Đề kiểm tra học kì 2 và đáp án Sinh 9

doc6 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 2 và đáp án Sinh 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD –ĐT HOÀI NHƠN
Đề kiểm tra học kì II – năm học 2012 -2013
Môn sinh học 9- Thời gian 45 phút
( không kể thời gian phát đề)
Trường THCS  Họ và tên: Lớp: .. 
Giám thị 1
Giám thị 1
Mã phách
"
 Điểm	
 Chữ kí giám khảo
Mã phách
 Bằng số:
 Bằng chữ:
 Giám khảo1:
 Giám khảo2:
ĐỀ 1
I.TRẮC NGHIỆM (5.0đ)
 A.Hãy điền đáp án đúng vào bảng đáp án ở phần bài làm . (2.0đ)
 Câu 1.Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn nhằm mục đích: 
 a.Tạo ưu thế lai c.Tạo biến dị tổ hợp
 b.Tạo dòng thuần. d.Tạo giống mới
 Câu 2. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần:
 a.Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. 
 b.Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất và sinh vật phân giải. 
 c. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
 d. Thành phần vô sinh, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
 Câu 3. Trong các nhóm tài nguyên sau đây , nhóm nào thuộc tài nguyên không tái sinh? 
 a. Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng. 
 b. Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều. 
 c. Than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên.
 d. Tài nguyên đất, dầu mỏ, năng lượng gió
 Câu 4: Phép lai nào sau đây tạo ra cơ thể ưu thế lai là AaBbCc:
	a. AAbbcc x aaBBCC 	b. AABBcc x aaBBcc
	c. aabbCC x aaBBcc	d. AabbCC x AabbCC
 Câu 5. Nhóm sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt ?
 a.Cá, ếch nhái, bò sát. c. Ếch nhái, nấm, con người 
 b.Chim, thực vật, nấm. d.Chim, thú và con người
 Câu 6: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể: 
 a. Các cây thông mọc trên cùng một đồi thông.	
 b. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.
 c. Đàn chim én sống trong vườn quốc gia Tràm Chim
 d. Đàn kiến sống trong cùng một tổ.
 Câu 7. Giới hạn sinh thái là: 
 a.Khả năng chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
 b.Khả năng chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái nhất định.
 c.Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái nhất định.
 d.Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
 Câu 8.Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là: 
 a.Phá hủy thảm thực vật từ đó gây nhiều hậu quả xấu tới môi trường.
 b.Gây chiến tranh làm mất sức người, sức của và ô nhiễm môi trường.
 c.Cải tạo tự nhiên, làm mất cân bằng sinh thái ở nhiều vùng.
 d.Săn bắn động vật hoang dã.
( Học sinh không được làm bài vào phần gạch chéo này)
"
B. Tìm các từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chổ trống () trong các câu sau: (2.0đ)
 1. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây (1)... hoặc giao phối gần ở (2). .gây ra hiện tượng (3) vì tạo ra các cặp (4) đồng hợp gây hại.
 2. Tài nguyên thiên nhiên không phải là (5) , chúng ta cần phải sử dụng một cách (6) và hợp lí, vừa đáp ứng (7) sử dụng tài nguyên cho xã hội hiện tại , vừa bảo đảm (8) lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
 C. Hãy nối các thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và điền vào cột trả lời C (1.0 đ)
Cột A
Quan hệ
Cột B
Ví dụ
Trả lời
1.Cạnh tranh
2.Sinh vật ăn sinh vật khác
3.Cộng sinh
4.Kí sinh
a. Chim ăn sâu
b. Giun đũa sống trong ruột người
c. Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu
d. Dê và bò cùng ăn trên một cánh đồng cỏ
e. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó được đưa đi xa hơn.
1+
2+
3+
4+
II.TỰ LUẬN (5.0đ)
Câu 1: Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường?(1.5đ)
Câu 2 Quần thể sinh vật là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. (1.0đ)
Câu 3: Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào đến các nguồn tài nguyên khác như đất và nước? (1.0đ)
Câu 4: Trong một hệ sinh thái gồm các quần thể sinh vật sau: gà, cáo, hổ, cỏ, thỏ, mèo rừng, dê, vi sinh vật 
Hãy thành lập lưới thức ăn và chỉ ra mắc xích chung của lưới thức đó. (0.75điểm)
Chỉ ra các thành phần sinh vật trong lưới thức ăn trên. (0.75điểm)	
Bài làm:
I. TRẮC NGHIỆM (5.0đ)
 A. Hãy điền đáp án đúng vào bảng đáp án sau. (2.0đ)
1
2
3
4
5
6
7
8
PHÒNG GD –ĐT HOÀI NHƠN
Đề kiểm tra học kì II – năm học 2012 -2013
Môn sinh học 9- Thời gian 45 phút
( không kể thời gian phát đề)
Trường THCS  Họ và tên: Lớp: .. 
