Đề kiểm tra học kì 1 năm học 2008- 2009 môn ngữ văn 90 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 năm học 2008- 2009 môn ngữ văn 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD&ĐT Đề kiểm tra học kì I năm học 2008- 2009
Thành phố Thái Bình Môn: Ngữ văn 6
 Thời gian: 90 phút (không kể giao đề)
 

I. Trắc nghiệm: (2,5 điểm)
Chọn một chữ cái trước phương án đúng cho mỗi câu sau đây (ví dụ: câu 1-A; câu 2-B...):
Câu 1: Trong các văn bản sau, văn bản nào là truyền thuyết? 
 A.Thạch Sanh C. Con Rồng cháu Tiên
 B. Thầy bói xem voi D. Con hổ có nghĩa 
Câu 2: Nhân dân đã “bất tử hoá” người anh hùng Thánh Gióng bằng chi tiết nghệ thuật: 
 A. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. 
 B. Bà con làng xóm góp gạo nuôi cậu bé. 
 C. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
 D. Giặc tan, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay về trời.
Câu 3: Tổ hợp nào là cụm danh từ?
 A. bay qua túp lều B. mặt mũi khôi ngô C. được vua khen D. rất nhanh nhen, thông minh
Câu 4: ý nghĩa của truyện “ếch ngồi đáy giếng” là:
 A. Châm biếm thói khoe khoang hợm hĩnh. C. Phê phán kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huyênh hoang.
 B. Phê phán cách nhìn nhận chủ quan, phiến diện. D. Phê phán những người ba phải, không có chủ kiến.
Câu 5: ý nào nêu chính xác nhất đặc điểm truyện ngụ ngôn?
 A. Ngắn gọn, triết lí sâu xa. C. Tình tiết li kỳ, hấp dẫn.
 B. Ngắn gọn, tình huống bất ngờ. D. Chứa đựng nhiều mâu thuẫn gây cười.
Câu 6: Trong các từ sau, từ ghép là:
 A. sung sướng B. hồng hào C. mặt mũi D. đẹp đẽ
Câu 7: Trong các truyện đã học, chi tiết nào sau đây là chi tiết kỳ ảo?
 A. Đứa trẻ lên ba vẫn chưa biết nói.
 B. Người con trưởng theo Âu Cơ được lập làm vua lấy hiệu là Hùng Vương.
 C. Trời mưa to làm nước giếng dềnh lên đưa ếch ra ngoài. 
 D. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy.
Câu 8: Những tình tiết li kỳ trong truyện cổ tích thường mang ý nghĩa gì?
 A. Đả kích những cái xấu, những bất công trong xã hội.
 B. Là bài học sâu sắc về đạo lí con người.
 C. Sự trân trọng những tài năng kiệt xuất của con người.
 D. Mơ ước, khát vọng của con người về lẽ công bằng trong cuộc đời.
Câu 9: Truyện cổ thường được kể ở ngôi thứ mấy?
 A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Nhiều loại ngôi kể
Câu 10: Đâu là phần giải nghĩa cho từ “công quán”?
A. Nhà to, đẹp, dành riêng cho những người có chức tước cao. C. Nơi chầu trước cung điện nhà vua.
B. Nhà để tiếp các quan phương xa về kinh. D. Nơi vua ở.
II. Tự luận: (7,5 điểm)
Câu 1:(2,5 điểm)
Trong văn bản “Mẹ hiền dạy con”, chi tiết bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, gợi lên trong em suy nghĩ gì về cách dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn ngắn (không quá nửa trang giấy thi).
Câu 2:(5 điểm).
 Mỗi ngày đến trường, em lại được đón nhận biết bao nhiêu niềm vui. Hãy kể về một ngày đến trường vui nhất của em.
 PhònG GD&ĐT Đề kiểm tra học kì I năm học 2008- 2009
Thành phố Thái Bình Môn: Ngữ văn 7
 Thời gian: 90 phút (không kể giao đề)
 
