Đề kiểm tra Hóa học 12 - Học kì 1 - Đề số 14

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Hóa học 12 - Học kì 1 - Đề số 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh DăkLăk
Trường THPT BC Lê Quý Đôn
Tổ : Hoá – Sinh – Công nghệ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ
MÔN HOÁ – LỚP 12
(Thời gian 45 phút)
Câu 1: Để đốt cháy 1 mol rượu no X cần 3,5 mol O2. Công thức phân tử của rượu no X là :
	A. C2H6O2 	 B. C3H8O3	C. C4H10O2	D. C3H8O
Câu 2: Cho sơ đồ :
	X C3H6Br2 C3H6(OH)2 anđêhit 2 chức
 	Vậy X sẽ là :
	A. C4H6	B. Cyclopropan	C. CH3 – CH = CH3 	D. C3H6
Câu 3: Công thức phân tử của một rượu A là CnHmOx. Để cho A là rượu no thì m phải có giá trị :
	A. m = 2n	B. m = 2n – 1	C. m =2n + 1	D. m = 2n + 2
Câu 4:Từ một rượu no đơn chức (A) người ta điều chế được một chất lỏng (B) đễ bay hơi và không tác dụng với Natri. Phân tích (B) cho thấy tỉ lệ về khối lượng các nguyên tố như sau:
	mC : mH : mO = 12 : 2,5 : 4
	Công thức cấu tạo của B là :
	A. C2H5 – O – C2H5 	B. CH3 – O – CH(CH3)2 
	C. Ch3 – O – CH2CH2CH3 	D. B và C đều đúng
Câu 5: Khi hiđrat hoá 2 metylbuten thì thu được sản phẩm chính là :
	A. 3 – metylbutanol – 1	B. 3 – metylbutanol – 2
	C. 2 – metylbutanol – 2	D. 2 – metylbutanol – 1	
Câu 6: Rượu nào tác dụng mạnh nhất với Na:
	A. CH3 – OH 	B. (CH3)2CH2 – OH 	C. C2H5 – OH 	D. (CH3)3OH
Câu 7: Đốt cháy một rượu đa chức ta thu được và CO2 có tỷ lệ mol . Vậy rươu đó là :
	A. C4H10O2 	B. C2H6O2	C. C2H6O	D. C3H8O2
Câu 8: Một axit no có công thức (C2H3O2)n thì công thức phân tử của axit sẽ là :
	A. C2H3O2	B. C8H12O8	C. C4H6O4	D. C2H6O2
Câu 9: Amin C3H7N có tất cả bao nhiêu đồng phân amin
	A. 1	B. 5	C. 3	D. 4
Câu 10: Một rượu đơn chức có phần trăm khối lượng cảu O là 50%. Tìm CTPT của rượu :
	A. CH3OH	B. C2H5OH	C. CH2 = CH – CH2 – OH 	 D. C6H5 – CH2OH
Câu 11: Cho sơ đồ biến đổi : 
 	C2H5Cl X CH3COOH Y 
 	 Y C2H4 Z CH4
	X là chất nào ?
	A. C2H5OH	B. CH3 – CHO 	C. C2H6 	D. C2H5 – COOH 
Câu 12: Đốt cháy một este (E) đơn chức ta thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ số mol . Vậy este (E) được tạo ra từ:
	A. Rượu etylic	B. Rượu metylic và rượu n – propilic
	C. Rượu metylic và rượu isopropilic	D. Tất cả đều đúng
Câu 13: Các chất có thể tạo thành HCHO trực tiếp là :
	A. CHCl2 	B. CH3OH	C. CH4	D. Tất cả đều đúng
Câu 14: Số đồng phân anđêhit của C5H10O là :
	A. 1 	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 15: Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất :
	A. C2H6	B. CH4 	C. CH3 – NH2 	D. CH3Cl
Câu 16: Tính bazơ của chất nào mạnh nhất:
	A. C6H5 – NH2 	B. NH3	C. CH3 – NH2 	D. C3H7NH2
Câu 17: Số đồng phân của este đơn chức no chứa 54, 56% cacbon
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 18: Một rượu đơn chức no có H% = 13,04. Tìm công thức phân tử của rượu này : 
	A. CH3OH	B. C2H5OH	 C. C3H7OH	D. C4H9OH
Câu 19: Cho 5,8 g anđêhit oxalic tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 dư. Tìm khối lượng Ag tạo thành :
	A. 21,6g	B. 43,2g	C. 86,4g	D. 172,8g
Câu 20: Sắp xếp các hợp chất sau đây theo thứ tự giảm dần tính bazơ
	C6H5NH2 (1) ; C2H5NH2 (2) ; (C6H5)2NH (3) 
 (C2H5) 2NH (4) ; NaOH (5) ; NH3 (6) 
	A. 6 > 4 > 3 > 5 > 1 > 2	B. 5 > 4 > 2 > 6 > 1 > 3
C. 6 > 4 > 3 > 1 > 2 > 5	D.1 > 3 > 5 > 4 > 2 > 6
Câu 21: Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
	A. HCOOH < CH3OH < CH3COOH < C2H5F
	B.C2H5Cl < CH3COOH < C2H5OH 
	C. C2H5Cl < CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH
