Đề kiểm tra học kì 1 (năm học 2013-2014) môn ngữ văn 9 thời gian : 90 phút

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 (năm học 2013-2014) môn ngữ văn 9 thời gian : 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (Năm học 2013-2014)
 Môn Ngữ văn 9 Thời gian : 90 phút 
	 GV :Lê Thị Cam	 
\ Đơn vị : Trường THCS Lê Qúy Đôn	
 
A. Ma trận:
 Mức độ

Nội dung
Nhận biết

Hiểu
VD thấp
VD cao
Tổng

1.Phương châm hội thoại

Nhận biết câu ca dao liên quan đến p/c lịch sự
P/c lịch sự y/c khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác
 


 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
0,5
0,5đ
0,5
0,5đ


1
1đ
10%
2.Cảnh ngày xuân

Từ láy góp phần thể hiện nội dung
Không khí lễ hội đông vui, rộn ràng
 


 1đ

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
0,5
0,5đ
0,5
0,5đ


1
1đ
10%
3.Ánh trăng













Số câu
Số điểm
Tỉ lệ


-NT : thể thơ 5 chữ, giọng tâm tình, hình ảnh giàu tính biểu cảm
-ND : Gợi nhớ về quá khứ gian lao tình nghĩa. Gợi nhắc quá khứ. củng cố thái độ « uống nước nhớ nguồn »
1
2đ
 
















 2đ













1
2đ
20%
4.Tự sự


Viết 1 bài văn tự sự kể 1 lỗi lầm đáng nhớ nhất
\-Bố cục 3 phần
-Câu chuyện có nhân vật, sự việc, diễn biến, kết thúc, ý nghĩa

-Vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận ..
-Diễn đạt lưu loát.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ


0,5 câu
4đ
0,5
 2đ
1
6đ
60%

Tổng số câu
Trọng số điểm
Tỉ lệ
1
1đ

1
1đ
1 câu
2 đ
1 câu
6 đ
4 câu
10 điểm
100%

	 B. ĐỀ: 

 Câu 1/ Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
 Câu ca dao trên khuyên ta điều gì? Nó liên quan đến phương châm hội thoại nào? (1điểm)
 Câu 2/ Tìm từ láy có trong đoạn trích sau:
 Gần xa nô nức yến anh
 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
 Dập dìu tài tử giai nhân
 Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
 Cho biết nội dung đoạn trích. (1điểm)
 Câu 3/ Trình bày ngắn gọn những điều em cảm nhận được qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.(2điểm).
 Câu 3: Tập làm văn( 6,0 điểm) :
 Trong đời học sinh, em đã mắc một lỗi lầm khiến cho bản thân day dứt mãi. Hãy kể lại một câu chuyện đáng nhớ nhất của mình. 

	C. ĐÁP ÁN
Câu 1(1điểm) -Câu ca dao khuyên ta trong giao tiếp nên dùng lời lẽ lịch sự để người nghe hài lòng vừa ý nhằm tạo tình cảm thân ái đoàn kết.(0.5đ)
 -Phương châm lịch sự. (0.5đ) 
Câu 2(1điểm) -Có 2 từ láy: nô nức, dập dìu (0.5đ)
 -Không khí lễ hội mùa xuân đông vui, rộn ràng (0.5đ)

Câu 3(2đ) Cảm nhận :
 Nghệ thuật: -Thể thơ 5 chữ, giọng điệu tâm tình, hình ảnh giàu tính biểu cảm
 Nội dung: -Bài thơ gợi nhớ về quá khứ những ngày tháng chiến tranh bên đồng đội .Gợi nhắc không được quên quá khứ, một thời gian lao tình nghĩa, phải sống ân nghĩa thủy chung “uống nước nhớ nguồn”.
Câu4: (6đ) 
Yêu cầu về kĩ năng:
Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm và nghị luận.
Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đã học về kiểu văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm để thể hiện diễn biến tâm trạng, yếu tố nghị luận để thể hiện tư tưởng, yếu tố biểu cảm để bộc lộ cảm xúc, học sinh kể lại câu chuyện đáng nhớ nhất của bản thân. Sử dụng ngôi thứ nhất, người kể xưng “ tôi” để kể lại.
 - Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
 - Nêu khái quát cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về câu chuyện kể( 1 điểm)
 - Giới thiệu thời gian, không gian diễn ra câu chuyện (1 điểm)
 - Diễn biến của câu chuyện: ( 3 điểm)
 + Tái hiện được cảnh vật, con người và sự việc trong câu chuyện.
 + Xây dựng được tình huống truyện hợp lí và có ý nghĩa tác dụng sâu sắc tới tâm hồn người kể và để lại những cảm xúc khó quên.
 - Nêu ấn tượng và bài học rút ra từ câu chuyện đáng nhớ của bản thân.( 1 điểm)
 * Chú ý: GV định điểm bài làm của HS cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.








File đính kèm:

  • docNV91_LQD1.doc