I. Trắc nghiệm: (2,5 điểm)
Em hãy lựa chọn một chữ cái trước phương án đúng cho mỗi câu sau đây (ví dụ: câu 1-A; câu 2-B...):
Câu 1: Tác phẩm thuộc nền văn học trung đại Việt Nam: 
 A. Sài Gòn tôi yêu B. Rằm tháng giêng C. Xa ngắm thác núi Lư D. Qua đèo Ngang
Câu 2: Văn bản được sáng tác theo thể thơ Đường luật là:
 A. Sau phút chia li B. Côn Sơn ca C. Tiếng gà trưa D. Cảnh khuya
Câu 3: Nguyễn Trãi đã sáng tác bài thơ nào?
 A. Côn Sơn ca B.Tụng giá hoàn kinh sư C. Thiên Trường vãn vọng D. Tĩnh dạ tứ
Câu 4: Đâu là từ ghép đẳng lập trong các từ dưới đây?
 A. nam quốc B. sơn hà	 C. bạch lộ D. thiên thư
Câu 5: ý nào không phải là đặc điểm của ca dao dân ca?
 A. Những sáng tác thuộc thể loại trữ tình dân gian. C. Thường sử dụng thể thơ ngũ ngôn.
 B. Có sự kết hợp giữa lời và nhạc. D. Chủ yếu để diễn tả nội tâm con người.
Câu 6: Thông điệp quan trọng nhất mà văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” muốn gửi gắm là gì?
 A. Trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước.
 B.Tình anh em là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp, hãy biết nâng niu trân trọng.
 C.Trẻ em có quyền được học hành, được chăm sóc.
 D.Tổ ấm gia đình vô cùng quí giá, xin hãy bảo vệ và gìn giữ.
Câu 7: Trong câu cuối bài thơ “Bánh trôi nước”(“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”), nhà thơ đã sử dụng quan hệ từ với ý nghĩa biểu thị nào?
 A. Quan hệ nhân quả B. Quan hệ tương phản C. Quan hệ so sánh D. Quan hệ sở hữu
Câu 8: Em hiểu gì về tâm trạng người lữ khách từ hai câu kết của bài thơ “Qua đèo Ngang”?
 A. Nỗi nhớ nước, thương nhà da diết.
 B. Niềm say mê với cảnh thiên nhiên khi đứng giữa trời, non, nước.
 C. Niềm mong mỏi được trở lại quê nhà.
 D. Nỗi buồn bã, cô đơn dâng đến tột cùng.
Câu 9 : Nhận xét nào đúng về “chơi chữ”?
 A. Dùng biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc âm để làm nổi bật ý, gây xúc động mạnh.
 B. Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước.
 C. Cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
 D. Những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan đến nhau.
Câu 10: Câu thơ nào đã sử dụng thành ngữ?
 A.Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. C. Cái cò lặn lội bờ ao.
 B. Thân em vừa trắng lại vừa tròn. D. Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
II. Tự luận: (7,5 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm)
 Chép lại hai câu đầu bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. 
	Trình bày ngắn gọn (không quá nửa trang giấy thi) những cảm nhận của em về hai câu thơ vừa chép.
Câu 2: (5 điểm) 
 	Biểu cảm về một người thân yêu nhất của em.
 


 Phòng GD&ĐT Đề kiểm tra học kì I năm học 2008- 2009
Thành phố Thái Bình Môn: Ngữ văn 8
 Thời gian: 90 phút (không kể giao đề)
 

