Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lí lớp 6 - Mã đề số 325

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lí lớp 6 - Mã đề số 325, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 
MÔN VẬT LÍ 6
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể giao đề)
Họ, tên .:................................................. Số báo danh:........
Mã đề số 325
PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) 
Chọn phương án đúng rồi ghi vào giấy làm bài theo mẫu có sẵn. Ví dụ : nếu ở câu 1 chọn phương án D thì ở ô số 1 ghi D.
Câu 1: Bạn Lan cao 1,38 mét, bạn Hùng cao 1,42 mét. Vậy Hùng cao hơn Lan
A. 0,4m.	B. 4cm.	C. 0,4cm.	D. 4dm.
Câu 2: Một vật đặc có khối lượng là 8.000 g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là 
A. 4 N/m3.	B. 40 N/m3.	C. 4000 N/m3.	D. 40.000 N/m3.
Câu 3: Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích?
A. d = V.P.	B. D = P.V.	C. d = V.D.	D. d = P/V
Câu 4: Một vật có khối lượng 25kg thì có trọng lượng tương ứng là 
A. 250N.	B. 2500N.	C. 25N.	D. 2,5N.
Câu 5: Hai lực cân bằng là hai lực
A. cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
B. cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
C. có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
D. cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
Câu 6: Người ta dùng một bình chia độ chứa 105cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, đá ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 200cm3. Thể tích hòn sỏi là
A. 200cm3.	B. 95cm3.	C. 305cm3.	D. 105cm3.
Câu 7: Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất?
A. d = 10D.	B. d = P.V.	C. P = 10.m.	D. d = V.D.
Câu 8: Đơn vị trọng lượng là
A. N.m2.	B. N.	C. N.m3	D. N.m.
Câu 9: Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình chia độ nào là phù hợp nhất?
A. Bình 100 ml và có vạch chia tới 1 ml.	B. Bình 2000 ml và có vạch chia tới 10 ml.
C. Bình 500 ml và có vạch chia tới 5 ml.	D. Bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml.
Câu 10: Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 40 cm), nên chọn thước có giới hạn đo 
A. 1m và độ chia nhỏ nhất 2cm.	B. 5 dm và độ chia nhỏ nhất 1mm.
C. 60 cm và độ chia nhỏ nhất 1cm.	D. 20 dm và độ chia nhỏ nhất 1mm.
Câu 11: Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Vậy chiều dài tự nhiên (chiều dài ban đầu) của lò xo là 
A. 100 cm.	B. 96 cm.	C. 102 cm.	D. 94 cm.
Câu 12: Dụng cụ đo lực là 
A. Lực kế.	B. Đồng hồ.	C. Cân Robecvan.	D. Thước.
Câu 13: Hai lít (l) bằng với
A. 2 m3.	B. 2 cm3.	C. 2 mm3	D. 2 dm3.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng ?
A. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng ngắn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
C. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau : trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.
D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
Câu 15: Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên cao theo phương thẳng đứng phải cần lực có độ lớn ít nhất bằng
A. 1000N.	B. 1N.	C. 100N.	D. 10N.
Câu 16: Phương án nào dưới đây chỉ lượng chất chứa trong một vật ?
A. 9 mét	B. 6,5 lít.	C. 4 kg.	D. 10 gói.
Câu 17: Đơn vị khối lượng riêng là
A. kg/m3	B. N/m.	C. N/m3.	D. kg/m2.
Câu 18: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?
A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân.	B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
C. Một vật được thả thì rơi xuống.	D. Một vật được ném thì bay lên cao.
Câu 19: Trọng lượng của một vật 40g là 
A. 400 N.	B. 4 N.	C. 0,4 N.	D. 40 N.
Câu 20: Vật nào dưới đây là máy cơ đơn giản ?
A. Bình tràn.	B. Lực kế.	C. Đòn bẩy.	D. Thước cuộn.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 21 (1,5 đ). Một cân Rôbecvan với hộp quả cân gồm 9 quả cân có khối lượng như hình vẽ: 
5g
10g
20g
1g
20g
100g
 50g
2g
2g
a. Độ chia nhỏ nhất và giới hạn đo của chiếc cân này là bao nhiêu gam ?
b. Muốn cân vật có khối lượng 143g thì phải dùng những quả cân nào trong hộp quả cân trên.
. Câu 22 (1,0 đ). Khi sử dụng lực kế để đo lực hút của Trái đất tác dụng lên một vật phải cầm lực kế ở tư thế nào ? Tại sao ?
Câu 23 (1,5 đ). Để đo khối lượng riêng của sỏi, cần phải thực hiện những công việc nào ?
----------- HẾT ----------
Đáp án của đề KIỂM TRA SỐ 325
Câu số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Chọn phương án
B
D
D
A
C
B
A
B
D
B
B
A
D
B
D
Câu số
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Chọn phương án
C
A
C
C
C
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu
Gợi ý đáp án
Điểm
Câu 21
a. ĐCNN : 1g ; GHĐ : 210g
1,0đ
b. Dùng các quả cân 01 quả loại100g ; 02 quả loại 20g ; 01 quả loại 2g và 01 gủa loại 1g.
0,5đ
Câu 22
Cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế ở tư thế theo phương thẳng đứng.
0,5đ
Vì lực cần đo là trọng lực, có phương thẳng đứng.
0,5đ
Câu 23
Chuẩn bị dụng cụ : sỏi, khăn lau (giấy lau), cân robecval ; một cốc nước, bình chia độ, bình tràn (nếu sỏi lớn).
0,5đ
Tiến hành đo : 
+ Lau sạch sỏi bằng khăn lau.
+ Đo khối lượng riêng của sỏi bằng cân robecval.
+ Đo thể tích của sỏi bằng bình chia độ hoặc bình tràn.
+ Dùng công thức D = m/V để tính khối lượng riêng của sỏi.
+ Tiến hành đo ba lần với số lượng sỏi khác nhau để tính giá trị trung bình.
1,0đ
Nếu HS làm phương án khác nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của đề thì vẫn cho điểm tối đa cho phần, câu đó
Lưu ý : + Cho điểm kiểm tra học kì theo QĐ 40/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/10/2006 của Bộ GD&ĐT (điểm kiểm tra học kì có thể làm tròn đến 0,1 điểm).
	+ Tránh nhầm mã đề.

File đính kèm:

  • docDe KT li 6HK I.doc
Đề thi liên quan