Đề kiểm tra học kì 2 – Môn Hóa học 12

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 2 – Môn Hóa học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 –NĂM HỌC 2013-2014
 VĨNH LONG MÔN: HÓA HỌC 12
 Thời gian làm bài: 60 phút
 I/PHẦN CHUNG :(8 điểm)
 ●Câu 1: Khử 16 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng CO ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 11,2 gam chất rắn. Thể tích khí CO (ở đkc) đã tham gia phản ứng là:
 A.2,24 lít B. 8,96 lít C. 3,36 lít D.6,72 lít
●Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai ?
 A.Cr2O3 và Cr(OH)3 có tính lưỡng tính B.Crom có tính khử yếu hơn sắt
 C.Crom là kim loại cứng nhất D.Số oxi hóa thường gặp của hợp chất crom là +2,+3,+6
 ●Câu 3: Để phân biệt 2 khí CO2 và SO2 ta sử dụng dung dịch
 A.Ca(OH)2 B.Br2 C.HCl D.NaOH
 ●Câu 4: Ở nhiệt độ thường kim loại nào không phản ứng được với nước ?
 A.Ca B.Be C.Sr D.Ba
 ●Câu 5: Cho 1,8 gam kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 1,68 lít khí H2 (đkc). Muối thu được sau phản ứng có khối lượng là:
 A.7,125gam B.6,432 gam C. 4,4625 gam D.5,25 gam
 ●Câu 6: Cho 8 gam hỗn hợp bột sắt và kẽm tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đkc) và dung dịch Y. Sau khi cô cạn dung dịch Y , khối lượng muối khan thu được lượng là bao nhiêu ?
 A.18,6 gam B.19,6 gam C.19,65 gam D.18,65 gam
● Câu 7: Phản ứng nào sau đây xảy ra ở 250C: Zn + 2Cr3+→ Zn2+ + 2Cr2+
 Nhận định nào sau đây đúng ?
 A.Zn có tính oxi hóa yếu hơn Cr2+ và Cr3+có tính khử yếu hơn Zn2+ 
 B.Zn có tính oxi hóa mạnh hơn Cr2+ và Cr3+có tính khử mạnh hơn Zn2+ 
 C.Zn có tính khử mạnh hơn Cr2+ và Cr3+có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+ 
 D.Zn có tính khử yếu hơn Cr2+ và Cr3+có tính oxi hóa yếu hơn Zn2+ 
 ●Câu 8: Dãy hidroxit được xếp theo thứ tự tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là:
 A.Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH B.NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2
 C. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 D.Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3 
● Câu 9: Phản ứng tạo xỉ trong lò cao là
 A. CaO + SiO2 → CaSiO3 (t0) B.CaSiO3 → CaO + SiO2 (t0) 
 C.CaO + CO2 → CaCO3 (t0) D.CaCO3 → CaO + CO2 (t0) 
 ●Câu 10: Dung dịch NaOH tác dụng được với những chất trong dãy nào sau đây ?
 A.HCl, NaHCO3, Mg, Al(OH)3 B.ZnCl2, Al(OH)3, AgNO3, Ag
 C. CO2, Al, HNO3, CuO D.CuSO4, SO2, H2SO4, NaHSO4 
● Câu 11: Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?
 A.ZnSO4 B.ZnO C.Zn(HCO3)2 D.Zn(OH)2
●Câu 12: Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch 2 muối AlCl3 và FeCl2 thu được kết tủa X . Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Chất Y gồm:
 A.FeO B.Al2O3, Fe2O3 C.Al2O3, FeO D.Fe2O3
● Câu 13: Cho mẩu Fe2O3 có lẫn Al2O3 , SiO2 .Dùng một hóa chất duy nhất nào sau đây để thu được Fe2O3 nguyên chất ?
