn hơn nguyên tử Y.
Nguyên tử X và Y có cùng số khối.
Nguyên tử X và Y có cùng số hiệu nguyên tử.
Câu 17: 
Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4, khi tham gia phản ứng hóa học tạo ra ion có điện tích:
	a. 2+	b. 1+
	c. 1-	d. 2-
Câu 18: 
Trong hợp chất, kim loại nhóm IIA (kim loại kiềm thổ) tồn tại ở dạng ion:
	a. Cation M+	b. Cation M2+
	c. Nguyên tử M	d. Anion M2-
Câu 19: 
Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố đồng là 63,5. Nguyên tố đồng trong tự nhiên gồm hai đồng vị bền là và . Tỉ lệ phần trăm của đồng vị trong đồng tự nhiên là:
	a. 25%	b. 50%
	c. 75%	d. 90%
Câu 20:
 Những cặp chất nào có cấu hình electron giống nhau?
	a. Na+, Cl-.	b. Se2-, Kr.
	c. O2-, F.	d. Na, Al3+.
Câu 21: 
Nguyên tử của nguyên tố nào có electron cuối cùng được phân bố vào obitan d?
	a. K	b. Ti
	c. Al	d. Br
Câu 22: 
Kiểu liên kết nào được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung?
Liên kết ion. 	b. Liên kết kim loại.
Liên kết cộng hóa trị. 	d. Liên kết hiđrô.
Câu 23: 
Phân tử chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh?
	a. H2	b. CH4
	c. N2	d. HCl
Câu 24: 
Phân tử chất nào có liên kết cộng hóa trị không phân cực rõ nhất?
	a. SO2	b. F2
	c. CS2	d. PCl3
Câu 25: 
Cặp nguyên tử nào sau đây có hiệu độ âm điện lớn nhất ?
	a. B, C	b. Li, I
	c. K, Cl	c. Se, S
Câu 26 : 
Kim cương có kiểu cấu tạo mạng tinh thể nào ?
	a. Mạng tinh thể ion	b. Mạng tinh thể kim loại
	c. Mạng tinh thể nguyên tử	d. Mạng tinh thể phân tử
Câu 27 : 
Nguyên tố nào có thể có số oxy hóa cáo nhất ?
	a. Al	b. C
	c. Cl	d. N
Câu 28 : 
Liên kết hóa học trong hợp chất nào mang đặc tính ion rõ nhất ?
	a. K2O	b. HCl
	c. Cl2	d. H2O
Câu 29 : 
Nguyên tử Al có 3 electron hóa trị. Kiểu liên kết hóa học nào được hình thành khi nó liên kết với nguyên tử flo :
	a. Liên kết kim loại	b. Liên kết cộng hóa trị có cực
	c. Liên kết ion	d. Liên kết cộng hóa trị không cực
Câu 30 : 
Sự oxi hóa là :
Sự kết hợp của chất với hidro 	b. Sự làm giảm số oxi hóa của một chất
c. Sự nhận electron của một chất 	d. Sự làm tăng số oxi hóa của một chất
Câu 31 : 
Trong phản ứng : Cl2 (r) + 2KBr (dd) ¦ Br2 (l) + 2KCl (dd), Clo đã :
	a. Bị oxi hóa	b. Bị khử
	c. Bị oxi hóa và bị khử	d. Không bị oxi hóa và không bị khử
Câu 32 : 
Phương trình phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử :
	a. 2O3 ¦ 3O2
	b. 2Al + 3H2SO4 ¦ Al2(SO4)3 + 3H2
	c. CaO + CO2	 ¦ CaCO3
	d. BaO + 2HCl ¦ BaCl2 + H2O
Câu 33 : 
Khi phản ứng : NH3 + O2 ¦ N2 + H2O được cân bằng thì các hệ số của NH3 và O2 là :
	a. 2 và 1	b. 3 và 4
	c. 1 và 2	d. 4 và 3
Câu 34 : 
Sau khi cân bằng phản ứng oxi hóa – khử :
	Al + HNO3 ¦ Al(NO3)3 + N2O + H2O
Tổng số hệ số các chất phản ứng và tổng số hệ số các sản phẩm là :
	a. 26 và 26	b. 19 và 19
	c. 38 và 26	d. 19 và 13
Câu 35 : 
Ba nguyên tố X,Y,Z ở cùng nhóm A và ở ba chu kỳ liên tiếp. Tổng số hạt proton trong ba nguyên tử bằng 70. Ba nguyên tố đó là nguyên tố nào sau đây ?
	a. Be, Al, Ca	b. Sr, Cd, Ba
	c. Mg, Ca, Sr	d. Tất cả đều sai
Câu 36 : 
Nguyên tố M thuộc phân nhóm IIA. Khi cho 10 gam M tác dụng hết với nước thu được 6,16 lít khí H2 (đo ở 27,30C, 1atm). M là nguyên tố nào sau đây ?
	a. Be	b. Ca
	c. Mg	d. Ba
Câu 37 : 
Nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron gấp 3 lần số electron ở lớp vỏ. Nguyên tố X có đặc điểm :
Số khối là số chẵn 	b. Hạt nhân chứa Z và N theo tỉ lệ 1 : 1
c. Thuộc nhóm B bảng tuần hoàn 	d. A và B đều đúng
Câu 38 : 
Nguyên tố X có 2 electron hóa trị và nguyên tố Y có 5 elecron hóa trị. Công thức của hợp chất tạo bởi X và Y có thể là :
	a. X2Y3	b. X3Y2
	c. X2Y5	d. Tất cả đều sai
Câu 39 : 
Cho sơ đồ phản ứng sau :
	KMnO4 + H2C2O4 + H2SO4 ¦ CO2 + X + Y + Z. 
	X, Y, Z có thể là các chất nào sau đây :
	a. MnSO4, KHSO4, HMnO4	b. K2SO4, HMnO4, H2O
	c. MnSO4, K2SO4, H2O	d. MnSO4, KHSO4, H2O
 Câu 40 : 
Cho 6,2 gam hỗn hợp Na, K tác dụng với nước, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng mỗi kim loại Na, K lần lượt là(đơn vị tính gam):
	a. 2,6 và 3,6	b. 2,3 và 3,9
	c. 4,6 và 1,6	d. 4,0 và 2,2 
===========HẾT===========
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAKLAK ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 TRƯỜNG THPT KRÔNG BÔNG MÔN HÓA HỌC LỚP 10 - BAN CƠ BẢN
Câu
A
B
C
D
1
X
2
X
3
X
4
X
5
X
6
X
7
X
8
X
9
X
10
X
11
X
12
X
13
X
14
X
15
X
16
X
17
X
18
X
19
X
20
X
21
X
22
X
23
X
24
X
25
X
26
X
27
X
28
X
29
X
30
X
31
X
32
X
33
X
34
X
35
X
36
X
37
X
38
X
39
X
40
X

File đính kèm:

  • doc0607_Hoa10ch_hk1_TKBG.doc