	D. CH3OH < CH3CH2COOH < NH3 < HCl
Câu 22: Trong phản ứng este hoá giữa rượu và axit hữu cơ thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều tạo ra este khi ta:
	A. Cho rượu dư hay axit dư	B. Dùng các chất hút nước để tách nước
	C. Chưng cất ngay để tách este ra	D. Cả 3 biện pháp B, C, D
Câu 23: 	CH3 
	 | 
	CH3 – CH – CH – CH – C – CH3 có tên là 
	 | | | |
	 CH3 C2H5 OH CH3
	A. 2,5 trimetyl – 1 – etylhexanol – 3 	B. 2,5,5 trimetyl – 3 – etyl – hexanol – 4 
	C. 4 – etyl – 2,5,5 trimetyl – hexanol – 3	D. Tất cả đều sai 
Câu 24: Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết ba chất lỏng đựng trong ba lọ mất nhãn : phenol, stiren, rượu benzylic là :
	A. Na	B. Dung dịch NaOH	C. Quỳ tím 	D. Dung dịch Br2
Câu 25: Trong số các dẫn xuất cảu benzen có CTPT C8H10O. Có bao nhiêu đồng phân (X) thoả mãn
+ NaOH Không phản ứng
	(X) Y polime
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 26: Cho 5,76g axit hữu cơ đơn chức A tác dụng hết với đá vôi thu được 7,28 g muối B. Xác định A
	A. Axit fomic	B. Axit axêtic	C. Axit acrylic	D. Axit butylic
Câu 27: Nếu đun 63,2 gam canxiaxêtat rồi cho axit clohidric vào sản phẩm rắn còn lại trong bình thì thu được 7,17 lít khí CO2 (đo ở đktc). Hiệu suất của quá trình là:
	A. 60%	B. 50%	C. 75%	D. 80%
Câu 28: Trong các chất sau chất nào tan trong nước nhiều nhất:
	A. C2H5OH	B. C2H5Br	C. I2	D. C6H6
Câu 29: Cho 4,5 g anđêhit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 dư. Tìm khối lượng Ag tạo thành :
	A. 34,2g	B. 64,8g	C. 43,2g	D. 172,8g
Câu 30: A là hợp chất hữu cơ chỉ chứa C, H, O. A có thể cho phản ứng tráng gương và phản ứng với NaOH. Đốt cháy hết a mol A thu được tổng cộng 3a mol CO2 và H2O là :
	A. HCOOH	B. HCOOCH3 	C. COOH – COOH	D. CHO – COOH 
Câu 31:Đốt cháy 1 mol aminoaxit NH2 – (CH2)n – COOH phải cần số mol oxi là :
	A. 	B. 	C. 	D. Số khác 
Câu 32: Đun nóng 12 g hỗn hợp axit axêtic và rượu etylic (có khối lượng bằng nhau) với H2SO4 đặc . Nếu H = 80% thì lượng este thu được là : 
	A. 9,2 g	B. 7,04 g	C. 11,2 g	D. 16,8 g
Câu 33: Anđêhit CH3CHO có thể điều chế trực tiếp từ:
	A. C2H5OH	B. C2H2	C. CH3COO – CH = CH2	D. Cả 3 chất trên
Câu 34: Cho este CH3COOCH = CH2 , este này do các chất sau phản ứng với nhau
	A. CH3COOH với CH2 = CH2 	B. CH3COOH với CH2 = CHOH
	C. CH3COOH với CH CH	D. CH3COOH với CH2 = CHCl
Câu 35: Xà phòng hoá este vinylaxêtat thu được 
	A. CH CH	B. CH2 = CH2 	C. CH2 = CHOH	D. CH3CHO
Câu 36: Hợp chất hữu cơ (CH3)2CHCBr(C2H5)CH2CH2CH3 có tên là :
	A. 4 – brôm – 4 etyl – 5 metyl hexan	B. 4 brôm 5, 5 dimetyl – 4 – etyl pentan
	C. 3 – brôm – 3 – etyl – 2 metyl hexan	D. 2 – brôm – 2 – etyl – 1,1 dimetyl pentan
Câu 37:Một rượu no có công thức thực nghiệm (C2H5O)n . Vậy công thức phân tử của rượu :
	A. C6H15O3	B. C4H10O2	C. C6H14O3	D. C4H10O
Câu 38: Các chất CH3CH2NH2 (1) ; NH3 (2) ; C6H5NH2 (3) . Thứ tự tăng dần tính bazơ là :
	A. 1 < 2 < 3	B . 1 < 3 < 2	C. 2 < 3 < 1	D. 3 < 2 < 1
Câu 39: Các chất sau đây C6H5OH ; C2H5OH ; CH3COOH; C6H5ONa; C2H5ONa. Số cặp chất tác dụng được với nhau là :
	A. 1 	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 40: Trong các chất sau đây, chất nào dễ tan trong nước nhất:
	A. C2H5Cl	B. NH3	C. H2S	D. C2H6 
ĐÁP ÁN:
1
B
6
A
11
A
16
D
21
C
26
C
31
B
36
C
2
B
7
C
12
D
17
D
22
D
27
D
32
B
37
B
3
D
8
C
13
D
18
B
23
C
28
A
33
D
38
D
4
A
9
D
14
D
19
B
24
D
29
B
34
C
39
D
5
C
10
A
15
C
20
B
25
B
30
D
35
D
40
B

File đính kèm:

  • doc0607_Hoa12_hk1_TLQD.doc
Đề thi liên quan