Giám thị 1
Giám thị 1
Mã phách
"
 Điểm	
 Chữ kí giám khảo
Mã phách
 Bằng số:
 Bằng chữ:
 Giám khảo1:
 Giám khảo2:
ĐỀ 2
I.TRẮC NGHIỆM (5.0đ)
 A.Hãy điền đáp án đúng vào bảng đáp án ở phần bài làm . (2.0đ)
 Câu 1.Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn nhằm mục đích: 
 a. Tạo dòng thuần c.Tạo biến dị tổ hợp
 b. Tạo ưu thế lai d.Tạo giống mới 
 Câu 2. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần:
 a. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải 
 b.Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất và sinh vật phân giải. 
 c. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. 
 d. Thành phần vô sinh, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
 Câu 3. Trong các nhóm tài nguyên sau đây , nhóm nào thuộc tài nguyên không tái sinh? 
 a. Than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên 
 b. Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng. 
 c. Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều. 
 d. Tài nguyên đất, dầu mỏ, năng lượng gió
 Câu 4: Phép lai nào sau đây tạo ra cơ thể ưu thế lai là AaBbCc:
	a. aabbCC x aaBBcc	b. AABBcc x aaBBcc
	c. AAbbcc x aaBBCC 	d. AabbCC x AabbCC
 Câu 5. Nhóm sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt ?
 a. Chim, thú và con người c. Ếch nhái, nấm, con người 
 b.Chim, thực vật, nấm. d. Cá, ếch nhái, bò sát. 
 Câu 6: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể: 
 a. Các cây thông mọc trên cùng một đồi thông.	
 b. Đàn kiến sống trong cùng một tổ.
 c. Đàn chim én sống trong vườn quốc gia Tràm Chim
 d. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.
 Câu 7. Giới hạn sinh thái là: 
 a. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
 b. Khả năng chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái nhất định.
 c. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái nhất định.
 d. Khả năng chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
 Câu 8.Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là: 
 a. Săn bắn động vật hoang dã.
 b.Gây chiến tranh làm mất sức người, sức của và ô nhiễm môi trường.
 c. Cải tạo tự nhiên, làm mất cân bằng sinh thái ở nhiều vùng.
 d. Phá hủy thảm thực vật từ đó gây nhiều hậu quả xấu tới môi trường
( Học sinh không được làm bài vào phần gạch chéo này)
"
B. Tìm các từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chổ trống () trong các câu sau: (2.0đ)
 1. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây (1)... hoặc giao phối gần ở (2). .gây ra hiện tượng (3) vì tạo ra các cặp (4) đồng hợp gây hại.
 2. Tài nguyên thiên nhiên không phải là (5) , chúng ta cần phải sử dụng một cách (6) và hợp lí, vừa đáp ứng (7) sử dụng tài nguyên cho xã hội hiện tại , vừa bảo đảm (8) lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
 C. Hãy nối các thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và điền vào cột trả lời C (1.0 đ)
Cột A
Quan hệ
Cột B
Ví dụ
Trả lời
1. Cộng sinh
2. Sinh vật ăn sinh vật khác
3. Cạnh tranh
4. Kí sinh
a.Giun đũa sống trong ruột người
b.Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu
c.Dê và bò cùng ăn trên một cánh đồng cỏ
d.Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó được đưa đi xa hơn.
e.Chim ăn sâu
1+
2+
3+
4+
II.TỰ LUẬN (5.0đ)
Câu 1: Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường?(1.5đ)
Câu 2 Quần thể sinh vật là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. (1.0đ)
Câu 3: Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào đến các nguồn tài nguyên khác như đất và nước? (1.0đ)
Câu 4: Trong một hệ sinh thái gồm các quần thể sinh vật sau: gà, cáo, hổ, cỏ, thỏ, mèo rừng, dê, vi sinh vật 
a. Hãy thành lập lưới thức ăn và chỉ ra mắc xích chung của lưới thức đó. (0.75điểm)
b.Chỉ ra các thành phần sinh vật trong lưới thức ăn trên. (0.75điểm)	
Bài làm:
I. TRẮC NGHIỆM (5.0đ)
 A. Hãy điền đáp án đúng vào bảng đáp án sau. (2.0đ)
1
2
3
4
5
6
7
8
....
