Đề kiểm tra Hóa học 10 nâng cao - Học kì 1 - Đề số 2

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Hóa học 10 nâng cao - Học kì 1 - Đề số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN HÓA - LỚP 10 - BAN KHTN.
1) Dựa trên cơ sở nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (BTH)?
	A. Theo chiều tăng của nguyên tử khối.	B. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
	C. Theo chiều tăng của tổng số hạt cơ bản (p,e,n)	D. Theo chiều tăng số e ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.
 2) Dựa trên cơ sở nào để sắp xếp các nguyên tố hóa học vào cùng một nhóm?
	A. Có kích thước nguyên tử như nhau.	B. Có mức năng lượng AO lớp ngoài cùng như nhau.
	C. Có cấu hình e hóa trị giống nhau.	D. Có độ âm điện như nhau.
3) Dưới đây là cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố nhóm A trong BTH, dãy nào gồm những nguyên tố thuộc cùng một nhóm?
	A. [Ne]3s23p2; [Ar]3d24s2; [Ar]3d104s24p2; [Kr]4d105s25p2.	B. 1s22s2; [Ne]3s23p2; [Ne]3s23p4; [Kr]4d105s25p2.
	C. [He]2s22p3; [Ne]3s23p4; [Ar]4s2; [Ne]3s23p3.	D. [Ne]3s23p2; [Ar]3d104s24p2; [Kr]4d105s25p2.
4) Ý nghĩa của số thứ tự nguyên tố trong BTH là xác định:
	A. Vị trí của nguyên tố trong BTH.	B. Số proton có trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố.
	C. Số electron trong nguyên tử.	D. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.
Hãy chọn câu trảlờisai!
5) Trong BTH, các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau vì:
	A. Tạo thành các hợp chất oxit có công thức giống nhau.	
	B. Có hóa trị giống nhau.
	C. Tạo thành các hợp chất khí với hiđro có công thức giống nhau.	
	D. Nguyên tử của chúng có số e ở lớp ngoài cùng bằng nhau.
6) Trong BTH, những đại lượng được nêu ra dưới đây của các nguyên tố hóa học có sự biến đổi tuần hoàn:
	A. Điện tích hạt nhân nguyên tử.	B. Độ âm điện (không xét những trường hợp ngoại lệ).
	C. Số e ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.	D. Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử.
Hãy chọn câu trả lời sai!
7) Nguyên tố R tạo hợp chất với hiđro có công thức RH4. Hợp chất oxit cao nhất của R có chứa 30,6% oxi về khối lượng. Vậy R là:
	A. Cacbon	B. Silic	C. Gemani	D. Thiếc.
8) Nguyên tố R có hợp chất oxit cao nhất là R2O5. Hợp chất khí với hiđro của R chứa 8,82% hiđro về khối lượng. Vậy R là:
	A. Nitơ.	B. Photpho.	C. Asen.	D. Antimon (Stibi).
9) Trong mỗi chu kỳ của BTH, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử (từ trái sang phải):
	A. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.	
	B. Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử (I1) nói chung tăng dần.
	C. Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố giảm dần.
	D. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.
10) Tính kim loại của một nguyên tố theo quan điểm hóa học được thể hiện bằng:
	A. Độ âm điện nhỏ.	B. Khả năng nhường e của nguyên tử.
	C. Khả năng phản ứng với phi kim .	D. Cấu trúc mạng tinh thể kim loại.
11) Tính phi kim của một nguyên tố theo quan điểm hóa học được thể hiện bằng:
	A. Cấu trúc mạng tinh thể phân tử.	B. Độ âm điện lớn.
	C. Khả năng thu (nhận) e của nguyên tử.	D. Hoạt tính tương tác của chúng với kim loại.
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất!
