Đề kiểm tra Hóa học 10 nâng cao - Học kì 1 - Đề số 3

doc8 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Hóa học 10 nâng cao - Học kì 1 - Đề số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
MÔN HOÁ – KHỐI 10 NÂNG CAO
Điều khẳng định nào dưới đây là đúng?
Số electron trong nguyên tử bằng số proton
Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron 
Số obitan trong nguyên tử bằng số lớp
Số khối trong hạt nhân bằng số hiệu nguyên tử
Nguyên tử đồng vị là những nguyên tử có:
Cùng số nơtron.; khác số proton.
Cùng số proton; khác số nơtron.
Cùng số electron; khác số proton.
Cùng số nơtron.; cùng số proton. 
 35
Cho kí hiệu của một nguyên tố 17X. Phát biểu nào sau đây về X là đúng?
X có 17 proton và 35 nơtron.
X có 17 proton và 17 nơtron.
X có 17 proton và 18 nơtron.
X có 18 proton và 17 nơtron.
Nhữmg electron nào sau đây quyết định tính chất của một nguyên tố:
Các electron lớp trong cùng
Các electron phân lớp ngoài cùng
Tất cả các electron trong nguyên tử.
Các electron hoá trị
Phát biểu nào sau đây không đúng:
Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo theo một quỹ đạo xác định nào.
Obitan là khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt của electron là lớn nhất
Obitan của các phân lớp khác nhau có hình dạng khác nhau.
Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo một hình tròn.
Số electron tối đa của lớp N (n = 4) là:
18 
32 
8 
2
Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có hai electron độc thân ở trạng thái cơ bản:
Ne (z = 10) 
N (z = 7) 
O (z = 8) 
Ca (z = 20)
Cấu hình electron của ion nào sau đây không giống cấu hình của khí hiếm:
Fe3+ 
Mg2+ 
Na+ 
Cl- 
Các nguyên tử và ion A, B+, C2- đều có cấu hình 1s22s22s6.Chúng có đặc điểmchung là:
Có cùng số electron
Có cùng điện tích hạt nhân
Có cùng số proton
Có cùng số khối
Trong nguyên tử ,lớp elec tron có mức năng lượng cao nhất là:
Lớp trong cùng
Tất cả đều như nhau
Lớp ngoài cùng
Tuỳ thuộc từng nguyên tử
Cation X3+ và anion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6 . Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn là :
X ở ô 12, nhóm IIA, chu kì 3 và Y ở ô 8, nhóm VIA, chu kì 2.
X ở ô 13, nhóm IIIA, chu kì 3 và Y ở ô 8, nhóm VIA, chu kì 2.
X ở ô 13, nhóm IIIA, chu kì 3 và Y ở ô 9, nhóm VIIA, chu kì 2.
X ở ô 12, nhóm IIA, chu kì 3 và Y ở ô 9, nhóm VIIA, chu kì 2.
Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần là bởi vì:
Độ âm điện giảm dần.
Năng lượng ion hoá giảm dần.
Bán kính nguyên tử tăng dần.
Bán kính nguyên tử giảm dần.
Trong bảng tuần hoàn hoá học, các nhóm nào sau đây chỉ bao gồm các kim loại?.
IA và IIA
IA và VIIA.
VIA và VIIA
IIIA và VIIIA
Dãy các nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim và giảm dần tính kim loại?
N, Ne, O, Cl.
Na, Mg, Si, Cl.
Mg, Cl. Ca, Al,
Mg, S, K, Br.
Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuói cùng phân bố vào 3d2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là?
Chu kỳ 3 , nhóm II B.
Chu kỳ 4, nhóm II B
Chu kỳ 4, nhóm IV B.
Chu kỳ 3, nhóm IV B
Các nguyên tử của các nguyên tố ( trừ khí hiếm) liên kết với nhau thành phân tử hoặc tinh thể để
Đạt cấu hình electron phân lớp ngoài cùng bão hoà.
