Đề kiểm tra học kì I 2007-2008 môn: sinh 9 (thời gian: 45 phút)

doc16 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I 2007-2008 môn: sinh 9 (thời gian: 45 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 2007-2008
MÔN: SINH 9 (Thời gian: 45 phút)
Đề chẵn:
I/ TRẮC NGHIỆM: (4đ)
* Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
1- Ở kì nào nhiễm sắc thể ở trạng thái kép ?
	a. kỳ trung gian	 	b. kỳ trước	c. kỳ giữa	d. kỳ sau	e. kỳ cuối
2- Trong loại tế bào nào, NST tồn tại thành từng cặp?
a. Hộp tử	b. Tế bào sinh dường	c. Tế bào sinh dục sơ khai
d. Tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng	e. Tinh trùng, trứng
3- Sự đóng xoắn của NST có ý nghĩa gì ?
a. Rút ngắn chiều dài của nhiễm sắc thể
b. Tạo điều kiện cho sự phân ly và tổ hợp của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
c. Những vùng đóng xoắn là những vùng không hoạt động sinh tổng hợp P.
d. Cả b và c đúng.
4- Một gen có A = T = 900N, G = X = 600N. Khi gen tự nhân đôi một lần đã cần môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu N mỗi loại.
a. A = T = 900N, G = X = 600N	b. A = T = 1800N, G = X = 1200N
c. A = T = 2700N, G = X = 1800N	d. A = T = 3600N, G = X = 2400N
5- Gen là gì ?
a. Một đoạn của phân tử ADN thực hiện một chức năng di truyền nhất định.
b. Một đoạn ADN chứa thông tin quy định cấu trúc của P.
c. Một đoạn ADN thực hiện chức năng tổng hợp ARN vận chuyển hay ARN riboxôm.
d. Một đoạn ADN thực hiện chức năng điều hòa quá trình sinh tổng hợp P.
* Hãy chọn câu có nội dung sai trong các câu dưới đây:
6- 	a. Trong nguyên phân, NST nhân đôi 2 lần và phân ly một lần.
b. Trong giảm phân, NST nhân đôi 1 lần và phân li 2 lần.
c. Số NST trong tế bào con sau giảm phân bằng phân nửa số NST trong tế bào mẹ.
d. Số NST trong tế bào con sau nguyên phân bằng số NST trong tế bào mẹ.
7- Phân tử ADN được cấu tạo bỡi:
a. Một mạch đơn xoắn cuộn lại	
b. Một mạch đơn ở dạng thẳng
c. Hai mạch đơn vừa song song vừa xoắn đều quanh một trục.
d. Hai mạch đơn ở dạng thẳng.
8- 	a. ADN là một đa phân tử mà đơn phân là axít amin.
b. ADN là chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải mỗi chu kì gồm 10 cặp N và dài 34 A0.
c. Các Nucleotít giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A – G, T – X .
9- Đột biến gen là gì?
a. Biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST).	b. Biến đổi của gen.
c. Biến đổi của kiểu gen	d. Biến đổi của NST.
10- Sử dụng sơ đồ sau để trả lời câu hỏi A, B, C.
A	G	T	X
T	X	A	G Đoạn gen bình thường
A	G	T
T	X	A	
A	G	T	A
T	X	A	T
A	G	T	X A
T	X	A	G T
	A	 B	C
10- (A) là kết quả của loại đột biến gen nào sau đây.
a. Mất một cặp N	b. Mất nhiều cặp N	c. Thay nhiều cặp N d. Thay một cặp N
10- (B) là kết quả của dạng đột biến:
a. Thay thế cặp Nucleotít G – X bằng cặp A – T. c. Thêm vào một cặp Nucleotít A-T
b. Thay thế cặp Nucleotít A – T bằng cặp G – X. d. Thêm vào một cặp Nucleotít loại G-X.
10- (C) là kết quả của dạng đột biến:
a. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T	 b. Thêm vào 1 cặp Nucleotít loại A – T.
c. Thay thế cặp Nucleotít A – T bằng cặp G – X	 d. Mất 1 cặp N loại A – T
* Điền vào ô trống:
11- Giới hạn của thường biến do …(1)… quy định những sự biểu hiện thành …(2)… Trong giới hạn của …(3)… lại do điều kiện môi trường tác động nên. Do đó …(4)… là kết quả của sự tương tác giữa …(5)… và môi trường sống.
