Đề kiểm tra học kì 2 (2007 – 2008) môn vật lí 6 thời gian làm bài 45 phút (không kể giao đề)

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 2 (2007 – 2008) môn vật lí 6 thời gian làm bài 45 phút (không kể giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NINH

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2007 – 2008)
MÔN VẬT LÍ 6
Thời gian làm bài 45 phút (không kể giao đề)

Họ, tên : …………...................................................… Số báo danh:.................... 
Mã đề số 130
Chọn phương án thích hợp A, B, C hoặc D rồi dùng bút chì tô đen vào phiếu trả lời trắc nghiệm. 
Câu 1: Tại sao khi hơ nóng một băng kép đồng - thép thì băng kép bị cong ?
A. Vì thanh đồng bị dài ra trong khi thanh thép bị ngắn lại nên băng kép bị uốn cong.
B. Vì cả thanh đồng và thép đều dài ra nhưng chiều dài của chúng tăng lên khác nhau.
C. Vì thanh đồng bị dài ra trong khi thanh thép không bị dài ra nên băng kép bị uốn cong.
D. Vì trọng lực tác dụng lên băng kép tăng lên làm băng kép biến dạng.
Câu 2: Chọn phương án đúng. 370C tương ứng với bao nhiêu độ trong nhiệt giai Farenhai
A. 89,60F.	B. 740F.	C. 98,60F.	D. 66,60F.
Câu 3: Trong thí nghiệm tìm hiểu sự nở vì nhiệt của vật rắn, ban đầu quả cầu không thả lọt qua vòng nhôm. Quả cầu có thể lọt qua vòng nhôm đó trong trường hợp nào ?
A. Quả cầu và vòng nhôm cùng được hơ nóng.	B. Quả cầu bị hơ nóng, vòng nhôm bị làm lạnh.
C. Vòng nhôm bị làm lạnh, giữ nguyên nhiệt độ của quả cầu.	D. Vòng nhôm bị hơ nóng, làm lạnh quả cầu.
Câu 4: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng KHÔNG phụ thuộc vào 
A. chất lỏng nhiều hay ít.	B. gió.	C. nhiệt độ.	D. mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 5: Một lượng nước để trong bình kín, khi nhiệt độ của nước giảm từ 680C đến 200C thì thể tích của nước 
A. không thay đổi.	B. tăng lên.	C. ban đầu giảm, về sau tăng.	D. giảm đi.
Câu 6: Khi làm thí nghiệm kiểm chứng về tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào gió, ta phải đặt cùng một lượng chất lỏng ở hai đĩa nhôm như nhau, để nơi có nhiệt độ như nhau,
A. một đĩa để nơi có quạt thổi gió, đĩa còn lại để nơi kín gió.
B. một đĩa vừa đun nóng, vừa có quạt thổi gió, đĩa còn lại để nguyên.
C. ở hai nơi có gió khác nhau, một đĩa đun nóng.
D. cả hai đĩa để cùng một nơi kín gió.
Câu 7: Bản tin dự báo thời tiết trên VTV1 có đoạn “Khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có lúc có mưa rào nhẹ, nhiệt độ từ 27 đến 36 độ”. Hỏi giá trị nào dưới đây nằm trong khoảng nhiệt độ nói trên ?
A. 780F.	B. 950F.	C. 350F.	D. 600F.
Câu 8: Nhiệt kế thường dùng để đo nhiệt độ trong phòng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của
A. các chất.	B. chất khí.	C. thủy tinh.	D. chất rắn.
0C
0F
50
40
30
20
0
10
10
20
20
40
60
80
100
120
2/1