Tăng năng lượng.
Đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững.
Chúng liên kết với nhau bằng cách cho - nhận electron hoặc góp chung electron
Câu khẳng định nào sau đây không đúng?
Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi sự cho – nhận electron giữa các nguyên tử.
Obitan lai hoá sp3 được hình thành bởi sự tổ hợp của một obitan s và ba obitan p.
Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành do các cặp electron dùng chung
Liên kết kim loại là liên kết được hình thành bởi lực hút tỉnh điện giữa hai ion trái dấu.
Khi cặp electron chung giữa hai nguyên tử là do một nguyên tử bỏ ra, người ta gọi liên kết giữa các nguyên tử trên là: 
liên kết cho – nhận .
liên kết cộng hoá trị phân cực.
Liên kết cộng hoá trị không phân cực.
Liên kết cộng hoá trị
Tinh thể nước đá cứng và nhẹ hơn nước lỏng, điều này được giải thích như sau:
Nước đá có cấu trúc tứ diện đều, rỗng; các phân tử nước được sắp xếp ở các đỉnh của tứ diện đều.
Nước lỏng gồm các phân tử nước chuyển động dễ dàng và ở gần nhau.
Liên kết giữa các phân tử nước trong tinh thể nước đá là liên kết bền.
Thể tích của nước đá ở trạng thái đông đặc bé hơn khi ở trạng thái lỏng.
Liên kết trong phân tử nào sau đây hình thành do sự xen phủ của các obitan p – p?
HCl.
Cl2.
H2O.
H2
Nhóm các phân tử nào sau đây chỉ chứa liên kết ion?
H2S, NaCl, KNO3
CO2, AlCl3, K2O.
MgCl2, SO2, H2O
CaO, Na2S, KCl.
Trong phân tử HNO3 có số liên kết cộng hoá trị là:
6
7
5 	
8
Dãy sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần độ phân cực của liên kết.
NO2 < SO2 < SiO2 < MgO.
Na2O < K2O < MgO < SO2
SO2 < NO2 < SiO2 < MgO
SiO2 < SO2 < NO2 < MgO
Lai hoá sp2 được gặp trong phân tử:
C2H2
CH4
C2H4.
C2H6
Nguyên tử nguyên tố X có số tự là 19 trong bảng tuần hoàn hoá học, công thức của X với oxy và hiđrô lần lượt là:
X2O và XH2
X2O và XH
XO và XH
XO và XH2
Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá – khử?
2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + H2O
P2O5 + 3 H2O -> 2 H3PO4 
CaCO3 + H2O + CO2 -> Ca(HCO3)2
4KClO3 -> 3 KClO4 + KCL
Câu khẳng định nào sau đây không đúng?
Chất khử là chất nhường electron và chất có số oxi hoá giảm sau phản ứng.
Phản ứng toả nhiệt là phản có ΔH nhỏ hơn không.
Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
Sự oxi hoá là sự làm giảm số oxi hoá của một nguyên tố
Số oxi hoá của nguyên tố nitơ trong NH4+, HNO2, NO3-, Na3N lần lượt là : 
-3, +3, +5, +6
-3,+3, +5, -3.
-4,+3, +5, -3
-4,+5, +6, +3
Phương trình phản ứng:
 SO2 + Br2 + H2O à H2SO4 + HBr. Có các hệ số cân bằng là:
3,1,4,3,2
1, 1,2,1,2
1,2,1,2,1
2,3,1,4,2
Phương trình phản ứng: As2S3 + HNO3 + H2O à H3AsO4 + H2SO4 + H2O
 Các hệ số cân bằng đúng là:
4, 26, 4, 6, 26.
2, 20, 2,4, 20.
3, 28, 4, 6, 9, 28.
3, 26, 4, 5, 24.
Phương trình phản ứng: FexOy + HNO3 à Fe(NO3)3 + NO +H2O
 Các hệ số cân bằng đúng là:
3, 12x-2y, 3x, 3x-2y, 6x-y.
