Đề kiểm tra học kì 2, năm học 2012-2013

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 2, năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO 
 TRIỆU PHONG
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2012-2013
 MÔN: NGỮ VĂN 7
 Thời gian: 90 phút. (không kể thời gian giao đề)


Câu 1: (1 điểm) Giải thích nghĩa câu tục ngữ sau? 
 Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

Câu 2: (1 điểm) 
Hãy cho biết dấu chấm lửng trong câu in đậm sau có tác dụng gì?
“ …Bấy giờ ai nấy trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp,quần áo ướt đẫm, tất tã chạy xông vào, thở không ra lời:
 -Bẩm…Quan lớn…. đê vỡ mất rồi!”(Tắt đèn- Ngô Tất Tố)

Câu 3 (2 điểm) 
Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong câu dưới đây.
Cho biết trong mỗi câu, cụm C-V làm thành phần gì? 
Khí hậu nước ta ấm áp, cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa. (Hồ Chí Minh) 
Câu 4: (1 điểm) 
Thế nào là rút gọn câu? Cho ví dụ và chỉ rỏ câu rút gọn ấy?

Câu 5: (5điểm) 
Nhân dân ta thường khuyên bảo nhau rằng:
“Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”
Hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao trên.

HẾT









HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II NĂM 2012- 2013
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1
 1đ
Câu tục ngữ: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Nghĩa là: Trong lao động sản xuất, nghề đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhất là: Trước hết là nuôi cá, thứ hai làm vườn, thứ ba làm ruộng. 
(1đ) 
Câu2
 1đ
Dấu chấm lửng trong câu: Bẩm…Quan lớn…. đê vỡ mất rồi!”. Có tác dụng biểu thị lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quảng, thể hiện sự bối rối, lúng túng, hốt hoảng, đau đớn… của nhân vật. 
(1đ)


Câu3
 2đ
HS nêu được: +có 1 cụm C-V làm chủ ngữ. 
 +1 cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ “cho phép” 
HS: Xác định được như sau: Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa 
 CN VN CN VN
 CN VN
(0.5đ)
(0.5đ)



(1đ)
Câu4
 1đ
Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. - HS: lấy ví dụ có sử dụng câu rút gọn 
- Chỉ ra đúng câu rút gọn trong ví dụ ấy 
(0.25đ)

(0.25đ)
(0.5đ) 
Câu5
 5đ
1.Mở bài: - Giới thiệu về xuất xứ, ý nghĩa lời dạy của câu ca dao. 
-Trích dẫn câu ca dao trên
 2. Thân bài 
* Giải thích ý nghĩa câu ca dao:
- Chí: là định hướng, quan điểm lập trường tư tưởng.
- Bền: Là dẻo dai kiên định, không thay đổi, nản lòng mà quyết tâm thực hiện ước mơ, hoài bão.
- Hình ảnh “xoay hướng đổi nền” gợi nghĩ đến việc làm nhà. Đặt trong lời khuyên “giữ chí cho bền”, ta hiểu câu ca dao là lời khuyên về chí hướng.
- Khẳng định câu ca dao là một lời khuyên: giữ vững ý chí, mục đích, ý tưởng mà mình đã chọn, đã xác định là đúng đắn. “dù”, “mặc”.
* Phân biệt giữ chí với bảo thủ:- Giữ chí đúng khi phù hợp với chân lí khách quan.- Giữ chí khác với bảo thủ, ngoan cố, không chịu chấp nhận thực tế khách quan, không nghe theo sự đóng góp ý kiến đúng đắn của mọi người. Đó là nguyên nhân thất bại.
*Liên hệ thực tế và dẫn chứng: Phải phù hợp.
3. Kết luận: 
- Khẳng định lại vấn đề
- Luôn trau dồi học hỏi về kiến thức, đạo đức nhằm rèn luyện tư cách cũng như phẩm chất để có thể tiếp cận với xã hội.
(1đ)


(1đ)








(1đ)




(1đ)


(1đ)
BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 4.5-5: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung cũng như cách thức diến đạt, tạo được sự đồng cảm và thuyết phục trong người đọc. Biết kết hợp nhiều yếu tố diễn đạt . Trình bày sạch, đẹp.
- Điểm 3.5-4 : Bài viết đảm bảo khá tốt các yêu cầu trên. Biết kết hợp các yếu tố diễn đạt ở mức độ khá 
- Điểm 2-3: Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên. Chủ yếu liệt kê các luận điểm. Việc kết hợp các yếu tố diễn đạt và phân tích còn lúng túng
- Điểm 1-2: Bài viết mới đảm bảo một vài yêu cầu trên. Nêu các luận điểm chưa chính xác, chưa đầy đủ, sai chính tả nhiều. - Điểm 0: Bài nộp giấy trắng.



File đính kèm:

  • docDe Dap an VAN 7 HOC KY II.doc
Đề thi liên quan