Sử dụng dữ kiện ở hình vẽ bên để trả lời từ câu 9 đến câu 10 :
Câu 9: Nhiệt kế này đang cho biết nhiệt độ có giá trị nằm trong khoảng nào ?
A. Nhỏ hơn 500F.	B. Từ 200C đến 240C.
C. Lớn hơn 300C.	D. Từ 700C đến 800C.
Câu 10: Dùng nhiệt kế này không thể đo được nhiệt độ của nước trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nước đá đang tan.	B. Nước lọc để trong tủ lạnh.	C. Nước đang sôi.	D. Nước uống.
Câu 11: Khi dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể, thao tác nào dưới đây KHÔNG nên làm ?
A. Đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt độ.
B. Để nhiệt kế vào nách sau chừng 3 phút mới lấy ra.
C. Cầm tay vào bầu nhiệt kế để đọc nhiệt độ.
D. Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
Câu 12: Khi làm thí nghiệm kiểm chứng về tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, KHÔNG được 
A. sử dụng hai đĩa nhôm như nhau.	B. để lượng chất lỏng ở hai đĩa như nhau.
C. đun nóng đồng thời hai đĩa nhôm.	D. đun nóng một đĩa, đĩa còn lại để nguội.
Câu 13: Quả bóng bàn bị bẹp, nếu đem nó thả vào nước nóng, sau một thời gian nó căng phồng lại như cũ. Phương án nào dưới đây giải thích đúng hiện tượng vật lí đó ? 
A. Khối khí bên trong dãn nở nhiều hơn vỏ quả bóng nên nó đẩy vỏ bóng bàn căng phồng lên.
B. Vỏ quả bóng bàn là chất rắn nên khi gặp nước nóng sẽ dãn nở vì nhiệt.
C. Bất kì vật nào gặp nóng đề nở ra.
D. Chất khí trong quả bóng dãn nở, quả bóng bàn nứt, nước lọt vào làm căng phồng quả bóng.
Câu 14: Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc thủy tinh càng chậm khi 
A. miệng cốc càng to.	B. cốc có dạng hình trụ.	C. bụng cốc to hơn miệng cốc.	D. cốc bị bể.
Câu 15: Chọn phương án đúng.
A. Chất lỏng khác nhau có sự nở vì nhiệt giống nhau.
B. Khi nhiệt độ giảm thì thể tích chất rắn không đổi.
C. Các chất kim loại đều dãn nở vì nhiệt như nhau khi nhiệt độ tăng.
D. Các chất khí khác nhau có sự dãn nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 16: Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là
A. 1000F.	B. 00F	C. 2120F	D. 320F.
Câu 17: Cho các dụng cụ : hai cốc thủy tinh giống nhau ; nước có pha màu ; nước đá đập nhỏ ; hai nhiệt kế. Các dụng cụ này thích hợp để làm thí nghiệm quan sát hiện tượng 
A. bay hơi.	B. nóng chảy.	C. nở vì nhiệt của chất lỏng.	D. ngưng tụ.
Câu 18: Nhiệt kế y tế có giới hạn đo là	 A. 420C.	B. 370C.	C. 800C.	D. 1000C.
Câu 19: Sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều đến ít, phương án nào dưới đây là phù hợp ?
A. Khí oxi, nước lọc, nhôm.	B. Khí oxi, nhôm, nước lọc.
C. Nhôm, nước lọc, khí oxi.	D. Nhôm, khí oxi, nước lọc.
Câu 20: Hiện tượng nào dưới đây có liên quan đến sự ngưng tụ ?
A. Đúc đồng.	B. Sự tạo thành mây	C. Nước mắt trên mi.	D. Làm nước đá.
Câu 21: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của nước đá 
A. không thay đổi.	B. giảm đi.	C. không xác định được.	D. tăng lên.
Câu 22: Khi nung nóng một lượng sắt, đại lượng nào dưới đây tăng ?
A. Khối lượng riêng.	B. Khối lượng.	C. Thể tích.	D. Trọng lượng.
Câu 23: Trước khi kẹp nhiệt kế vào cơ thể để đo nhiệt độ, ta thường vẩy mạnh nhiệt kế để
A. cho mực thủy ngân dâng đến vạch cần đo.	B. làm nóng nhiệt kế.
C. khởi động khối thủy ngân trong nhiệt kế.	D. thủy ngân tụt hết xuống bầu.
Câu 24: Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng các chất rắn
A. nở vì nhiệt ít.	B. khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.	C. co lại khi lạnh đi.	D. nở ra khi nóng lên.
Câu 25: Hiện tượng nào sau đây có liên quan đến sự bay hơi ?
A. Ngọn lửa của bếp ga.	B. Làm muối từ nước biển.
C. Khói bếp lan tỏa khắp mái nhà.	D. Nước trong tủ lạnh biến thành nước đá.
Câu 26: Hiện tượng nào dưới đây KHÔNG liên quan đến sự nóng chảy ?
A. Bỏ muối ăn vào nước thì tan dần.	B. Đun băng phiến đến 800C.
C. Đốt cháy một ngọn nến.	D. Nấu đồng đúc tượng.
Câu 27: Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?
A. Ròng rọc cố định.	B. Mặt phẳng nghiêng.	C. Đòn bẩy	D. Ròng rọc động.
Câu 28: Khi tra khâu dao, rựa, liềm,… vào cán, người thợ rèn thường nung nóng khâu để 
A. khâu co lại, giúp khâu thắt chặt cán hơn.	B. khâu khỏi bị rỉ rét.
C. khâu nở ra, dễ tra vào cán.	D. khâu chắc và bền.
Câu 29: Các phép đo độ cao tháp Ép-phen lần 1 vào tháng 01/2007, lần 2 vào tháng 7/2007 cho thấy, sau sáu tháng, tháp cao thêm 10cm. Hỏi lần đo thứ 3 vào tháng 01/2008 (sau 12 tháng), độ cao của tháp như thế nào so với phép đo lần 1 ?
A. Tăng thêm 12cm.	B. Gần giống lần đo đầu.	C. Giảm đi 10cm.	D. Tăng thêm 20cm.
Câu 30: Chọn phương án SAI:
A. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.	B. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
C. Khi đun nóng chất khí thì khối lượng riêng của nó giảm	D. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docDE Van L6.doc