5, 12x-2y, 3x, 3x-2y, 6x-y.
2, 12x-2y, 3x, 3x-2y, 6x-y.
4, 12x-2y, 3x, 3x-2y, 6x-y.
 Phương trình phản ứng: CnH2n + KMnO4 + H2O à CnH2n(OH)2 + MnO2 + KOH
Các hệ số cân bằng đúng là : 
3, 2, 4, 2, 2
2, 2, 4, 3, 2
3, 4, 2, 2, 2
2, 2, 4, 3, 2
Cho các phản ứng hoá học:
Cl2 + 2NaBr à 2NaCl + Br2
Cl2 + 2NaOH à NaClO + NaCl + H2O
Cl2 + 2NaIà 2NaCl + I2
Br2 + 2NaOH à NaBrO + NaBr + H2O
Br2 + 2NaI à 2NaBr + I2
Các phản ứng hoá học để chứng minh rằng :từ clo đến iôt tính oxi hoá giảm là:
A. 1,2,5
B. 1,2,3
C. 1, 2, 4 
D. 1,3,5
34. Cho dãy biến hoá sau:
KMnO4 à X2 àKClO3 àKCl + Y2
Công thức phân tử của X2 và Y2 là:
KCl, Cl2
Cl2, O2 
KCl, O2
MnO2, O2
Tổng số electron trong ion AB2- là 42.Trong nguyên tử A và B đều có số nơtron bằng số proton. Số khối của A và B lần lượt là:
12, 16
32, 14
27, 19
32, 16
Trong hợp chất khí với Hiđro, nguyên tố R có % theo khối lượng là 95 %. Nguyên tố R là:
Clo
Flo
Lưu huỳnh
Nitơ
Hai nguyên tố X và Y ở cùng nhóm A , có tổng số hiệu nguyên tử là 24. X và Y là:
Beri và canxi
Kali và bo
Oxi và lưu huỳnh
Nitơ và clo
Cho 4 bình không dán nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch HCl, HNO3, KCl, KI. Dùng hoá chất nào sau đây để phân biệt dung dịch chứa trong mỗi bình.
Quỳ tím và dung dịch AgNO3.
Quỳ tím và dung dịch NaOH.
Quỳ tím và dung dịch H2SO4 loãng.
Quỳ tím và dung dịch Na2SO4.
Cho 31.84 gam hổn hợp gồm NaX và NaY (X, Y là nguyên tố halogen ở hai chu kỳ kế tiếp) vào dung dich AgNO3 dư thu được 57.34 gam kết tủa. Hai muối trên có công thức là:
NaCl và NaBr.
NaI và NaCl.
NaF và NaBr
NaBr và NaI.
 Trộn 1/3 lit dung dịch HCl (dung dịch A) vào 2/3 lit dung dịch HCl (dung dịch B) - (A và B khác nhau về nồng độ) - được 1 lit dung dịch C. lấy 1/10 thể tích C tác dung với dung dịch AgNO3 dư tạo ra 8,61 gam kết tủa trắng. Biết A có nồng độ lớn gấp 4 lần B. Nồng độ mol/ lit của A, B, C lần lượt là:
1.2, 0.5, 0.6
1.2 , 0.3, 0.6 .
1.0. 0.3, 0.6.
1.2, 0.3, 0.3
Đáp án
1a, 2b, 3c, 4d, 5d, 6b, 7c, 8a, 9a, 10c, 11b, 12d, 13a, 14b, 15c, 16c, 17d, 18a, 19a, 20b, 21d, 22c, 23a, 24c, 25b, 26d, a, 28b, 29b, 30c, 31a, 32a, 33c, 34b, 35d, 36b, 37c, 38a, 39d, 40b.

File đính kèm:

  • doc0607_Hoa10nc_hk1_BCKBK.doc