Đề kiểm tra học kì 2 năm học: 2012-2013 môn: ngữ văn lớp 8 thời gian làm bài: 90 phút

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 2 năm học: 2012-2013 môn: ngữ văn lớp 8 thời gian làm bài: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT PHÚ GIÁO 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 TRƯỜNG THCS AN LINH 	NĂM HỌC: 2012-2013
	MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
	Thời gian làm bài: 90 phút

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn lớp 8 theo 3 nội dung Văn học, tiếng Việt, tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận. 	
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
- Liệt kê chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 8, học kì 2.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. 
- Xác định khung ma trận.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN 8

 Mức độ



Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao


TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL

Chủ đề 1
Văn học
- Chiếu dời đô.
- Bình Ngô đại cáo.
- Thuế máu.
- Khi con tu hú.
- Quê hương.
- Ngắm trăng.
- Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục.
Biết được xuất xứ tác phẩm.



- Hiểu được chủ đề của tác phẩm.
- Hiểu được nghệ thuật của tác phẩm.
- Hiểu được nội dung của câu thơ cụ thể.







Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 0,75

Số câu: 6
Số điểm: 1,5





2,25đ
=22,5%
Chủ đề 2
Tiếng Việt
- Câu cầu khiến.
- Câu phủ định.
- Lựa chọn trật từ từ trong câu.
- Phát hiện dấu hiệu nhận biết.
- Phát hiện hiệu quả sắp xếp từ trong câu.








Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 0,75







0,75đ
=7,5%
Chủ đề 3:
Tập làm văn
Nghị luận







Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %







Số câu: 1
Số điểm: 7,0
7,0đ
=70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
6
1,5 điểm
15%
6
1,5 điểm
15%
1
7,0 điểm
70%
13
10,0
100%

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:


























PHÒNG GD&ĐT PHÚ GIÁO 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 TRƯỜNG THCS AN LINH 	NĂM HỌC: 2012-2013
	MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
	Thời gian làm bài: 90 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3,0 điểm, 12 câu.
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất cho những câu hỏi sau đây. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1. Trong văn bản “Nước Đại Việt ta”, ý nào sau đây được Nguyễn Trãi dùng để khẳng định nước ta có một lãnh thổ độc lập?
Núi sông bờ cõi đã chia.
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
Câu 2. Bài thơ nào sau đây vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển?
“Quê hương” của Tế Hanh.
 “Tức cảnh Pác-bó” của Hồ Chí Minh.
“Khi con tu hú” của Tố Hữu.
“Nhớ rừng” của Thế Lữ.
Câu 3. Bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu được rút ra từ tập thơ nào?
Từ ấy (1937-1946).
Việt Bắc (1946-1954).
Gió lộng (1955-1961).
Ra trận (1962-1971).
Câu 4. Nhận xét nào sau đây nói đúng tâm trạng của Bác Hồ trước cảnh đêm trăng tuyệt đẹp trong bài thơ “Ngắm trăng”?
Tâm trạng xao xuyến, pha lẫn chút bối rối.
Tâm trạng buồn bã, sầu não.
Tâm trạng hân hoan, mừng rỡ.
Tâm trạng bất bình, tức giận.
Câu 5. Giọng điệu chủ yếu trong đoạn trích “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc là gì?
Vừa đanh thép, vừa mỉa mai, chua chát.
Tán dương và tâng bốc.
Hùng hồn và trang nghiêm.
Nhẹ nhàng và tha thiết.
Câu 6. Vua Lý Thái Tổ viết “Chiếu dời đô” bày tỏ ý định đưa kinh đô của nước ta từ đâu dời về đâu?
Từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La.
Từ Đại La về Hoa Lư (Ninh Bình).
Từ Đại La về Thiên Trường (Nam Định).
Từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thiên Trường (Nam Định). 
Câu 7. Tác phẩm “Bình Ngô Đại cáo”của Nguyễn Trãi được viết trong hoàn cảnh nào?
Sau khi nghĩa quân Lam Sơn đại thắng giặc Minh xâm lược.
Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh.
Trước khi nghĩa quan Lam Sơn phản công giặc Minh xâm lược.
Khi giặc Minh vừa mới sang xâm lược nước ta.
Câu 8. Cặp câu thơ nào miêu tả cụ thể nét đặc trưng của người “dân chài” trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh?
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng – Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới – Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Câu 9. Hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ trong cặp câu sau là gì?
“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, 
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.
 Thể hiện trình tự theo thời gian của sự việc được nói đến.
 Thể hiện quan hệ trong không gian của các sự việc được nói đến.
 Tạo mối liên kết sóng đôi giữa hai vế của câu văn.
Tạo ra sự hài hòa về mặt ngữ âm.
Câu 10. Phần trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”của Mô-li-e được trích từ tác phẩm nào?
Trưởng giả học làm sang.
Lão Hà Tiện.
Người bệnh tưởng. 
Anh ghét đời. 
Câu 11. Nhóm từ nào sau đây được dùng trong câu cầu khiến?
Hãy, đừng, chớ, đi,…
Ai, sao, nào, à, ư, hả,...
Ôi, hỡi ơi, thay, xiết bao, trời ơi,...
Đã, đang, sẽ, sắp, gần,...
Câu 12. Câu nào sau đây là câu phủ định?
Nơi ta không còn được thấy bao giờ.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ.
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa. 
II. PHẦN TỰ LUẬN: 7,0 điểm, 01 câu.
Ý kiến của em về một tệ nạn mà xã hội cần phải kiên quyết bài trừ: ma túy.




























V. HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3,0 điểm
- Đáp án đặt ở vị trí (a).
- Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
PHẦN TỰ LUẬN: 7 điểm
1. Yêu cầu và kĩ năng: Bài làm đảm bảo đúng kiểu văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng; đảm bảo về diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, từ ngữ…
2. Yêu cầu về nội dung: Bài làm cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
a. Mở bài: (0,5 điểm)
- Một thực trạng đáng buồn hiện nay của xã hội: nhiều loại tệ nan xã hội không ngừng xuất hiện và gia tăng.
- Trong đó, ma túy là tệ nạn nguy hiểm.
b. Thân bài: (6,0 điểm)
- Ma túy là tệ nạn nguy hiểm cần phải cương quyết bài trừ (1,0 điểm).
- Tác hại của ma túy: (1,0 điểm).
Ảnh hưởng với bản thân người tham gia vào tệ nạn:
+ Về sức khỏe.
+ Về thời gian.
+ Về nhân cách.
Với gia đình những người bị lôi kéo vào tệ nạn:
+ Về kinh tế.
+ Về tinh thần.
Với xã hội:
+ Về an ninh xã hội.
+ Về văn minh của xã hội.
+ Về sự phát triển kinh tế.
- Hãy nói không với tệ nạn ma túy, thái độ và hành động cụ thể (1,0 điểm).
- Tự bảo vệ về mình khỏi hiểm họa ma túy và những tệ nạn xã hội nói chung (1,0 điểm).
- Với người đã trót lầm lỡ cần có nghị lực, quyết tâm từ bỏ (1,0 điểm).
- Với cộng đồng: (1,0 điểm).
+ Giúp đỡ họ từ bỏ các tệ nạn ma túy.
+ Ngăn chặn tệ nạn.
c. Kết bài: (0,5 điểm)
Quyết tâm vì một xã hội an toàn, lành mạnh, không có tệ nạn..
	Giáo viên ra đề
	

 Nông Thị Loan







File đính kèm:

  • docDE THI HKII VAN 8.doc