Đề kiểm tra học kì 1 môn văn lớp 10 Năm học : 2008 - 2009 Trường Thpt Mường Chiềng
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 môn văn lớp 10 Năm học : 2008 - 2009 Trường Thpt Mường Chiềng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục đào tạo Hòa Bình đề kiểm tra HK 1 môn Văn lớp 10 Trường thpt Mường Chiềng Năm học : 2008 - 2009 ( Thời gian làm bài : 90 phút ) Họ Và Tên: .................................................... Lớp : …………………………. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đề bài: I. Trắc nghiệm (3 điểm - Mỗi câu 0,25 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. Câu 1: Trong những đặc trưng sau, đặc trưng nào không phải là đặc trưng của văn học dân gian? A. Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng. B. Đựơc tập thể sáng tạo nên. C. Gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng. D. Mang đậm dấu ấn và phong cách cá nhân của người nghệ sĩ. Câu2: Trong truyện cổ tích thần kì "Tấm Cám", nhân vật Tấm đã trải qua mấy kiếp hồi sinh? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 3: Ca dao than thân thường là tiếng nói của ai? A. Tiếng nói của vua chúa phong kiến B. Tiếng nói của tầng lớp nô lệ. C. Tiếng nói của người bình dân cất lên từ cuộc đời nhiều xót xa, cay đắng. D. Tất cả các phương án trên. Câu 4: Trong câu: "Thân em như củ ấu gai - Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen", sự đối lập giữa Ruột và vỏ có nghĩa gì? A. Nhấn mạnh đặc điểm của củ ấu gai. B. Người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng thân phận thấp hèn C. Thân phận phụ thuộc của người phụ nữ D. Hai ý A và B. Câu 5: Nhân vật chính trong Uy - Lít - Xơ trở về là ai? A. Uy- Lít - xơ và Pê - nê- lốp B. Uy- Lít - xơ và Tê - lê - mác C. Uy- Lít - xơ và Ơ - ríc- lê D. Pê - nê- lốp và Tê - lê - mác Câu 6: Bài ca dao: Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai đã sử dụng biện pháp tu từ nào? A. ẩn dụ, phóng đại B. So sánh, ẩn dụ C. Điệp ngữ, ẩn dụ D. ẩn dụ, nhân hóa. Câu 7: Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ nói? A. Có sự hỗ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu văn tự, của bảng biểu, sơ đồ… B. Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày. C. Đa dạng về ngữ điệu. D. Có sự phối hợp giữa âm thanh, giọng điệu và cử chỉ, nét mặt, điệu bộ… Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: /…/ là xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng. A. Liên tưởng B. Tưởng tượng C. Quan sát D. Cả ba phương án trên. Câu 9: Nhận xét dưới đây đúng hay sai? Liên tưởng là từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan. A. Sai B. Đúng Câu 10: Văn học viết Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX chủ yếu sử dụng loại chữ nào? A. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. B. Chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. C. Chữ Hán và chữ Nôm D. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ. Câu 11: Tình cảm, cảm xúc nào được thể hiện trong bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão? A. Tự hào về khí thế và sức mạnh của quân đội thời Trần. B. Thẹn vì chưa trả xong nợ công danh C. Tình yêu nước D. Cả ba ý trên. Câu 12: Bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới -bài số 43) của Nguyễn Trãi được sáng tác trong hoàn cảnh nào? A. Lúc tác giả về quê ẩn dật B. Giữa cuộc kháng chiến chống quân Minh C. Khi cuộc kháng chiến chống quân Minh vừa kết thúc thắng lợi. D. Lúc tác giả đang ra sức giúp vua Lê xây dựng đất nước. II. Làm văn (7 điểm) Em hãy viết một bài văn thuyết minh về một tấm gương học tốt mà em biết. ..................................Hết ............................. I. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D B C D A B A C B C D A II. Làm văn. Bài văn thuyết minh phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau đây: - Giới thiệu bạn(tấm gương học tốt): Tên là gì, học ở lớp nào, trường nào… - Bạn ấy có phương pháp học tập như thế nào ( cách học ở nhà, trên lớp, học nhóm, cách sử dụng SGK sao cho hiệu quả, …) - Những thành tích mà bạn ấy đã đạt được trong các năm học (nếu có). - Tinh thần giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống và trong học tập như thế nào… - Bản thân đã học tập được những gì ở người bạn ấy. - Từ đó lựa chọn cho mình một phương pháp học tập phù hợp, nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình học tập và rèn luyện. - Tuyên truyền cho các bạn trong lớp và trong trường về tấm gương học tốt để cùng nhau học tiến bộ. 4. Củng cố - dặn dò: - GV thu bài - Về nhà rèn luyện thêm về văn thuyết minh và các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ. - Chuiẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- S→ gi.doc