Đề kiểm tra học kì 1- Năm 2009- 2010 Môn : Ngữ văn – cơ bản - Khối 11 Trường THPT Nguyễn Thị Định
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1- Năm 2009- 2010 Môn : Ngữ văn – cơ bản - Khối 11 Trường THPT Nguyễn Thị Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Nguyễn Thị Định Đề kiểm tra học kì 1- Năm 2009- 2010 Họ và tên học sinh …….. Môn : Ngữ văn – cơ bản - Khối11 Lớp …….SBD…….Phòng …… Thời gian : 90 phút ( không kể giao đề) Đề gồm 2 trang TRẮC NGHIỆM :( 3 điểm) HS làm bài trên tờ đề bằng cách khoanh tròn ý đúng Câu1: Qua bài thơ “ Tự tình” Hồ Xuân Hương bộc lộ tâm trạng ? Chán ghét cuộc đời Buồn tủi cho thời thế Buồn cho duyên phận éo le và khát vọng hạnh phuc Chán ngán tình duyên Câu 2: Tấm lòng Nguyễn Khuyến qua bài : Câu cá mùa thu ? Thương quê nhà trong cảnh lầm than Tiếc thương cho vận mệnh non sông Cảm thương cho thiên nhiên hiu quạnh Thương quê hương và lo cho vận mệnh đát nước Câu 3: “ Ngất ngưởng ”là thái độ nào của Nguyễn Công Trứ Lạc quan , tự tin Kiêu hãnh , tự đại Lí tưởng sống của người có tài Bản lĩnh , ý thức cá nhân của NCT Câu 4: Cụm từ không là thành ngữ : Lặn lội thân cò Năm nắng mười mưa Một duyên hai nợ Cá chậu chim lồng Câu5: “ văn chương trữ tình đạo đức là nét riêng ”của : Nguyễn Công Trứ Nguyễn Đình Chiểu Nguyễn Khuyến Cao Bá Quát Câu 6: “ Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc” thể hiện: Tiếc cho người dân Cần Giuộc hi sinh Tiếc cho sự hi sinh vì nghĩa lớn của nghĩa sĩ Thương tiếc , đau xót cho sự hi sinh cao cả của người nông dân , nghĩa sĩ Khóc cho thời cuộc Câu 7: Văn học VN từ đầu thế kỉ XX đến CMT8/45 phát triển dưới chế độ nào ? Phong kiến Thực dân , phong kiến Nửa phong kiến , thực dân Nửa thực dân, nửa phong kiến Câu 8: Phẩm chất nào của người nông dân được NĐC ngợi ca trong VTNSCG ? A.Cần cù B.Chịu thương , chịu khó C.Dũng cảm hi sinh vì tổ quốc D. Lập chiến công vẻ vang Câu9 : Vì sao VQN trong “ Chữ người tử tù” nhận mình là “ kẻ mê muội”? Đã không thấy hết tài viết chữ của HC Đã không nhận rõ lẽ sống cao đẹp của con người Để tỏ lòng tôn kính đối với người cho chữ Để tỏ thái độ khiêm tốn , nhún nhường Câu 10: Sắc thái chủ dạo của tiếng cười trong đoạn trích “ Hạnh phúc một tang gia” Tiếng cười giải trí Tiếng cười trào phúng và lòng căm phẩn Tiếng cười châm biếm Tiếng cười nhẹ nhàng , chế giểu Câu 11: Âm thanh nào trong truyện “ Hai đứa trẻ ” của Thạch Lam , có sức nhân vang xao xuyến và náo nức nhất đối với tâm hồn trẻ thơ nơi phố huyện? Tiếng ếch nhái Tiếng đàn bầu Tiếng trống thu không Tiếng còi tàu Câu 12: Những lời cuối cùng của Chí Phèo tâm trạng nào ? Khao khát sống Liều chết Căm hờn . khi bị đẩy ra lề cuộc sống Uất ức , tuyệt vọng và bế tắt TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) Vận dụng kết hợp thao tác so sánh và thao thác lập luận phân tích để viết đoạn văn ngắn ( 300 từ) để trình bày : Phẩm chất đáng quý của học sinh trung học hiện nay. Câu 2 : ( 5 điểm) Phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao trong “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, để làm rõ nhận xét : một cảnh xưa nay chưa từng có. Đáp án I. TRẮC NGHIỆM ( mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 C D D A B C C C B B D D TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1: 2 điểm Yêu cầu kĩ năng : HS viết một đoạn văn có sử dụng kết hợp hai thao tác lập luận so sánh và lập luận phân tích Bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả , dùng từ , đặt câu Yêu cầu nội dung : Phẩm chất tốt của HS : Trung thực , chăm chỉ , sáng tạo , năng động , .. - Tùy theo cách trình bày , khuyến khích sáng tạo Câu 2: Yêu cầu về kỹ năng HS làm được bài văn nghị luận văn học Diẽn đạt , bố cục , dùng từ đặt câu Nội dung : HS có nhiều cách làm . Cần nội dung sau : Cảnh tượng xưa nay chư từng có trong cảnh cho chữ : + Cảnh cho chữ diễn ra trong hoàn cảnh đặc biệt, khác thường + Người cho chữ , người xin chữ + Trật tự , kĩ cương nhà tù đảo ngược . Tù nhân trở thành người ban phát , kẻ coi tù thành phục tùng , khúm núm lắng nghe lời răn dạy và chọn cách sống Gía trị nhân văn : Cái đẹp tôn vinh , cái thiện , nhân tâm .. Biểu điểm : Mở bài : 0,5 Thân bài : 4 Kết : 0,5
File đính kèm:
- de thi hoc ki 1 2009 2010.doc