 A. Dung dịch HNO3 đặc nguội B. Dung dịch NaOH
 C. Dung dịch HCl D. Dung dịch H2SO4 đặc nóng
● Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 58 gam muối CuSO4.5H2O vào nước được 500 ml dung dịch X. Nồng độ mol/lít của dung dịch X là:
 A.0,232 B.0,3625 C.0,725 D.0,464
 ●Câu 15: Kim loại đồng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
 A.H2SO4 (loãng), S(t0), CuO(t0) B.H2SO4 (đặc,t0 ), Cl2(t0), AgNO3, HNO3(loãng) 
 C. O2, Zn(NO3)2, AgNO3, Cl2 D.HCl, AgNO3, Cl2, S (t0) 
 ●Câu 16: Chất nào sau đây không đúng với tên gọi:
 A.CaSO4.2H2O gọi là thạch cao sống B.CaSO4.H2O gọi là thạch cao nung
 C.CaSO4 gọi là thạch cao khan D.CaCO3 gọi là vôi.
 ●Câu 17: Ion Na+ bị khử khi ta thực hiện phản ứng:
 A.Điện phân dung dịch NaCl B.Điện phân NaOH nóng chảy
 C.Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl D.Điện phân dung dịch NaCl nóng chảy
 ●Câu 18: Trộn 5,4 gam Al với 4,8 gam Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng người ta thu được m gam hỗn hợp rắn. Gía trị của m là:
 A.10,2 B.4,08 C.0,224 D.2,24
 ●Câu 19: Dãy chất nào sau đây gồm các chất không tan trong nước nhưng tan được trong nước có hòa tan CO2 ?
 A.MgCO3, CaCO3, Al2O3 B.MgCO3, CaCO3, Al(OH)3
 C.MgCO3, CaCO3, BaCO3 D. Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, MgCO3
 ●Câu 20: Nhôm bền trong không khí và nước là do:
 A.nhôm là kim loại kém hoạt động B.nhôm có tính thụ động với không khí và nước
 C.có màng oxit Al2O3 bền bảo vệ D.có màng hidroxit Al(OH)3 bền bảo vệ
 ●Câu 21: Phương pháp thích hợp có thể điều chế canxi kim loại là:
 A.dùng H2 hay CO khử CaO ở nhiệt độ cao B.điện phân nóng chảy muối CaCl2
 C.điện phân dung dịch CaCl2 D.nhiệt phân CaCO3
 ●Câu 22: Có 5 lọ đựng riêng biệt các dung dịch: NaNO3, Mg(NO3)2, FeCl2, AlCl3, NH4Cl. Để phân biệt chúng chỉ cần dùng:
 A.dung dịch HCl B.dung dịch AgNO3
 C. dung dịch NaOH D.dung dịch BaCl2
●Câu 23:Phản ứng nào sau đây chưa chính xác
 A.Fe(OH)2 + 2HNO3 → Fe(NO3)2 + 2H2O B.Fe(OH)2 + 2HCl→ FeCl2 + 2H2O
 C.2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 D.Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2
 ●Câu 24: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?
 A.Than đá B.Xăng ,dầu C.Khí hiđro D.Khí butan (gas) 
 ●Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng?
 A.Nước cứng có chứa ion Cl-, SO42- hoặc cả hai gọi là nước cứng tạm thời
 B.Nước không chứa hoặc chứa ít ion Ca2+, Mg2+ là nước mềm
 C.Nước cứng có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ 
 D.Nước cứng có chứa đồng thời ion HCO3- và SO42- hoặc Cl- là nước cứng toàn phần
 ●Câu 26: Hòa tan hoàn toàn m gam bột nhôm trong dung dịch NaOH dư , sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đkc) .Gía trị của m là:
 A.5,4 B.2,7 C.1,35 D.4,05 
 ●Câu 27 : Khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,6 mol FeSO4 trong H2SO4 loãng là
 A.29,4g B.27,4g C.28,4g D.26,4g 
 ●Câu 28: Một mẩu nước cứng có chứa các muối CaCl2 và Mg(HCO3)2. Chất có thể làm mềm được nước có tính cứng của mẩu nước trên là:
 A.NaOH B.H2SO4 C.Ca(OH)2 D.Na3PO4
 ●Câu 29: Trong các kim loại sau: Na, Mg, Al, Fe. Kim loại có tính khử mạnh nhất là:
 A.Al B.Mg C.Na D.Fe
●Câu 31: Hiện tượng xảy ra khi thả mẩu Na vào dung dịch CuSO4?
