Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học 7 - Mã đề số 134

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học 7 - Mã đề số 134, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 
MÔN SINH HỌC 7
Thời gian làm bài 45 phút (không kể giao đề)
Họ, tên : ................................................... Số báo danh:.................... 
Mã đề số 134
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) 
Chọn phương án đúng rồi ghi vào giấy làm bài theo mẫu có sẵn. Ví dụ : nếu ở câu 1 chọn phương án D thì ở ô số 1 ghi D.
Câu 1: Sán nào thích nghi với lối sống tự do, thường sống ở dưới nước vùng ven biển nước ta?
A. Sán lông.	B. Sán bã trầu.	C. Sán dây.	D. Sán lá gan.
Câu 2: Sán lông và sán lá gan được xếp chung vào ngành giun dẹp vì 
A. chúng có lối sống kí sinh.	B. chúng đều là sán.
C. cơ thể dẹp có đối xứng hai bên.	D. chúng có lối sống tự do.
Câu 3: Trùng roi xanh và tế bào thực vật đều có
A. điểm mắt.	B. diệp lục.	C. thành xenlulôzơ.	D. roi.
Câu 4: Đặc điểm chung của ngành giun tròn là cơ thể
A. phân đốt, đối xứng hai bên.	B. không phân đốt, có dạng hình trụ tròn.
C. phân đốt, cơ quan tiêu hóa phát triển.	D. không phân đốt, đối xứng hai bên.
Câu 5: Chọn phương án đúng:
A. Thủy tức chưa có hệ thần kinh mạng lưới.
B. Thủy tức chưa có tế bào tuyến tiết ra dịch tiêu hóa.
C. Thủy tức đã có cơ quan hô hấp.
D. Thủy tức có tế bào gai là cơ quan tự vệ và bắt mồi.
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG có ở trùng roi ?
A. Có nhân.	B. Có lục lạp.	C. Dị dưỡng	 D. Tự dưỡng.
Câu 7: Trong việc phòng bệnh sốt rét, người ta muốn hạn chế sự sinh trưởng của bọ gậy (lăng quăng hoặc cung quăng) bằng cách nào?
A. Khai thông cống rãnh.	B. Phun thuốc diệt muỗi.
C. Ngủ phải có màn.	D. Dùng thuốc kháng sinh.
Câu 8: Trùng roi và cây xanh đều có
A. ti thể.	B. roi.	C. khả năng di chuyển.	D. diệp lục trong tế bào.
Câu 9: Khi mổ giun sẽ thấy giữa thành cơ thể và thành ruột có một khoang trống chứa dịch, đó là
A. dịch thể xoang.	B. máu của giun.	C. thể xoang.	D. dịch ruột.
Câu 10: Triệu chứng của bệnh kiết lị là
A. đi ngoài.	B. phân có lẫn máu và nhày như nước mũi. 
C. đau bụng.	D. đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và nhày như nước mũi.
Câu 11: Khi nuôi tôm, người ta thường cho tôm ăn vào lúc
A. sáng sớm.	B. buổi trưa.	C. đêm khuya.	D. chạng vạng tối .
Câu 12: Chọn phương án SAI:
A. Trùng sốt rét không có bộ phận di chuyển, còn trùng kiết lị có chân giả rất ngắn.
B. Trùng kiết lị kí sinh trong máu người, trùng sốt rét kí sinh ở thành ruột.
C. Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều hủy hoại hồng cầu sinh ra bệnh rất nguy hiểm.
D. Trùng kiết lị và trùng sốt rét rất thích nghi với lối kí sinh.
Câu 13: Loài nào của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người?
A. Thủy tức.	B. San hô.	C. Sứa.	D. Hải quỳ.
Câu 14: Cho các bước khi tiến hành mổ giun đất như sau :
1. Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt một đường chính giữa lưng về phía đuôi.
2. Đổ ngập nước cơ thể giun, dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể
3. Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ, cố định đầu và đuôi bằng hai ghim.
4. Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu.
Cách sắp xếp các bước mổ giun đất nào dưới đây là hợp lí ?
A. 4, 3, 2, 1.	B. 2, 3, 1, 4.	C. 1, 2, 3, 4.	D. 3, 1, 2, 4.
Câu 15: Những đại diện nào dưới đây thuộc ngành giun dẹp ?
A. Sán máu, sán lá gan, rươi.	B. Sán dây, sán lông, sán lá gan.
C. Rươi, đỉa, sán lá gan.	D. Đĩa, sán lá gan.
Câu 16: Ở phần đầu ngực của nhện, bộ phận nào có chức năng bắt mồi tự vệ ?
A. Bốn đôi chân bò dài.	B. Núm tuyến tơ.
C. Đôi kìm có tuyến độc.	D. Đôi chân xúc giác.
Câu 17: Nhện có đặc điểm gì giống tôm đồng ?
A. Không có râu, có 8 chân.	B. Thở bằng phổi và khí quản.
C. Có vỏ bọc bằng kitin, chân có đốt.	D. Thụ tinh trong.
Câu 18: Trùng roi xanh dinh dưỡng bằng hình thức nào ?
A. Tự dưỡng và dị dưỡng.	B. Tự dưỡng và kí sinh.
C. Kí sinh.	D. Dị dưỡng và kí sinh.
Câu 19: Khi gặp nước, vỏ trai hé mở. Mặt có bản lề là
A. mặt lưng.	B. bản lề vỏ.	C. mặt bụng.	 	D. không xác định được.
Câu 20: Khi mổ giun đất cần xác định mặt lưng và mặt bụng của giun vì
A. mổ động vật không xương sống phải mổ từ mặt lưng.
B. nhờ xác định mặt lưng, mặt bụng mà quan sát được cấu tạo từ bên ngoài của giun.
C. xác định được đai sinh dục, lỗ sinh dục cái và lỗ sinh dục đực.
D. Câu A và B đúng..
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 21 (1,5điểm). Nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh.
Câu 22 (0,5điểm). Trai sông tự vệ bằng cách nào ?
Câu 23 (1điểm). Tại sao vỏ tôm cứng mà tôm vẫn tăng trưởng.
Câu 24 (1điểm). Vì sao khi bị ngập nước, giun đất lại chui lên khỏi mặt đất.
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN SINH HỌC 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,3 điểm (0,3 điểm x 20 câu = 6 điểm)
1. Đáp án của đề KIỂM TRA SỐ 134
Câu số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Chọn phương án 
A
C
B
B
D
B
A
D
C
D
D
B
C
D
B
Câu số
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Chọn phương án
C
C
A
A
D
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu
Gợi ý đáp án
Điểm
Câu 21
Có kích thước rất bé, chỉ một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
0,5đ
Phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm. Sinh sản theo kiểu phân đôi.
0,5đ
Vai trò : là thức ăn của nhiều động vật lớn trong nước, chỉ thị về độ sạch của môi trường nước ; gây bệnh nguy hiểm cho người và động vật.
0,5đ
Câu 22
Sau mỗi giai đoạn tăng trưởng tôm phải lột xác.
0,5đ
Câu 23
Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong. Nhờ vỏ cứng, rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nen kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn phần mềm của cơ thể trai.
1 đ
Câu 24
Giun đất hô hấp oxi bằng cách thấm qua da, nếu bị ngập nước giun đất không thở được phải chui lên khỏi mặt đất để tìm oxi.
1 đ
Lưu ý : + Cho điểm kiểm tra học kì theo QĐ 40/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/10/2006 của Bộ GD&ĐT (điểm kiểm tra học kì làm tròn đến 0,1 điểm).
	+ Xem kỹ phần hướng dẫn chấm (đặc biệt là tránh NHẦM mã đề).

File đính kèm:

  • docDe tham khao HKI Sinh7 so 6(1).doc
Đề thi liên quan