Đề kiểm tra học kì 2 (2007 – 2008) môn sinh học 6 thời gian làm bài 45 phút (không kể giao đề)

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 2 (2007 – 2008) môn sinh học 6 thời gian làm bài 45 phút (không kể giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2007 – 2008)
MÔN SINH HỌC 6
Thời gian làm bài 45 phút (không kể giao đề)
Họ, tên : …………...................................................… Số báo danh:.................... 
Mã đề số 172
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) 
Chọn phương án thích hợp rồi ghi vào giấy làm bài theo mẫu có sẵn. Ví dụ : nếu ở câu 1 chọn phương án D thì ở ô số 1 ghi D.
Câu 1: Khi nói về cây thông, phương án nào dưới đây là SAI ?
A. Là cây hạt trần	B. Cây thân gỗ phân cành
C. Có hệ thống rễ dài ăn sâu, lan rộng	D. Đã có đủ hoa, quả, hạt
Câu 2: Thực vật sống nơi khô hạn có đặc điểm là
A. rễ ăn sâu hoặc lan rộng.	B. thân xốp, nhẹ.
C. thân cao, ít phân cành.	D. lá to, mỏng.
Câu 3: Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái, được gọi là sinh sản
A. vô tính.	B. sinh dưỡng.	C. hữu tính.	D. bằng bào tử.
Câu 4: Đặc điểm giống nhau giữa cây dương xỉ và cây rêu là gì ?
A. Đều sinh sản bằng bào tử.	B. Đều có hoa.
C. Đều có rễ chính thức.	D. Đều có mạch dẫn trong thân.
Câu 5: Số lá mầm có ở phôi hạt là bao nhiêu ?
A. Nhiều lá mầm.	B. Một.
C. Hai.	D. Một hoặc hai tuỳ theo loài cây.
Câu 6: Quả nhãn có hình thức phát tán chủ yếu trong tự nhiên là
A. tự phát tán.	B. phát tán nhờ gió.
C. phát tán nhờ động vật.	D. không phát tán.
Câu 7: Ở cây chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong
A. phôi nhũ hoặc lá mầm.	B. phôi nhũ.
C. phôi nhũ và lá mầm.	D. lá mầm.
Câu 8: Hạt trong quả được hình thành từ
A. nhị.	B. bầu.	C. noãn.	D. nhuỵ.
Câu 9: Phương án nào dưới đây là đúng ?
A. Khi bảo quản hạt giống cần để gần nguồn nước để hạt không bị khô.
B. Tất cả các loại hạt khi nảy mầm cần điều kiện giống nhau.
C. Nhiệt độ là điều kiện quan trọng nhất cho tất cả các loại hạt khi nảy mầm.
D. Lúc gieo hạt nếu trời lạnh quá có thể phủ rơm rạ lên đất để giữ nhịêt độ cho phù hợp.
Câu 10: Thức ăn bị ôi thiu là do 
A. mốc trắng.	B. vi khuẩn.	C. nấm.	D. vi rút.
Câu 11: Dương xỉ tiến hoá hơn rêu ở điểm nào ?
A. Có quả .	B. Có lá.	C. Có rễ thật.	D. Có hoa.
Câu 12: Đặc điểm cấu tạo của rêu khác với các thực vật khác ở chỗ
A. có chất diệp lục.	B. chưa có rễ chính thức.
C. có thân.	D. có lá.
Câu 13: Thụ phấn là hiện tượng tiếp xúc giữa hạt phấn với
A. noãn.	B. đầu nhuỵ.	C. vòi nhuỵ.	D. bầu nhuỵ.
Câu 14: Đặc điểm nổi bật của thực vật hạt kín so với hạt trần là gì ?
A. Sống được khắp nơi.	B. Có hoa.
C. Thân cây cao, to.	D. Có bộ rễ dài ăn sâu lan rộng.
Câu 15: Quá trình nào sau đây không xảy ra ở cây xanh ?
A. Hô hấp.	B. Quang hợp.
C. Quang hợp và hô hấp.	D. Lên men.
Câu 16: Trong trồng trọt biện pháp nào dưới đây không giúp hạt nảy mầm tốt ?
A. Chuẩn bị tốt đất gieo trồng.	B. Gieo hạt đúng thời vụ.
C. Chọn hạt giống tốt.	D. Đất ngập nước.
Câu 17: Các bộ phận chính của hạt gồm có
A. vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.	B. vỏ, phôi, chồi mầm.
C. vỏ, một lá mầm, chất dinh dưỡng.	D. phôi, chất dinh dưỡng dự trữ, hai lá mầm.
Câu 18: Ở hạt một lá mầm, chất dự trữ chứa ở đâu ?
A. Trong vỏ hạt.	B. Trong phôi nhũ.	C. Trong phôi	D. Trong lá mầm.
Câu 19: Công việc nào dưới đây con người không nên làm ?
A. Chặt phá cây xanh ở vùng đồi núi.
B. Tham gia phong trào trồng cây xanh ở địa phương.
C. Chấp hành tốt các quy định về bảo vệ rừng.
D. Vận động mọi người cùng tham gia trồng nhiều cây xanh.
Câu 20: Quả nào sau đây không phải là quả thịt ?
A. Cải.	B. Khế.	C. Cam.	D. Mận.
B. PhẦn tỰ luẬn (4 điểm)
Câu 21 (1,5 điểm). Vì sao nói: “thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường” ?
Câu 22 (1 điểm). Tại sao quần áo hay đồ đạc lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm thường bị nấm mốc ?
Câu 23 (1,5 điểm). Phân biệt lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm dựa vào đặc điểm cơ bản nào ?
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docDE SINH 6 HK2.doc
Đề thi liên quan