12- Ghép ý ở cột A với ý ở cột B cho thích hợp.
A
B
1/ Làm thay đổi số lượng thành phần trật tự sắp xếp loại nucleotít.
2/ Làm biến đổi trong cấu trúc NST.
3/ Hiện tượng bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng số lượng theo bội số của (n).
4/ Thể 3 nhiễm ở cặp NST số 21 ở người.
5/ Các cá thể mang tế bào 3n, 4n, 5m.
a) Bệnh đao.
b) Đột biến NST.
c) Đột biến gen.
d) Đa bội thể.
e) Thể đa bội.
II/ TỰ LUẬN: (6đ)
1/ Giải thích sự biểu hiện của nguyên tắc bổ sung trong mối quan hệ sơ đồ sau và nêu ý nghĩa của mỗi sự biểu hiện đó.
gen (một đoạn ADN) mARN P (3đ)
2/ Bài toán: (3đ) Một đoạn ADN có chiều dài là 680.000 A0. Khi ADN làm khuôn mẫu điều khiển tổng hợp một mARN thì phân tử mARN sẽ có tổng số bao nhiêu?
ĐÁP ÁN (ĐỀ CHẴN)	MÔN SINH 9
I/ Trắc nghiệm: (4đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10A
10B
10C
Đáp án
a
b
c
a
a
a
c
a, c
a
a
a
b
Câu 11: (1). Kiểu gen; (2). Kiểu hình; (3). Thường biến; (4). Kiểu hình; (5). Kiểu gen.
Câu 12: 	1 + c; 	2 + b; 	3 + d; 	4 + a; 	5 + e
II/ Tự luận: (6đ)
1/ NTBS thể hiện trong quá trình tổng hợp mARN (1đ)
a) Sự thể hiện: quá trình tổng hợp mARN, ADN tháo xoắn tách 2 mạch đơn, các N tự do trong môi trường nội bào liên kết với các N trên mạch khuôn theo NTBS.
A mạch khuôn liên kết với U môi trường.
T mạch khuôn liên kết với A môi trường.
G mạch khuôn liên kết với X môi trường
X mạch khuôn liên kết với G môi trường
b) Ý nghĩa biểu hiện NTBS trong tổng hợp P (0,5đ)
Sự thể hiện NTBS trong tổng hợp mARN giúp thônh tinvề cấu trúc của phân tử P trên mạch khuôn của gen được sao chép nguyên vẹn sang mARN.
2/ NTBS thể hiện trong quá trình tổng hợp P (1đ)
a) Thể hiện: tổng hợp P, các phân tử tARN mang a a vào riboxôm khớp với mARN theo từng cặp theo NTBS 
A trên mạch khuôn khớp với U trên mARN và ngược lại
G trên mạch khuôn khớp với X trên mARN và ngược lại
b) Ý nghĩa: giúp ribo xôm tổng hợp P có trật tự các a a giống với thông tin quy định từ gen trên AND. (0,5đ)
* Bài toán: (2,5đ)
Chiều dài phân tử ADN sẽ là 680.000A0
=> Tổng số N của phân tử ADN bằng 
Quá trình tổng hợp mARN chỉ một mạch đơn ADN làm khuôn mẫu chỉ một mạch đơn ADN làm khuôn mẫu tự tổng hợp theo NTBS -> số N của mARN bằng 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 2007-2008
MÔN: SINH 9 (Thời gian: 45 phút)
Đề lẻ:
I/ TRẮC NGHIỆM: (4đ)
A/ Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
1- Gen là gì ?
a. Một đoạn của phân tử ADN thực hiện một chức năng di truyền nhất định.
b. Một đoạn ADN chứa thông tin quy định cấu trúc của P.
c. Một đoạn ADN thực hiện chức năng tổng hợp ARN vận chuyển hay ARN riboxôm.
d. Một đoạn ADN thực hiện chức năng điều hòa quá trình sinh tổng hợp P.
