Đề kiểm tra học kì 1 ngữ văn lớp 7 Năm học 2007 – 2008
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 ngữ văn lớp 7 Năm học 2007 – 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Huệ Năm học 2007 – 2008 Đề kiểm tra học kì I Môn : Ngữ văn 7 Thời gian làm bài : 90 phút I. Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm – Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Đọc kỹ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau: Câu 1- Văn bản nào sau đây có cùng thể loại với văn bản Sài Gòn tôi yêu? A. Mẹ tôi B. Cuộc chia tay của những con búp bê C. Cổng trường mở ra D. Một thứ quà của lúa non: Cốm Câu 2- Những thông tin sau giới thiệu về tác giả nào? ` Sinh năm 1258 – 1308, ông nổi tiếng là nhân hậu, khoan hoà. Ông theo đạo phật, năm 1299 tu ở chùa Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái trúc lâm. Các tác phẩm thơ văn của ông mang phong cách dân giã, nặng tình với cuộc đời. A. Lí Thường Kiệt B. Trần Quang Khải C. Trần Nhân Tông D. Nguyễn Trãi Câu 3- Đọc bài văn Mùa xuân của tôi ( Vũ Bằng ), em cảm nhận được những điều kì diệu nào của mùa xuân? A. Mùa xuân khơi dậy trong lòng người tình yêu quê hương B. Mùa xuân khơi dậy trong lòng người những tình cảm thiêng liêng và sức sống mãnh liệt C. Mùa xuân khơi dậy những tình cảm về gia đình tổ tiên D. Mùa xuân khơi dậy sức sống của muôn loài Câu 4- Điệp ngữ Tiếng gà trưa được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài thơ Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh ) có tác dụng gì? A. Liên kết dòng cảm xúc của nhà thơ B. Gợi cảm xúc thực tại C. Giúp hồi tưởng quá khứ D. Cả ba ý trên Câu 5- Tác giả sử dụng lối chơi chữ nào trong câu ca dao Ngày xuân, em đi chợ hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông? A. Dùng từ đồng âm B. Dùng từ trái nghĩa C. Dùng các từ cùng trường nghĩa D. Dùng lối nói lái Câu 6- Từ đánh trong các câu văn dưới đây là đồng âm hay nhiều nghĩa? - Thằng bé bị đánh oan mấy roi - Quân ta đã đánh cho địch thất điên bát đảo - Nó đánh trống thì hay nhưng chơi đàn thì dở A. Đồng âm B. Nhiều nghĩa Câu 7- Dòng nào đúng khi phân biệt sắc thái khác nhau của hai câu: (1) Nó chậm nhưng chắc và (2) Nó chắc nhưng chậm? A. Câu 1 tỏ ý khen nhưng khen nhiều hơn; câu 2 tỏ ý khen nhưng khen ở mức độ thấp hơn B. Câu 1 vừa chê vừa khen; câu 2 cũng vừa chê vừa khen. Người được nói đến có cả hai đặc điểm là chậm và chắc C. Câu 1 nhấn mạnh vào yếu tố chắc, nên tỏ ý khen là chính; câu 2 nhấn mạnh vào yếu tố chậm nên tỏ ý chê là chính D. Cả hai câu vừa có chỗ chê vừa có chỗ khen. Người nói khen yếu tố chắc, chê yếu tố chậm Câu 8- Yếu tố tự sự và miêu tả dùng trong văn bản biểu cảm phải tuân theo nguyên tắc nào? A. Tự sự nhằm mục đích kể chuyện nhưng kể thật đầy đủ B. Miêu tả phải thật chi tiết và cụ thể, tỉ mỉ C. Tự sự và miêu tả cần kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau D. Tự sự và miêu tả chỉ nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối II- Phần II: Tự luận ( 8 điểm ) Câu 1 ( 2 điểm ) Nhận xét về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Tình cảm gia đình, quê hương đã góp phần làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc. Hãy chép lại chính xác khổ thơ trong bài có nội dung như vậy và lí giải vì sao? Câu 2 ( 6 điểm ) Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. BGH kí duyệt Cẩm Giàng, ngày 25 tháng 12 năm 2007 Giáo viên ra đề Hướng dẫn chấm đề kiểm tra học kì I Năm học 2007- 2008 Môn: Ngữ văn 7 Phần I- Trắc nghiệm ( 2 điểm – Mỗi câu trả lời đúng được 0, 25 điểm ) Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 5 C 2 C 6 B 3 B 7 C 4 A 8 D Phần II- Tự luận ( 8 điểm ) Câu 1 ( 2 điểm ) * Nội dung: - HS chép chính xác khổ thơ cuối bài Tiếng gà trưa ( 0,5 điểm ) - Lí giải : Khổ thơ cuối tác giả đã suy ngẫm về một chân lí sống: Đó là mục đích của cuộc sống, cuộc chiến đấu được xuất phát từ tình yêu quê hương, yêu làng xóm, yêu bà, yêu những kỉ niệm tuổi thơ. Cách sắp xếp các ý thơ trong khổ thơ cho thấy cái cao cả, to lớn nằm trong cái bình thường giản dị và ngược lại cái bình thường giản dị lại làm nên những cái lớn lao. Vậy một tình yêu đất nước gắn với tình yêu gia đình, tình