12) Cho 4,4g hỗn hợp gồm hai kim loại ở hai chu kỳ kế tiếp nhau và thuộc cùng nhóm IIA trong BTH, tác dụng với dd HCl (lấy dư), thu được 3,36 lít khí (đktc). Hai kim loại đó là:
	A. Be và Mg.	B. Mg và Ca.	C. Ca và Sr.	D. Sr và Ba.
13) Trong BTH, nguyên tử của nguyên tố nào bắt đầu xây dựng electron ở phân lớp 3d?
	A. Lưu huỳnh (S).	B. Kali (K).	C. Scanđi (Sc).	D. Crom (Cr).
14) Trong cùng một nhóm A của BTH, theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần (từ trên xuống dưới):
	A. Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử tăng dần.
	B. Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố thường giảm dần.
	C. Bán kính nguyên tử giảm dần.
	D. Số e ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.
15) Trong cùng một nhóm A của BTH, theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần (từ trên xuống dưới):
	A. Tính bazơ của các hợp chất oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần.
	B. Tính axit của các hợp chất oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần.
	C. Tính bazơ của các hợp chất oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần.
	D. Tính bazơ và tính axit của các hợp chất oxit và hiđroxit tương ứng không thay đổi.
16) Trong cùng một chu kỳ của BTH, theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần:
	A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.
	B. Tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
	C. Hóa trị cao nhất của các nguyên tố đối với oxi tăng dần.
	D. Hóa trị cao nhất của các nguyên tố phi kim đối với hiđro không đổi.
17) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p3. Trong BTH, vị trí của X ở:
	A. Chu kỳ 2, nhóm IIIA, là nguyên tố phi kim.	B. Chu kỳ 3, nhóm IVA, là nguyên tố kim loại.
	C. Chu kỳ 2, nhóm VA, là nguyên tố phi kim.	D. Chu kỳ 3, nhóm VIIA, là nguyên tố phi kim.
18) Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố kim loại chuyển tiếp?
	A. 1s2 2s22s2	B. [Ne]3s23p1	C. [Ar]4s2	D. [Ar]3d64s2.
19) Anion Y3- có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của nguyên tố Y trong BTH là:
	A. Chu kỳ 4, nhóm IIA, là nguyên tố kim loại.	B. Chu kỳ 3, nhóm VIIB, là nguyên tố kim loại.
	C. Chu kỳ 4, nhóm VIIA, là nguyên tố phi kim.	D. Chu kỳ 3, nhóm VA, là nguyên tố phi kim.
20) Trong cùng một nhóm A của BTH, theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần, tính axit của các hợp chất oxit và hiđroxit:
	A. Giảm dần	B. Tăng dần C. Không tăng và cũng không giảm	 D. Tăng, giảm không có qui luật.
21) Trong cùng chu kỳ của BTH, theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần, tính bazơ của các hợp chất oxit và hiđroxit:
	A. Tăng dần	B. Giảm dần C. Không tăng và cũng không giảm	 D. Tăng, giảm không có qui luật.
22) Trong BTH, nguyên tử của các nguyên tố hóa học thuộc cùng một chu kỳ có cùng:
	A. Năng lượng ion hóa (I1)	B. Độ âm điện	C. Số e ở lớp ngoài cùng	D. Số lớp electron.
23) Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường e hóa trị là nguyên tử:
	A. Có độ âm điện lớn. B. Có nguyên tử khối lớn. C. Có năng lượng ion hóa (I1) thấp.	D. Có SHNT nhỏ.
24) Liên kết cộng hóa trị (LKCHT) được hình thành giữa hai nguyên tử, do:
	A. Các đám mây electron (e).	B. Các cặp e chung (còn gọi là các cặp e liên kết).
	C. Các e hóa trị.	D. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
25) Trong phân tử của các hợp chất, LKCHT được hình thành do cặp e tự do (chưa tham gia liên kết) của một nguyên tử và một obitan trống (không có e) của nguyên tử khác - được gọi là:
	A. Liên kết hai nguyên tử.	 B. Liên kết cho - nhận.	C. Liên kết CHT có cực	D. Liên kết ion.
26) Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố để xác định dãy hợp chất hóa học nào (trong số các dãy được cho dưới đây) gồm các hợp chất mà phân tử có độ phân cực của liên kết tăng dần?
