Đề kiểm tra học kì 2, năm học 2008-2009 môn thi: ngữ văn – lớp 9 (thời gian làm bài: 90 phút)

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 2, năm học 2008-2009 môn thi: ngữ văn – lớp 9 (thời gian làm bài: 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT ĐỨC LINH	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2008-2009
	 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 (Thời gian làm bài: 90 phút)


Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Lớp: . . . . . . . .

Điểm
Lời phê của Thầy (cô)
 I/TRẮC NGHIỆM:(3đ) 
	Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Bài thơ Viếng lăng Bác thuộc phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm 	B. Miêu tả	C.Tự sự 	 D. Nghị luận
Câu 2: Câu thơ sau có sử dụng biện pháp tu từ gì?
	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
A. So sánh	B. Ẩn dụ	C. Nhân hoá	D. Hoán dụ	 
Câu 3 : Xác định thành phần biệt lập trong câu văn sau:
	Chẳng để làm gì cả-Nhĩ có vẻ ngượng ngịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc- con hãy qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về. (Bến quê)
A. Cảm thán	B. Tình thái	C. Gọi đáp	D.Phụ chú
Câu 4: Hai câu văn sau có sử dụng phép liên kết nào?
	“Ta dại, ta tìm về nơi vắng vẻ
	Người khôn, người tìm đến chỗ lao xao”
A. Phép đồng nghĩa	B. Trái nghĩa	C. Phép thế	D. Phép nối
Câu 5: Chủ đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là gì?
	A. Ca ngợi vẻ đẹp đất nước vào xuân.	
	B. Ca ngợi vẻ đẹp và sức sống của đất nước vào xuân, nói lên ước nguyện tha thiết chân thành được hiến dâng cho quê hương đất nước.
	C. Khúc ca mùa xuân của đất nước và mùa xuân của hồn người
Câu 6: Giọng thơ và cảm xúc bài “Sang thu” như thế nào?
	A. Vui tươi rộn ràng	B. Buồn hiu hắt	
	C. Nhè nhẹ, man mác , bâng khuâng	D. Trầm lắng, dìu dịu buồn
Câu 7: Câu văn: “Một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
	A. So sánh	B. Nhân hoá	C. Ẩn dụ	D. Hoán dụ
Câu 8: Từ “nó” trong câu: “Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.” thay thế cho bộ phận nào?
	A. khuôn mặt	B. mắt	C. mũi	D. miệng
Câu 9: Từ in đậm trong câu sau là phần gì? “Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
	A. Trạng ngữ	B. Khởi ngữ	C.Chủ ngữ	D. Cảm thán
Câu 10 : Câu văn sau sử dụng phép phân tích hay tổng hợp?
	“Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp”
	A. Phân tích	B. Tổng hợp	C Cả hai ý trên.
Câu 11: “nam ai, nam bình” là các điệu ca ở vùng nào?
	A. Đồng bằng Bắc Bộ	B. Đồng bằng Nam Bộ	C. Huế	D. xứ Nghệ
Câu 12: Đại từ “ta” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là?
Số ít	B. số nhiều	C. vừa là cái riêng, vừa là cái chung	D.Cả A,B,C
II/ TỰ LUẬN: (7điểm)
Câu 1: Chép lại 4 câu thơ đầu của bài thơ Viếng lăng Bác; giới thiệu nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 	(2 điểm) 
Câu 2: Phân tích bài thơ " Viếng lăng Bác " của nhà thơ Viễn Phương.
Từ đó, nêu ý kiến của em về nhận định :
" Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư." ( Lê Ngọc Trà )	 (5 điểm)
---


 PHÒNG GD-ĐT ĐỨC LINH	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2008-2009
	 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
A
D
B
B
A
B
B
B
C
D
	
* Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm
	
 II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1: (2 điểm)
+ Chép đúng 4 câu thơ đầu của bài thơ Viếng lăng Bác. Cho 1 điểm ; chép sai mỗi từ trừ 0,25 điểm.
+ Giới thiệu tác giả - tác phẩm:
- Tác giả Viễn Phương (1928-2005) quê An Giang. (0,5 điểm)
- Bài thơ được sáng tác năm 1976 –sau cuộc kháng chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. (0,5 điểm)
Câu 2: (5 điểm)
A. Yêu cầu chung : 
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận, có kỹ năng phân tích nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn, kỹ năng gắn kết với kiến thức lý luận văn học (LLVH).
- Hiểu và đồng tình với những cảm xúc của nhà thơ lúc viếng lăng Bác.
- Có kiến thức cơ bản về một trong những đặc điểm của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là bộc lộ tâm tư, tình cảm của con người, của nhà văn.
- Diễn đạt trôi chảy.
B. Yêu cầu cụ thể : 
Bài làm của học sinh có thể theo nhiều cách, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau :
1. Nội dung bài thơ : (2 điểm)
- Niềm xúc động thiêng liêng chân thành của tác giả khi từ miền Nam ra viếng lăng Bác. 	 	 (0,75 điểm)
- Lòng biết ơn, niềm tự hào, sự tôn kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già dân tộc Hồ Chí Minh. 	 	 (0,75 điểm)
- Nỗi đau xót và ước muốn tha thiết gắn bó với Người.	 	 (0,5 điểm)
...
2. Nghệ thuật bài thơ: (2 điểm)
- Thể thơ, nhịp điệu: Câu thơ 7 chữ, có lúc kéo dài 8,9 chữ, nhịp điệu dàn trãi, chậm rãi mà có sức vang ngân, thể hiện cảm xúc chính của bài thơ là trang trọng và trầm lắng. 	 (0,5 điểm)
- Từ ngữ, hình ảnh : Từ ngữ chọn lọc song giản dị, tạo không khí ấm áp thân thương (con, thương trào nước mắt...). Hình ảnh ẩn dụ ( tre Việt Nam, mặt trời, trời xanh ...) giàu ý nghĩa, gợi liên tưởng sâu xa. (0,75 điểm)
- Thủ pháp điệp từ ngữ (hàng tre, mặt trời...), điệp cấu trúc (ngày ngày... đi, muốn làm ... muốn làm...) tạo những nốt nhấn , khoảng nhấn trong cảm nhận và cảm xúc của người đọc. (0,75 điểm)
...
3. Vấn đề lý luận văn học : (2 điểm)
- Nghệ thuật là lĩnh vực sáng tạo phản ánh hiện thực, trong đó có sự phản ánh tâm tư, tình cảm của con Người, của người nghệ sĩ. (0,5 điểm)
- Tiếng nói của tình cảm con người và tâm tư của người sáng tác được gởi gắm trong tác phẩm là :
 . Nhu cầu được giãi bày. (0,5 điểm)
 . Lời nhắn gởi, sự cảm thông, sự đồng điệu. (0,5 điểm)
 . Thể hiện những tư tưởng, tình cảm tiến bộ, có giá trị làm phong phú thêm tâm hồn con người. (0,5 điểm)


Lưu ý : 
- Giáo viên chỉ cho điểm tối đa từng phần khi học sinh trình bày mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục.
- Lưu ý sự gắn kết giữa phần phân tích và trình bày ý kiến về vấn đề LLVH.
***



































 PHÒNG GD-ĐT ĐỨC LINH	 GIỚI HẠN NỘI DUNG ÔN TẬP
	KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2008-2009
	 MÔN : NGỮ VĂN 9

1/ Phần văn bản: 
 Tập trung vào một số văn bản: Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu, Những ngôi sao xa xôi, Bến quê.
 Yêu cầu: Học thuộc lòng các bài thơ; nắm nội dung - nghệ thuật chính của từng văn bản; nêu được tác giả - tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác.
2/ Phần Tiếng Việt:
 Ôn tập các nội dung:
Các thành phần biệt lập.
Liên kết câu-liên kết đoạn văn.
Nghĩa tường minh và hàm ý.
Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
Các kiểu câu (câu đơn, câu ghép, câu ứng với mục đích giao tiếp)
Yêu cầu: Nắm khái niệm, cho được ví dụ, cách nhận biết.
3/ Phần Tập làm văn:
	- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
	- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Yêu cầu: Nắm nội dung, yêu cầu, cách làm của từng kiểu bài.

---oOo---



File đính kèm:

  • docdethiHK2-NV9(4).doc
Đề thi liên quan