Đề kiểm tra học kì 1 (năm học 2008 – 2009) môn Vật lí 6 - mã 132

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 (năm học 2008 – 2009) môn Vật lí 6 - mã 132, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (NĂM HỌC 2008 – 2009)
MÔN VẬT LÍ 6
Thời gian làm bài : 45 phút (không kể giao đề)
‏ Họ và tên . SBD   Lớp 
MÃ ĐỀ SỐ 132
(Học sinh phải ghi mã đề 132 vào giấy làm bài)
Câu 1 (2 điểm). 
a. Trọng lực là gì, trọng lượng là gì ? Nêu đặc điểm về phương và chiều của trọng lực.
b. Một học sinh có khối lượng 30,5 kg thì có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu ?
Trọng lượng của học sinh này có lớn hơn trọng lượng của một bao gạo loại 5 yến không ? Vì sao ?
Câu 2 (2 điểm). 
Đổi các đơn vị sau : 
a. 2 tấn = ................... tạ	e. 160dm = ................... m ;
b. 6dm3 = ................... lít	f. 20km = ................... m ;
c. 100g = ................... kg	g. 0,5 lít = ................... CC ;
d. 1500 kg/m3 = ..................g/cm3	h. 0,8g/CC = ..................... kg/m3
Câu 3 (2 điểm). 
a. Để cân một bì bột có khối lượng 1,55kg bằng cân rô-béc-van nhưng chỉ có các quả cân loại 1kg, 200g, 100g và 50g (mỗi loại 2 quả). Phải đặt các quả cân như thế nào (mỗi loại bao nhiêu quả cân) lên đĩa cân để cân thăng bằng ?
b. Hãy kể tên các dụng cụ cần thiết để tiến hành đo khối lượng riêng của sỏi.
Câu 4 (2 điểm). 
a. Nêu kết quả tác dụng của lực. Dụng cụ nào dùng để đo lực ?
b. Một khối cát có thể tích 8m3 và có khối lượng 12 tấn. Hãy tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của cát. Tính trọng lượng của 4m3 cát.
Câu 5 (2 điểm). 
a. Kể tên các loại máy cơ đơn giản. Với mỗi loại máy cơ, em hãy nêu một ví dụ.
b. Thế nào là hai lực cân bằng ? Cho một ví dụ trong thực tế mà em quan sát được (trường hợp một vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì đứng yên). Nêu rõ hai lực đó.
---- Hết ----
Không ai được giải thích gì thêm !
Học sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào khi làm bài !
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (NĂM HỌC 2008 – 2009)
MÔN VẬT LÍ 6
Thời gian làm bài : 45 phút (không kể giao đề)
‏ Họ và tên . SBD   Lớp 
MÃ ĐỀ SỐ 357
(Học sinh phải ghi mã đề 357 vào giấy làm bài)
Câu 1 (2 điểm). 
a. Trọng lực là gì, trọng lượng là gì ? Nêu đặc điểm về phương và chiều của trọng lực.
b. Một học sinh có khối lượng 41,5 kg thì có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu ?
Trọng lượng của học sinh này có lớn hơn trọng lượng của một bao gạo loại nửa tạ không ? Vì sao ?
Câu 2 (2 điểm). 
Đổi các đơn vị sau : 
a. 130cm = ................... m 	;	e. 9 tạ	 = ................... kg ;
b. 0,2 lít = ................... CC ; 	f. 40km = ................... m ;
c. 500g = ..................... kg ;	g. 12dm3 = ................... lít ;
d. 1,43g/CC = ..................... kg/m3;	h. 8900 kg/m3 = ..................g/cm3.
Câu 3 (2 điểm). 
a. Để cân một bì muối có khối lượng 1,75kg bằng cân rô-béc-van nhưng chỉ có các quả cân loại 1kg, 300g, 100g và 50g (mỗi loại 2 quả). Phải đặt các quả cân như thế nào (mỗi loại bao nhiêu quả cân) lên đĩa cân để cân thăng bằng ?
b. Hãy kể tên các dụng cụ cần thiết để tiến hành đo khối lượng riêng của sỏi.
Câu 4 (2 điểm). 
a. Nêu kết quả tác dụng của lực. Để đo cường độ của lực người ta dùng dụng cụ nào ?
b. Một khối đất có thể tích 4m3 và có khối lượng 6 tấn. Hãy tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của đất. Tính trọng lượng của 5m3 đất.
Câu 5 (2 điểm). 
a. Kể tên các loại máy cơ đơn giản. Với mỗi loại máy cơ, em hãy nêu một ví dụ.