 A.Chỉ có khí thoát ra B.Xuất hiện kết tủa màu đỏ và có khí thoát ra
 C.Xuất hiện kết tủa màu đỏ D.có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa màu xanh
 ●Câu 32: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2(ở đkc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng mưối tan có trong dung dịch X là: 
 A.15,9g B.21,2 g C.5,3 g D.10,6g
 II/PHẦN RIÊNG: (2điểm)
 Học sinh chỉ được chọn làm bài một trong hai phần (A hoặc B)
 A.PHẦN NÂNG CAO:
 ●Câu 33: Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2 rồi sục không khí vào cho đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là:
 A.0,86gam B.2,06 gam C.1,72gam D.1,03gam
● Câu 34: Dãy gồm các chất đều tạo phức với dung dịch NH3 là:
 A.Cu(OH)2, Fe(OH)2, Ni(OH)2 B.Cu(OH)2, Al(OH)3, Ni(OH)2
 C.Cu(OH)2, Zn(OH)2, Ni(OH)2 D.Cu(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2
 ●Câu 35: Hòa tan Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau phản ứng hoàn toàn dung dịch chứa:
 A.Fe(NO3)2 B.Fe(NO3)3 , AgNO3
 C.Fe(NO3)3 D.Fe(NO3)2 , Fe(NO3)3 , AgNO3
 ●Câu 36: Cho dung dịch BaCl2 đến dư vào từng ống nghiệm chứa các dung dịch các chất sau: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2SO4, Al(NO3)3. Sau phản ứng , số ống nghiệm có chất không tan là:
 A.5 B.4 C.3 D.2
 ●Câu 37: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa đồng thời 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn , thu được 7,8 gam kết tủa. Gía trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là:
 A.0,05 B.0,35 C.0,25 D.0,45
 ● Câu 38: Chuẩn độ 10 ml dung dịch HCl bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,1M . Ở điểm tương đương dùng hết 56 ml dung dịch chuẩn. Nồng độ mol của dung dịch HCl là:
 A.0,56M B.0,056M C.0,112M D.1,12M
 ●Câu 39: Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm , muối đó là:
 A.KHSO4 B.NaCl C.Na2CO3 D.MgCl2
 ●Câu 40: Cho V lít CO2 (đkc) vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa. Vcó giá trị nào sau đây:
 A.2,24 hoặc 6,72 B.6,72 C.2,24 hoặc 5,6 D.2,24
 B.CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN:
 ●Câu 41: Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3 quan sát hiện tượng
 A.Xuất hiện kết tủa, tan trong dung dịch NH3 dư
 B.Tạo dung dịch trong suốt, có màu
 C.Tạo dung dịch trong suốt, không màu
 D.Xuất hiện kết tủa, không tan trong dung dịch NH3 dư
 ●Câu 42: Thêm từ từ vài giọt axit vào dung dịch muối cromat (CrO42-). Hiện tượng quan sát được là:
 A.dung dịch muối không đổi màu
 B. dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng
 C.dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam
 D.dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu xanh
 ●Câu 43: Cho ít vụn đồng vào dung dịch NaNO3/ H2SO4 loãng, khí được giải phóng là:
 A.NO B.SO2 C.NH3 D.N2O
 ●Câu 44: Cho FexOy tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Để phản ứng xảy ra không phải là phản ứng oxi hóa –khử thì FexOy là:
 A.Fe2O3 B.Fe2O3 , Fe3O4 C.Fe3O4 D.FeO
●Câu 45: CaCO3 không tan được trong dung dịch:
 A.MgCl2 B.CO2+ H2O C.CH3COOH D.HCl
●Câu 46: Đốt cháy bột Crom trong oxi dư thu được 2,28 gam một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy là:
 A.0,78 gam B.1,74 gam C.1,56 gam D.1,19gam
●Câu 47:Fe (Z = 26) cấu hình electron của Fe3+ là:
 A.[Ar] 3d64s2 B.[Ar] 3d5 C.[Ar] 3d44s2 D.[Ar] 3d6 
●Câu 48: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc nguội là:
 A.Fe, Al, Ag B.Fe, Al, Cr C.Fe, Zn, Cr D.Al,Fe, Cu

File đính kèm:

  • docde thi hoa hk2 nam 20132014.doc