 A. NaBr, NaCl, KBr, LiF B. CO2, SiO2, ZnO, CaO 
 C. CaCl2, ZnSO4, CuCl2, Na2O D. FeCl2, CoCl2, NiCl2, MnCl2.
27) Phân tử hợp chất có kiểu lai hoá sp3 là :
	A. C2H2	B. CH4 	C. BF3	D. BeH2.
28) Phân tử hợp chất có kiểu lai hóa sp2 là: 
	A. H2O	B. BeCl2	C. BF3	D. NH3.
29) Phân tử hợp chất có kiểu lai hóa sp là: 
	A. CH4	B. C2H4	C. H2O	D. BeH2
30) Trong phân tử Nitơ (N2) có:
	A. Hai liên kết , một liên kết cho - nhận.	B. Một liên kết, hai liên kết .
	C. Một liên kết , hai liên kết .	D. Liên kết CHT phân cực.
31) Liên kết ion khác với liên kết CHT do đặc tính:
	A. Không có tính định hướng và không có tính bão hòa.	B. Có tính bão hòa và không có tính định hướng.
	C. Có tính định hướng và không có tính bão hòa.	D. Có tính định hướng và có tính bão hòa.
32) Phản ứng nào sau đây không được sử dụng để điều chế khí Clo? Khi:
	A. Cho MnO2 tác dụng với axit HCl đặc.	B. Cho KMnO4 tác dụng với axit HCl đặc.
	C. Cho K2SO4 tác dụng với axit HCl đặc.	D. Cho K2Cr2O7 tác dụng với axit HCl đặc.
33) Điện tích quy ước của các nguyên tử trong phân tử, nếu coi phân tử chỉ có liên kết ion được gọi là:
	A. Điện tích nguyên tử	B. Số oxi hóa.	C. Điện tích ion	D. Cation hay anion.
34) Liên kết hóa học trong phân tử của hợp chất nào sau đây mang đặc tính ion rõ nhất?
	A. K2S	B. HCl	C. Br2	D. CO2
35) Trong phản ứng oxi hoá khử, chất bị oxi hóa là:
	A. Chất nhận e	B. Chất nhường e	C. Chất nhận proton	D. Chất nhường proton
36) Trong phản ứng oxi hóa khử, chất bị khử là:
	A. Chất nhận nơtron	B. Chất nhường e	C. Chất nhận e	D. Chất nhường nơtron
37) Cho sơ đồ phản ứ: FeCO3 + HNO3 à Fe(NO3)3 + NO + CO2 + H2O:
	A. 3, 10, 3, 1, 3, 5	B. 3, 10, 5, 1, 3, 3	C. 3, 5, 3, 1, 3, 10	D. 1, 3, 10, 3, 3, 5.
38) Cho sơ đồ phản ứng: KMnO4 + HCl à KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Tổng hệ số của các chất trong phản ứng là:
	A. 30	B. 32	C. 35	D. 38
39) Cho sơ đồ phản ứng: M2Ox + HNO3 à M(NO3)3 + NO + H2O (*)
 Với giá trị nào của x thì (*) sẽ là phản ứng oxi hóa – khử ?:
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 1 hoặc 2
40) Hãy ghép thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải để có được nội dung chính xác, gồm “chất và những tính chất” tương ứng phù hợp:
Các chất khí
Những tính chất vật lý và hóa học tiêu biểu của mỗi khí
1. Clo (Cl2)
a) Không màu, tan nhiều trong nước tạo thành dd axit mạnh, có tính khử.
2. Cacbon đioxit (CO2)
b) Không màu, rất độc, dễ cháy, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
3. Cacbon oxit (CO)
c) Không màu, nặng hơn không khí 1,5 lần, làm đục nước vôi trong.
4. Hiđroclorua (HCl)
d) Màu vàng lục, độc, có tính oxi hóa mạnh.

File đính kèm:

  • doc0607_Hoa10cn_hk1_TKBK.doc