..
..
Đáp án 
I.Trắc nghiệm: (5.0đ) - đề 1
Hãy điền đáp án đúng vào bảng đáp án sau. (2.0đ)
 Mỗi câu trả lời đúng 0.25đ
1
2
3
4
5
6
7
8
b
a
c
a
d
b
d
 a
 B. Tìm các từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chổ trống () trong các câu sau: (2.0đ)
Mỗi từ điền đúng 0.25đ
 1. 1- giao phấn, 2- động vật, 3- thoái hóa, 4- gen lặn
 2. 5- vô tận, 6- tiết kiệm, 7- nhu cầu, 8- duy trì
C. Nối các câu ở cột A với cột B sao cho phù hợp (1.0đ)
Mỗi câu nối đúng 0.25đ
 1+ d, 2+ a, 3+c, 4+ b
I.Trắc nghiệm: (5.0đ) - đề 2
Hãy điền đáp án đúng vào bảng đáp án sau. (2.0đ)
 Mỗi câu trả lời đúng 0.25đ
1
2
3
4
5
6
7
8
a
c
a
c
a
d
a
 d
 B. Tìm các từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chổ trống () trong các câu sau: (2.0đ)
Mỗi từ điền đúng 0.25đ
 1. 1- giao phấn, 2- động vật, 3- thoái hóa, 4- gen lặn
 2. 5- vô tận, 6- tiết kiệm, 7- nhu cầu, 8- duy trì
C. Nối các câu ở cột A với cột B sao cho phù hợp (1.0đ)
Mỗi câu nối đúng 0.25đ
 1+ b, 2+ e, 3+c, 4+ a
II.Tự luận (5.0đ)
Câu 1: 1.5đ
- Ô nhiễm môi trường : là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học và sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đến con người và các sinh vật khác. (0.5đ)
- Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường: (1.0đ)
+ Ô nhiễm các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
+ Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ TV và chất độc hóa học.
+ Ô nhiễm do các chất phóng xạ.
+ Ô nhiễm do các chất thải rắn.
+ Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.
Câu 2: 1.0đ
 -Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định và có khả năng sinh sản để tạo ra thế hệ mới. (0.5đ)
 - Những đặc trưng cơ bản của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích ứng, chống chịu với các nhân tố sinh thái của môi trường .(0.5đ)
Lưu ý: HS chỉ cần nêu được 3 đặc trưng : mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi là đạt 0.5đ
Câu 3: 1.0đ 
 Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng rất lớn đến các nguồn tài nguyên đất và nước:
-Rừng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ đất. (0.25đ)
-Cây rừng cản nước mưa làm nước ngấm vào đất, tạo mạch nước ngầm, hạn chế hạn hán,tạo dòng chảy, chống lũ quét, hạn chế xói mòn đất, chống bồi lấp lòng sông, ao hồ cũng như các công trình thủy lợi. (0.25đ)
-Rừng tạo điều kiện cho sự tuần hoàn nước trên Trái Đất, tăng lượng bốc hơi và lượng nước ngầm. (0.25đ)
-Xác các sinh vật rừng sau khi chết được phân giải sẽ cụng cấp một lượng lớn chất khoáng cho đất. (0.25đ)
Câu 4: 1.5đ 
a. –Vẽ đúng lưới thức ăn (0.5đ)
 dê hổ
Cỏ thỏ cáo vi sinh vật
 gà mèo rừng 
- Chỉ ra đúng các mắc xích chung : hổ, thỏ, cáo, gà (0.25đ)
b. Xác định đúng các thành phần sinh vật trong lưới thức ăn trên. 	
-Sinh vật sản xuất: cỏ (0.25đ)
-Sinh vật tiêu thụ: dê, thỏ, hổ, cáo, gà, mèo rừng (0.25đ)
-Sinh vật phân giải: vi sinh vật (0.25đ)
 * Lưu ý: Học sinh có thể làm bài theo cách khác nhưng nếu đúng vẫn chấm điểm.

File đính kèm:

  • docĐề KT HKII và đáp án Sinh 9 2012-2013 (1).doc
  • docma trận đề thi Sinh 9 HK2 12-13 em sữa lại số câu trong ma trận.doc
Đề thi liên quan