Đề kiểm tra học kì 2 - Môn: Sinh học 9 - Mã đề thi 135
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 2 - Môn: Sinh học 9 - Mã đề thi 135, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH THỨC Đề kiểm tra có 04 trang Mã đề thi 135 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn, năng lượng khởi đầu trong sinh giới được lấy từ đâu? A. Từ năng lượng mặt trời B. Từ chất dinh dưỡng trong đất C. Từ nước D. Từ môi trường không khí Câu 2: Tác động xấu của con người đối với môi trường tự nhiên A. Chặt phá rừng bừa bãi , khai thác tài nguyên thiên nhiên. B. Khai thác tài nguyên thiên nhiên , Săn bắt động vật hoang dã. C. Săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng bừa bãi. D. Chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động vật hoang dã, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Câu 3: Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh? A. Động vật ăn thực vật B. Vi sinh vật phân giải C. Động vật ăn thịt D. Thực vật Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì? A. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên B. Do 1 số hoạt động của tự nhiên (núi lửa , lũ lụt.. ) C. Do con người thải rác ra sông. D. Do hoạt động của con người gây ra. Câu 5: Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào lên đời sống thực vật? A. Đến sự dài ra của thân B. Đến hình thái, cấu tạo, hoạt động sinh lý và sự phân bố của thực vật. C. Đến cấu tạo của rễ D. Đến sự biến dạng của cây có rễ thở ở vùng ngập nước. Câu 6: Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nhằm mục đích gì? A. Bảo vệ nguồn gen sinh vật B. Tạo khu du lịch C. Bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật D. Hạn chế diện tích rừng bị khai phá Câu 7: Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường: A. Thành lập đội cảnh sát môi trường B. Mỗi người dân phải tìm hiểu luật và tự giác thực hiện C. Xây dựng môi trường “Xanh, sạch, đẹp” D. Quy hoạch và sử dụng kế hoạch có hiệu quả đất đai Câu 8: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây? A. Nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố con người. B. Nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác. C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh , nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh và nhóm nhân tố con người. D. Nhóm nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và nhóm các sinh vật khác. Câu 9: Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là A. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng , mất cân bằng sinh thái. B. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng. C. Môi trường bị ô nhiễm. D. Động vật mất nơi cư trú. Câu 10: Đặc điểm khác nhau căn bản nhất giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch là: A. Quan hệ hỗ trợ là quan hệ giữa các sinh vật cùng loài, quan hệ đối địch là mối quan hệ khác loài. B. Quan hệ hỗ trợ bao gồm: quan hệ cộng sinh, hội sinh, hợp tác; quan hệ đối địch bao gồm: quan hệ cạnh tranh, kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác. C. Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho cả hai bên; trong quan hệ đối địch , một bên có lợi, một bên có hại hoặc cả hai bên cùng bị hại. D. Quan hệ hỗ trợ giúp sinh vật chống được các điều kiện bất lợi của môi trường; quan hệ đối địch kìm hãm sự phát triển của cả hai bên. Câu 11: Để bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, bảo vệ nguồn gen sinh vật, con người cần phải: A. Phòng ngừa hạn hán, lũ lụt. B. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia. C. Phát triển dân số một cách hợp lí. D. Tích cực tham gia bảo vệ rừng. Câu 12: Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là: A. Sự cân bằng sinh học trong quần xã B. Sự phát triển của quần xã C. Sự giảm sút của quần xã D. Sự bất biến của quần xã Câu 13: Hươu nai và hổ cùng sống trong rừng. Chúng ta gọi mối quan hệ giữa chúng là: A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Cạnh tranh. D. Sinh vật ăn sinh vật khác. Câu 14: Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp các cây ngô (bắp) trên một cánh đồng. B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao. C. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng. D. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng. Câu 15: Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể chống rét là: A. Có chi dài hơn. B. Cơ thể có lông dày và dài hơn (ở thú có lông). C. Đệm thịt dưới chân dày. D. Chân có móng rộng. Câu 16: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm: A. Đất, nước, than đá, sinh vật, rừng B. Đất, nước, dầu mỏ C. Đất, nước, sinh vật, rừng D. Đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng Câu 17: Hiện trạng rừng ở nước ta như thế nào? A. Rừng được bảo vệ tốt, các loài chim di cư đang xuất hiện trở lại. B. Rừng đang dần bị thu hẹp, đặc biệt rừng nguyên sinh đang bị phá hoại C. Rừng đầu nguồn tự nhiên đang phát triển tốt, góp phần làm giảm lũ lụt. D. Tỉ lệ đất được che phủ của rừng trên 50% Câu 18: Môi trường sống của ve, sâu rau, sán lá gan là: A. Môi trường nước. B. Môi trường trong đất, trên mặt đất. C. Môi trường sinh vật. D. Môi trường đất và không khí. Câu 19: Sự phát tán các chất bảo vệ thực vật và các chất độc hóa học trong tự nhiên theo con đường nào? A. Theo nước mưa ngấm xuống đất, theo nước mưa chảy ra ao, hồ, sông, suối và đại dương. B. Hòa tan trong nước. C. Lơ lửng trong không khí. D. Liên kết với các chất hóa học, tích tụ trong các thảm thực vật. Câu 20: Rừng mưa nhiệt đới là: A. Một quần thể sinh vật B. Một quần xã sinh vật C. Một quần xã động vật D. Một quần xã thực vật Câu 21: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào sau đây: A. Thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ B. Thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải D. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải Câu 22: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây? A. Làm mất cân bằng sinh thái B. Đảm bảo khả năng tồn tại của quần xã C. Đảm bảo cân bằng sinh thái D. Làm cho quần xã không phát triển được Câu 23: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ? A. Ký sinh. B. Cộng sinh. C. Cạnh tranh. D. Hội sinh. Câu 24: Trường hợp nào sau đây hiện tượng thoái hóa giống xảy ra? A. Ngô tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ B. Đậu Hà Lan tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ C. Cà chua tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ D. Chim bồ câu thường xuyên giao phối gần Câu 25: Giao phối gần và tự thụ phấn qua nhiều thế hệ có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống là do: A. Xuất hiện hiện tượng đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể B. Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại C. Tạo ra các gen lặn có hại bị gen trội át chế D. Tập trung những gen trội có hại cho thế hệ sau Câu 26: Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa: A. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây B. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau C. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau D. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau Câu 27: Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người? A. Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt B. Là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật C. Thải khí CO2, giúp cây trồng khác quang hợp D. Cung cấp động vật quý hiếm Câu 28: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi thực hiện phép lai giữa: A. Các cá thể được sinh ra từ một cặp bố mẹ B. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây C. Các dòng thuần có kiểu gen khác nhau D. Các cá thể khác loài Câu 29: Biện pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn A. Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông , B. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy. C. Hạn chế tiếng ồn của các phương tiện giao thông , xây dựng công viên cây xanh , trồng cây. D. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây. Câu 30: Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học có tác dụng: A. Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn. B. Hạn chế ô nhiễm do các tác nhân sinh học. C. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước. D. Hạn chế ô nhiễm không khí. Câu 31: Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng đầu tiên là: A. Lai phân tích B. Lai khác dòng C. Lai kinh tế D. Tạo ra các dòng thuần Câu 32: Những biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là: A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn B. Tăng cao độ phì cho đất C. Bảo vệ động vật hoang dã D. Chống xói mòn, chống nhiễm mặn, nâng cao độ phì cho đất Câu 33: Những động vật đi ăn trước lúc Mặt Trời mọc là A. Vạc, diệc, sếu. B. Chim chích chòe, chào mào, khướu. C. Gà cỏ, chào mào. D. Chim bìm bịp và gà cỏ. Câu 34: Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn hoạt động nào dưới đây? A. Trồng cây gây rừng để tạo môi trường sống cho động vật hoang dã. B. Săn bắn thú hoang dã, quý hiếm C. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia D. Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn Câu 35: Những đặc trưng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của con người và các chính sách kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia là A. Tỉ lệ giới tính, sự tăng, giảm dân số. B. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. C. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng, giảm dân số. D. Thành phần nhóm tuổi, sự tăng, giảm dân số. Câu 36: Phép lai nào dưới đây gọi là lai kinh tế? A. Lai lúa Việt Nam với lúa Trung Quốc B. Lai cà chua hồng Việt Nam với cà chua Ba Lan trắng C. Lai ngô Việt Nam với ngô Mêhicô D. Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hôn sten Hà Lan Câu 37: Việc ban hành Luật Bảo vệ môi trường nhằm: A. Điều chỉnh việc khai thác, sử dụng môi trường cho hợp lí để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. B. Nâng cao ý thức chấp hành luật trong cộng đồng. C. Ngăn chặn, khắc phục những hậu quả do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên. D. Điều chỉnh hành vi phá hoại môi trường gây ra những hậu quả xấu. Câu 38: Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc A. từ 64 tuổi trở lên. B. từ 66 tuổi trở lên. C. từ 67 tuổi trở lên. D. từ 65 tuổi trở lên. Câu 39: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là: A. Sinh sản. B. Nhận biết các vật. C. Định hướng di chuyển trong không gian. D. Kiếm mồi. Câu 40: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì? A. Tiềm năng sinh sản của loài. B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- De KT Sinh 9 HKII 2012 2013 PGDCT.doc