Đề kiểm tra học kì 1 lớp 11 môn :ngữ văn

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 lớp 11 môn :ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 11
Môn :NGỮ VĂN
I.Đề chung dành cho cả hai ban (5 điểm)
Câu 1:(2 điểm) Hãy trình bày những nét chính về sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu ?
Câu 2:(3 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nỗi niềm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua hai câu thơ sau:
 “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
 Mảng tình san sẽ tí con con!” 
 (Tự tình II)
II.Đề dành riêng cho các ban (5 điểm) .
Câu 1:(Dành cho ban nâng cao)
Có ý kiến cho rằng :Thạch Lam là nhà văn mang sứ mệnh hòa giải giữa hiện thực và lãng mạn .Với tác phẩm “Hai đứa trẻ” anh/chị hãy làm sáng tỏ điều đó?
Câu 2:(Dành cho ban cơ bản)
Hãy phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân và cho biết nhà văn muốn gửi gắm tư tưởng gì qua nhân vật này? 

























GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI.
I.Đề dànhchung cho cả hai ban:5 điểm
Câu 1(2 điểm) Trình bày những nét chính về sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu:
Yêu cầu cần đạt được những ý cơ bản sau:
*Những sáng tác chính:sáng tác ở hai giai đoạn
-Trước khi thực dân Pháp xâm lược:có 2 truyện thơ:Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ -Hà Mậu ->là nhà thơ đầu tiên ở Nam Kì sáng tác bằng chữ Nôm.
-Sau khi thực dân Pháp xâm lược:Thơ văn ông được xem là lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX: Chạy giặc ,văn tế nghã sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh.
*Nội dung thơ văn:
-Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa:thơ văn ông mang tư tưởng chở đạo,truyền dạy đạo đức làm người.Vì thế mà mà mang đậm tinh thân nhân nghĩa của đạo Nho, vừa đậm đà tính dân tộc.(có thể lấy hình tượng nhân vật Vân Tiên làm ví dụ)
-Lòng yêu nước thương dân:Thơ ông ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước, khích lên tinh thần căm thù giặc và ý chí cứu nước của dân tộc ta, đồng thời liệt liệt biểu dương người anh hùng đã chiến đấu hi sinh vì tổ quốc. 
*Nghệ thuật thơ văn:
-Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất đạo đức và trữ tình
-Đậm đà hơi thơ cuộc sống, đậm đà bản sắc Nam bộ...
Câu 2(3 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nỗi niềm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua hai câu thơ sau:
 “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
 Mảng tình san sẽ tí con con!” 
 (Tự tình II)
Yêu cầu :
-Bài thơ là tiếng nói buồn đau phẫn uất của nữ sĩ trước duyên phận éo le, dang dở cua chính mình.Nỗi tuyệt vọng được thể hiện tậm trung nhất ở hai câu kết.
+Nhận ra sự chảy trôi của thời gian đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân ,quy luật thời gian tuần hoàn( mùa xuân) mà tuổi trẻ qua đi, làm sáng tỏ nghệ thuật của từ “ngán”( tâm trạng tuyệt vọng bế tắc) “xuân” (vừa chỉ mùa xuân vừa chỉ tuổi xuân) từ “lại” (thêm lần nữa và trở lại
+Nghệ thuật tăng tiến được sử dụng ở câu cuối :Mảnh tình đã bé lại còn “san sẻ” thành ra ít ỏi , chỉ còn “tí con con” nên càng xót xa tội nghiệp. Câu thơ có sức nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm tăng thêm nghịch cảnh éo le.
II.Dành riêng cho 2 ban:
Câu 1(Ban nâng cao): Chất hiện thực và lãng mạn trong “Hai đứa trẻ” cả Thạch Lam:
-Giới thiệu về Thạch Lam hoặc Văn Thạch Lam , “Hai đứa trẻ ” là tiêu biểu cho lối kết hợp giữa hiên thực và lãng mạn trong văn ông.
-Lí giải được thế nào là hiên thực ,thế nào là lãng mạn
-Hiện thực được thể hiên trong tác phẩm: Phơi bày một cách chân thực về một phố huyện nghèo với cuộc sống cơ cực, tàn lụi, đói kém của những kiếp người bé nhỏ , mòn mỏi nơi đây.Đây là bức tranh hiện thực của xã hội Việt Nam trước CM tháng 8.
-Chất lãng mạn được thể hiện :Lời văn nhẹ nhàng ,giàu chất trữ tình. Toàn bộ tác phẩm như viết nên bằng thứ ngôn ngữ giàu chất thơ.Cuộc sống con người nơi đây được Thạch Lam tài hiện dưới góc độ tình nhân ái bao la, sự chân tình và nhân ái của những con người với nhau...
Câu 2(ban cơ bản): Hình tượng nhân vật Huấn Cao
Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Tuân và tác phẩm “Chữ người chữ tù”
Hình tượng nhân vật Huấn Cao:
+Vẽ đẹp tài năng: Tài viết thi pháp :Lấy dẫn chứng phân tích.
+Vẽ đẹp của con người có khí phách anh hùng: Lấy dẫn chứng phân tích.
+Vẽ đẹp của con người có thiên lương trong sạch: Lấy dẫn chứng phân tích.
-Cả ba vẽ đep trên hội tụ trong hình tượng nhân vật Huấn Cao, nó thể hiện cho tư tưởng Nguyễn Tuân: Cái đẹp không chỉ ở cái tài mà nó còn phải thể hiện ở cái tâm.Cái đẹp là sự hoàn thiện.Ca ngợi cái đẹp trong con người nho sĩ, cái đẹp trong quá khứ.







File đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ky 11.doc