b. Thế nào là hai lực cân bằng ? Cho một ví dụ trong thực tế mà em quan sát được (trường hợp một vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì đứng yên). Nêu rõ hai lực đó.
---- Hết ----
Không ai được giải thích gì thêm !
Học sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào khi làm bài !
KIỂM TRA HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2008 – 2009)
ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN VẬT LÍ 6
Đáp án Vật lí 6 có 02 trang
Mã đề 132
Câu
Gợi ý chấm
Điểm
1
(2đ)
a
Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
0,5
Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.
0,5
b
+ 30,5kg tương ứng với 305N
0,5
+ Không lớn hơn vì 5 yến = 50 kg tương ứng với 500N (305N < 500N)
0,5
2
(2đ)
a. 2 tấn = 20 tạ	e. 160dm = 16 m ;
b. 6dm3 = 6 lít	f. 20km = 20.000 m ;
c. 100g = 0,1 kg	g. 0,5 lít = 500 CC ;
d. 1500 kg/m3 = 1,5 g/cm3	h. 0,8g/CC = 800 kg/m3
Mỗi ý đúng được 0,25đ
2,0
3
(2đ)
a
Loại 1kg ; 100g và 50g : mỗi loại 01 quả ; Loại 200g : 02 quả ; 
1,0
b
+ Dụng cụ dùng để đo thể tích : bình chia độ (có bình tràn nếu sỏi lớn).
+ Dụng cụ dùng để đo khối lượng : cân rô – béc – van có hộp quả cân (hoặc cân khác có ĐCNN và giới hạn đo bé).
+ Nước, sỏi, dẻ lau,
1,0
4
(2đ)
a
+ Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm nó biến dạng.
0,5
+ Dùng lực kế để đo lực.
0,25
b
0,5
d = 10D = 15000N/m3 
0,25
Khối lượng của 4m3 cát là : m = DV = 4 x 1500 = 6.000kg
0,25
Trọng lượng của 4m3 cát là : P = 10m = 6000 x 10 = 60.000N
0,25
5
(2đ)
a
Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
0,5
Nêu được 3 ví dụ tương ứng.
0,5
b
Hai lực cùng tác dụng vào một vật (chung điểm đặt), mạnh như nhau (cùng độ lớn), cùng phương nhưng ngược chiều gọi là hai lực cân bằng.
0,5
Nêu được ví dụ.
0,25
Chỉ rõ được hai lực
0,25
Nếu viết đúng biểu thức được nửa số điểm của phần đó ; nếu thiếu hoặc sai đơn vị bị trừ không quá 0,25 điểm cho toàn bài.MÃ ĐỀ 357 - MÔN VẬT LÍ 6
Câu
Gợi ý chấm
Điểm
1
(2đ)
a
Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
0,5
Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.
0,5
b
+ 41,5kg tương ứng với 415N
0,5
+ Không lớn hơn vì 0,5 tạ = 50 kg tương ứng với 500N (415N < 500N)
0,5
2
(2đ)
a. 130cm = 1,3 m 	;	e. 9 tạ	 = 900 kg ;
b. 0,2 lít = 200 CC ; 	f. 40km = 40.000 m ;
c. 500g = 0,5 kg ;	g. 12dm3 = 12 lít ;
d. 1,43g/CC = 1430 kg/m3;	h. 8900 kg/m3 = 8,9 g/cm3.
Mỗi ý đúng được 0,25đ
2,0
3
(2đ)
a
Loại 1kg ; 100g và 50g : mỗi loại 01 quả ; Loại 300g : 02 quả ; 
1,0
b
+ Dụng cụ dùng để đo thể tích : bình chia độ (có bình tràn nếu sỏi lớn).
+ Dụng cụ dùng để đo khối lượng : cân rô – béc – van có hộp quả cân (hoặc cân khác có ĐCNN và giới hạn đo bé)
+ Nước, sỏi, dẻ lau,
1,0
4
(2đ)
a
+ Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm nó biến dạng.
0,5
+ Dùng lực kế để đo lực.
0,25
b
0,5
d = 10D = 15.000N/m3 
0,25
Khối lượng của 5m3 cát là : m = DV = 5 x 1.500 = 7.500kg
0,25
Trọng lượng của 5m3 cát là : P = m10 = 7.500 x 10 = 75.000N
0,25
5
(2đ)
a
Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
0,5
Nêu được 3 ví dụ tương ứng.
0,5
b
Hai lực cùng tác dụng vào một vật (chung điểm đặt), mạnh như nhau (cùng độ lớn), cùng phương nhưng ngược chiều gọi là hai lực cân bằng.
0,5
Nêu đúng ví dụ.
0,25
Chỉ rõ được hai lực.
0,25
Trong từng phần, từng câu, nếu HS làm cách khác đáp án nhưng vẫn đúng kết quả và cách giải hợp logic thì vẫn cho điểm tối đa phần (câu) đó.
-------- HẾT --------

File đính kèm:

  • docVat li(1).doc
Đề thi liên quan