Đề kiểm tra học kì 1 môn ngữ văn lớp 7 trường trung học cơ sở Cao Viên

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 môn ngữ văn lớp 7 trường trung học cơ sở Cao Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Cao Viên
Họ và tên:…………………….	 KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 7
I.Trắc nghiệm: (3đ)
 Đọc các câu hỏi sau và trả lời bằng cách ghi lại vào tờ giấy thi chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất.
 Cho đoạn văn:
 “[…] Mùa xuân của tôi- mùa xuân của Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như mộng…
 […] Đẹp quá đi mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh mướt như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác”…
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 
 A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận
Câu 2: Văn bản “ Mùa xuân của tôi” thuộc thể loại nào?
 A.Tự sự B. Biểu cảm C. Tuỳ bút D. Trữ tình
Câu 3: Mùa xuân của tôi là nỗi nhớ của tác giả về Hà Nội ở khoảng thời gian nào?
 A. Tháng chạp B. Tháng giêng C. Tháng ba D. Tháng hai.
Câu 4. Trong đoạn trích trên, tác giả đã dụng bao nhiêu từ láy?
 A. Hai từ B. Ba từ C. Bốn từ D. Năm từ. 
Câu 5: Trong câu văn “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong…”, từ phong có nghĩa là gì?
 A. Bọc kín B. Đẹp đẽ C. Cơn gió D. Oai phong.
Câu 6: Tác giả nào sau đây được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm?
 A. Xuân Quỳnh B. Đoàn Thị Điểm 
 C. Bà Huyện Thanh Quan D. Hồ Xuân Hương.
Câu 7. Bài thơ nào sau đây không thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt? 
 A. Bánh trôi nước B. Cảnh khuya 
 C. Bạn đến chơi nhà D. Xa ngắm thác núi Lư
Câu 8: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng thể hiện điều gì trong tâm hồn Bác?
 A. Lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, nhất là thương các chiến sĩ.
 B. Tinh thần vượt khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng của Người. 
 C. T ình yêu thiên nhiên sâu sắc, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước thiết tha và phong thái chiến sĩ của Bác.
 D. Tình yêu thiên nhiên thiết tha và lối sống hoà nhập với thiên nhiên.
Câu 9. Từ nào sau đây là từ Hán Việt?
 A. Nuộc lạt B. Huynh đệ C. Ruộng đất D. Nhà cửa
Câu 10. Từ nào là từ ghép đẳng lập?
 A. Sông núi B. Lúng liếng C. Bút chì D. Lung linh.
Câu 11: Câu sau mắc lỗi nào? 
 Ông vẫn mặc bộ đồ xanh công nhân, chiếc băng tên nhỏ đeo trước ngực, đôi bàn tay nhỏ và mái tóc sửa soạn bạc tr ắng.
 A. Lỗi dùng từ ngữ sáo rỗng. B. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
 C. Lỗi sai chính tả. D. Lỗi sai ngữ pháp.
Câu 12. Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
 A. Nhằm gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
 B. Nhằm trình bày diễn biến sự việc trong văn biểu cảm.
 C. Nhằm nêu ý kiến đánh giá, bàn luận trong văn biểu cảm.
 D. Nhằm giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp.
II: Tự luận(7đ)
Câu 1. (2đ) Trong bài thơ Tiếng gà trưa nhà thơ Xuân Quỳnh viết:
 “…Tiếng gà ai nhảy ổ
 Cục…cục tác cục ta
 Nghe xao động nắng trưa
 Nghe bàn chân đỡ mỏi
 Nghe gọi về tuổi thơ”.
 Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nói rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 2:(5đ) Mùa xuân vốn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa. Hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về mùa xuân.



































B. Đáp án:
 I. Trắc nghiệm: 3đ ( mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
B
C
A
D
C
C
B
A
B
A
 II. Tự luận.
 Câu 1 (2đ)
- Chỉ ra biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ( 0,5đ)
 + Điệp từ nghe.
 + NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe xao động nắng trưa/ Nghe bàn chân đỡ mỏi/ Nghe gọi về tuổi thơ”.
- Tác dụng(1,5 đ)
 + Điệp từ nghe nhấn mạnh cảm xúc trào dâng mãnh liệt trong lòng người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa quen thuộc tại một xóm nhỏ trên đường hành quân ra trận.
 + NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ thơ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, người chiến sĩ chìm trong giấy phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ. Người chiến sĩ như thấy mình được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục bước đường hành quân xa(1đ)
 Câu 2(5đ)
1. Mở bài: (1đ)
 - Giới thiệu vài nét khái quát về mùa xuân.
 - Nêu cảm nhận chung của em về mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm.
2. Thân bài (3đ)
 - Cảm nghĩ của em đối với vẻ đẹp, sức sống tràn trề của thiên nhiên: cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa sinh sôi của muôn loài.
 - Cảm nghĩ của em đối với không khí mùa xuân: sự thay đổi của đất trời, thôn xóm, làng mạc, đường phố bày bán nhiều hàng hoá, nhà cửa được trang hoàng…
 - Cuộc sống của con người trong mùa xuân: mùa khởi đầu của một năm, đem lại cho mỗi người một tuổi mới, mùa của những lễ hội, mở đầu cho một kế hoạch mới, một dự định mới.
 - Hồi tưởng về một kỉ niệm khó quên của em gắn liền với mùa xuân. Qua đó khiến em thêm yêu và háo hức đón mùa xuân về.
 - Khẳng định vị trí, vai trò của mùa xuân đối với cuộc sống của muôn loài, của mọi người và của riêng em.
3. Kết bài(1đ)
 - Cảm xúc, suy ngẫm của em khi mùa xuân về và tiễn mùa xuân đi.
 - Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước khi mùa xuân về.

File đính kèm:

  • docDe thi HKI NV7.doc