I. Trắc nghiêm: (2,5 điểm)
Em hãy lựa chọn một chữ cái trước phương án đúng cho mỗi câu sau đây (ví dụ: câu 1-A; câu 2-B...):
Câu 1: “Nhà văn hiện thực xuất sắc thường viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.”, đó là ai?
 A. Thanh Tịnh B. Nguyên Hồng C. Nam Cao D. Ngô Tất Tố
Câu 2: Trong các văn bản sau, văn bản đã sử dụng yếu tố biểu cảm nhiều nhất là: 
 A.Tôi đi học B. Lão Hạc C. Trong lòng mẹ D. Tức nước vỡ bờ
Câu 3: Nhân vật nào đã để lại trong em dấu ấn về cuộc sống cùng khổ, bế tắc và những trăn trở, suy tư, cái nhìn đầy nhân ái, bao dung với con người, với cuộc đời?
 A. Ông giáo B. Lão Hạc C. Bé Hồng D. Anh Dậu 
Câu 4: Lời nói đã đánh dấu sự vươn lên ngang hàng với kẻ thù của nhân vật chị Dậu trong “Tức nước vỡ bờ” là: 
 A. Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! 
 B. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
 C. Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
 D. Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...
Câu 5: Từ nào dưới đây không cùng trường từ vựng với những từ còn lại?
 A. túm B. sợ C. lẳng D. vật
Câu 6: Trong những câu sau, câu ghép là:
 A. ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
 B. Sau trận ốm, lão yếu người đi ghê lắm.
 C. Cô tôi chưa nói dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng.
 D. Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng.
Câu 7: Từ tượng thanh là:
 A. lật đật B. thủng thẳng C. run rẩy D. uể oải
Câu 8: Lí do chính để chiếc lá vẽ trên bức tường của cụ Bơ-men được coi là một kiệt tác?
 A. Chiếc lá giống như thật, mắt thường không thể phân biệt.
 B. Cụ Bơ men đã từng mơ ước có được một kiệt tác.
 C. Chiếc lá được vẽ trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt.
 D. Nó có một giá trị lớn lao: đem lại sự sống cho con người.
Câu 9: Câu văn “Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”...”(“Bài toán dân số” ), dấu ngoặc kép trong cụm từ “sáng mắt ra” được dùng để:
 A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai 
 B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt D. Đánh dấu tên tác phẩm được trích dẫn
Câu 10: Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
 A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm C. Có tính đa nghĩa, giàu hình ảnh 
 B. Có tính khách quan, chính xác D. Có tính cá thể và giàu cảm xúc
II. Tự luận: (7,5 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm) 
 Trong văn bản “Lão Hạc”, nhà văn Nam Cao đã để lão Hạc tự kết liễu cuộc đời của mình bằng bả chó. Em cảm nhận và suy nghĩ như thế nào về chi tiết này? Hãy trình bày ngắn gọn (không quá nửa trang giấy thi).
Câu 2: (5 điểm) 
 Giới thiệu về lớp học thân yêu của em. 
 Phòng GD&ĐT Đề kiểm tra học kì I năm học 2008- 2009
Thành phố Thái Bình Môn: Lịch sử 6
 Thời gian: 45 phút (không kể giao đề)
 


I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Hãy lựa chọn một chữ cái trước phương án đúng cho mỗi câu sau đây:
Câu 1: Bốn quốc gia cổ đại phương Đông là:
 A. Ai cập, Hi lạp, Trung Quốc, Lưỡng Hà C. Rô-ma, Hi Lạp, Trung Quốc, ấn Độ
 B. Ai Cập, ấn Độ, Trung Quốc, Lưỡng Hà D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Rô-ma, Trung Quốc
Câu 2: Xã hội cổ đại phương Tây bao gồm những giai cấp nào? 
 A. Nông dân và quan lại C. Chủ nô và nô lệ 
 B. Quí tộc và thương nhân	 	 D. Vua chúa và quan lại
Câu 3: Vì sao ở phương Tây, các quốc gia cổ đại lại hình thành muộn hơn nhiều so với phương Đông?
	A. Đất đai xấu, không thuận lợi cho việc trồng lúa để sớm ổn định nền kinh tế.
	B. Địa hình gần biển, có nhiều thiên tai, bão gió.
	C. Là nơi có nhiều động đất và núi lửa hoạt động.
D. Đất đai màu mỡ nhưng con người không tìm ra sớm để định cư, sinh sống.
Câu 4: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời nhà nước Văn Lang?
A. Sự phân hoá giàu, nghèo trong xã hội.
B. Cuộc sống ở các làng bản luôn bị thiên tai, lũ lụt đe doạ.
C. Nhân dân muốn được phát triển việc buôn bán với nước ngoài.
D. Thường xảy ra tranh chấp giữa các vùng, các bộ lạc, thường bị giặc ngoài đe doạ.
Câu 5: Ghép một chữ số ở cột bên trái với một chữ cái ở cột bên phải cho đúng: 

1. Nước Văn Lang thành lập
A. Năm 214 TCN
2. Nước Âu Lạc bị Triệu Đà Xâm chiếm
B. Năm 207 TCN
3. Kháng chiến chống quân Tần bùng nổ
C. Năm 208 TCN
4. Nước Âu Lạc thành lập
D. Năm 179 TCN

E. Thế Kỉ VII TCN

II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
 	Nguyên nhân nào dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ?
Câu 2: (4 điểm) 
	Vẽ sơ đồ tổ chức của nhà nước Văn Lang và giải thích sơ đồ. Từ đó em có nhận xét gì về nhà nước thời Hùng Vương?


File đính kèm:

  • docDe van ki 1cac khoitui.doc
Đề thi liên quan