Đề kiểm tra học kì 2 Môn Ngữ văn- Lớp 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 2 Môn Ngữ văn- Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lê Quý Đôn Đề kiểm tra học kì II Người ra đề: Nguyễn Thị Dung Môn Ngữ văn- lớp 9 Đề ra: Câu 1 (2 điểm): Thế nào là sự liên kết về nội dung giữa các câu, các đoạn trong văn bản? Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm ”. Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo như chói nắng.” Câu 2 (1 điểm) : Hãy nêu nội dung và nghệ thuật về bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên. Câu 3 (2điểm): Ghi thuộc lòng khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 4 (5điểm) : Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. ĐÁP ÁN Câu 1: a) Học sinh nêu được khái niệm liên kết về nội dung: - Về chủ đề - Về lô gic (1 điểm) b) Các phép liên kết: - Giữa đoạn văn I và đoạn văn II: Phép lặp - Giữa các câu trong đoạn văn I: Phép lặp, phép nối, phép liên tưởng. - Giữa các câu trong đoạn văn II; Phép lặp.( 1 điểm) Câu 2: - Giá trị nội dung: Ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống của mỗi con người.( 0,5 điểm) - Giá trị nghệ thuật: - giọng thơ êm ái, mượt mà, nhịp thơ linh hoạt. - Vận dụng sáng tạo ca dao.( 0,5 điểm) Câu 3: - Ghi đủ, đúng khổ thơ 1 ( 1 điểm). - Nêu được những nét chính về tác giả ( 0,5 điểm). - Nêu được hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Viết năm 1980, trước khi tác giả qua đời không bao lâu. ( 0,5 điểm). Câu 4: I) Yêu cầu chung: - Thể loại: Nghị luận về một tác phẩm thơ - Nội dung: Học sinh trình bày cảm nhận của mình về bài thơ. Cụ thể phải đi vào những nội dung chính sau: Bài thơ thể hiện niềm cảm động, thành kính, thiêng liêng, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn xót đau của nhà thơ Viễn Phương khi nhà thơ từ Miền Nam ra viếng lăng Bác.Tâm trạng và cảm xúc của nhà thơ qua khổ thơ đầu là sự xúc động của một người từ chiến trường Miền Nam sau bao năm mong mỏi được ra viếng Bác qua cách xưng hô, qua hình ảnh ẩn dụ “hàng tre”.Ở khổ thứ2 , học sinh cần tập trung phân tích những hình ảnh đẹp, sáng tạo: “Mặt trời, tràng hoa, mùa xuân” để thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. Ở khổ thứ 3, tâm trạng của nhà thơ xúc động đau xót trước hình ảnh của Bác trong lăng. Khổ cuối cùng, tâm trạng của nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên Người và chỉ có thể gủi lòng mình bằng cách hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác. II)Biểu điểm: - Bài đạt được đầy đúy trên, hệ thống lập luận mạch lạc, cảm xúc chân thành, bài viết sâu sắc ( 4-5 điểm). - Hệ thống lập luận mạch lạc, tuy chưa sâu sắc, lỗi diễn đạt 3-4 lỗi (2-3 đ ). - Nội dung sơ sài, lập luân chưa rõ, mắc nhiều lỗi (1 điểm). - Lạc đề, hoặc bỏ giấy trắng ( 0 điểm).
File đính kèm:
- NV92_LQD1.doc