yêu quê hương, từ yêu những cái nhỏ nhất. ở đây: ổ trứng, tiếng gà, làng bà là những điều thân thương và chân thật nhất, là biểu tượng cho hạnh phúc ở mỗi miền quê. Vì thế mà cuộc chiến đấu hôm nay còn thêm ý nghĩa bảo vệ những điều bình dị, chân thật quí giá. Do đó tình yêu gia đình, yêu quê hương đã góp phần làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc. ( Liên hệ với Lòng yêu nước của I-li-a Ê-ren-bua ) * Hình thức: H trình bày dưới dạng một văn bản nhỏ, bước đầu làm quen với nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học ( Nếu HS chỉ trình bày dưới dạng trả lời câu hỏi, không cho quá 1,5 điểm ) Câu 2 ( 6 điểm ) * Kiểu bài: Biểu cảm về tác phẩm văn học * Nội dung: Trình bày suy nghĩ, cảm xúc đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh ) * Dàn ý: a. Mở bài: - Giới thiệu: tác giả, bài thơ, hoàn cảnh sáng tác - Ân tượng chung về giá trị bài thơ b. Thân bài: b1. Bức tranh thiên nhiên trong rừng khuya Việt Bắc - H/a tiếng suối : + P/t : H/a tiếng suối được so sánh, cảm nhận như tiếng hát xa. Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh và cảm nhận tinh tế h/a thiên nhiên được miêu tả vô cùng tươi sáng và đầy sức sống. + Đánh giá: Đây là h/a thơ vô cùng độc đáo và mới lạ...Nhà thơ đã phát hiện tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên, thể hiện tâm hồn nhạy cảm , yêu thiên nhiên... + Cảm nhận: Ta như được chìm đắm trong một không gian yên tĩnh song tràn đầy sức sống của cảnh rừng khuya VB với âm thanh trong trẻo, đầy nhạc cảm của tiếng suối rừng... + Cảm xúc: ta cảm thấy vui hơn vì được sống lại không khí những ngày kháng chiến... - Cảnh trăng : + P/t: Với nghệ thuật điệp ngữ và nhân hoá h/a thiên nhiên trở nên gần gũi, quấn quýt, ấm áp gần với c/s con người. + Đánh giá: Nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh vật làm cho cảnh thêm ấm áp, cựa quậy hơi thở của c/s con người. Điệp từ s/d rất phù hợp và giàu sức biểu cảm, tạo ra vẻ đẹp mới cho h/a thơ + Cảm nhận: Cảnh trăng rừng VB không lạnh lẽo rùng rợn như người ta tưởng mà tràn ngập hơi ấm của c/s con người. Cảnh như mang lại niềm vui, niềm tin, niềm hi vọng cho con người.. + Cảm xúc: b2. H/a người chưa ngủ: + P/t: - Câu 3: con người thi sĩ, yêu thiên nhiên, say mê vẻ đẹp thiên nhiên, tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung tự tại... - Câu 4: h/a người chiến sĩ CM, vị lãnh tụ vĩ đại luôn lo lắng cho vận mệnh của đất nước Nghệ thuật điệp ngữ vòng như muốn làm nổi bật lên h/a hai con người trong một con người, nổi bật lí do chưa ngủ, nổi bật lên cái vĩ đại trong con người Bác. + Đánh giá: + Cảm nhận: Ta như hình dung được h/a một ông cụ đang trầm ngâm ngồi dưới ánh trăng rừng khuya mà suy ngẫm, lo lắng cho tương lai nước nhà... + Cảm xúc: Yêu Bác hơn... c. Kết bài: Khẳng định lại ấn tượng sâu sắc qua bài thơ. * Biểu điểm: - Điểm 5-6: Đảm bảo các yêu cầu nêu trên, văn viết giầu hình ảnh,cảm xúc, mắc một vài lỗi diễn đạt, dùng từ... - Điểm 3-4: Đảm bảo hầu hết các yêu cầu nêu trên, sắp xếp các ý đôi chỗ chưa mạch lạc, mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả... - Điểm 1-2: Không hiểu đề bài, không có kiến thức về tác phẩm, kĩ năng viết bài biểu cảm còn yếu. trường thcs nguyễn huệ Năm 2007- 2008 Ma trận đề kiểm tra học kì i - môn Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút Câu số Tỉ lệ điểm Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL TN 1 0,25 Nhận biết thể loại của vb 0,25 2 0,25 N/b về tác giả 0,25 3 0,25 Thông hiểu về nội dung của v/b 0, 25 4 0,25 N/b nghệ thuật của văn bản 0, 25 5,6 0, 5 N/b kiến thức về nghệ thuật chơi chữ 0, 25 Nhận biết, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa 0, 25 7 0, 25 Thông hiểu về giá trị và sắc thái ý nghĩa của quan hệ từ 0, 25 8 0, 25 Nhận biết về kiến thức TLV 0, 25 TL 1 2 Thông hiểu về giá trị nội dung của văn bản, vận dụng phân tích, dấnh giá tác phẩm văn học 0,25 1 0,75 2 6 Vận dụng kiến thức về kiểu bài b/c, kiến thức văn bản – thực hành viết văn p/b cảm nghĩ về tác phẩm văn học. 0,5 2 3,5 Tổng 12 câu 10 đ 1, 5 đ 0,75đ 0,5đ 3đ 4,25đ 2, 25đ 3, 5đ 4, 25đ GV thiết lập ma trận đề
File đính kèm:
- De KTHKI nam hoc 2008 2009.doc