2- Đột biến gen là gì?
a. Biến đổi trong vật chất di truyền 	b. Biến đổi của gen.
c. Biến đổi của kiểu gen	d. Biến đổi của NST.
3- Sự đóng xoắn của NST có ý nghĩa gì ?
a. Rút ngắn chiều dài của nhiễm sắc thể
b. Tạo điều kiện cho sự phân ly và tổ hợp của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
c. Những vùng đóng xoắn là những vùng không hoạt động sinh tổng hợp P.
d. Cả b và c đúng.
4- Trong loại tế bào nào, NST tồn tại thành từng cặp?
a. Hộp tử	b. Tế bào sinh dường	c. Tế bào sinh dục sơ khai
d. Tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng	e. Tinh trùng và trứng
5- Ở kì nào nhiễm sắc thể ở trạng thái kép ?
	a. kỳ trung gian	 	b. kỳ trước	c. kỳ giữa	d. kỳ sau	e. kỳ cuối
6- Một gen có A = T = 900N, G = X = 600N. Khi gen tự nhân đôi một lần đã cần môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu N mỗi loại.
a. A = T = 900N, G = X = 600N	b. A = T = 1800N, G = X = 1200N
c. A = T = 2700N, G = X = 1800N	d. A = T = 3600N, G = X = 2400N
B/ Hãy chọn câu có nội dung sai trong các câu dưới đây:
7- 	a. Trong nguyên phân, NST nhân đôi 2 lần và phân ly một lần.
b. Trong giảm phân, NST nhân đôi 1 lần và phân li 2 lần.
c. Số NST trong tế bào con sau giảm phân bằng phân nửa số NST trong tế bào mẹ.
d. Số NST trong tế bào con sau nguyên phân bằng số NST trong tế bào mẹ.
8- Phân tử ADN được cấu tạo bỡi:
a. Một mạch đơn xoắn cuộn lại	
b. Một mạch đơn ở dạng thẳng
c. Hai mạch đơn vừa song song vừa xoắn đều quanh một trục.
d. Hai mạch đơn ở dạng thẳng.
9- 	a. ADN là một đa phân tử mà đơn phân là axít amin.
b. ADN là chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải mỗi chu kì gồm 10 cặp N và dài 34 A0.
c. Các Nucleotít giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A – G, T – X .
* Điền vào ô trống:
10- Giới hạn của thường biến do …(1)… quy định những sự biểu hiện thành …(2)… Trong giới hạn của …(3)… lại do điều kiện môi trường tác động nên. Do đó …(4)… là kết quả của sự tương tác giữa …(5)… và môi trường sống.
11- Ghép ý ở cột A với ý ở cột B cho thích hợp.
A
B
1/ Làm thay đổi số lượng thành phần trật tự sắp xếp loại nucleotít.
2/ Làm biến đổi trong cấu trúc NST.
3/ Hiện tượng bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng số lượng theo bội số của (n).
4/ Thể 3 nhiễm ở cặp NST số 21 ở người.
5/ Các cá thể mang tế bào 3n, 4n, 5m.
a) Bệnh đao.
b) Đột biến NST.
c) Đột biến gen.
d) Đa bội thể.
e) Thể đa bội.
12- Sử dụng sơ đồ sau để trả lời câu hỏi A, B, C.
A	G	T	X
T	X	A	G Đoạn gen bình thường
A	G	T
T	X	A	
A	G	A	A
T	X	A	T
A	G	T	X A
T	X	A	G T
	A	 B	C
12- (A) là kết quả của loại đột biến gen nào sau đây.
a. Mất một cặp N	b. Mất nhiều cặp N	c. Thay nhiều cặp N d. Thay một cặp N
12- (B) là kết quả của dạng đột biến:
a. Thay thế cặp Nucleotít G – X bằng cặp A – T. c. Thêm vào một cặp Nucleotít A-T
b. Thay thế cặp Nucleotít A – T bằng cặp G – X. d. Thêm vào một cặp Nucleotít loại G-X.
12- (C) là kết quả của dạng đột biến:
a. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T	 b. Thêm vào 1 cặp Nucleotít loại A – T.
c. Thay thế cặp Nucleotít A – T bằng cặp G – X	 d. Mất 1 cặp N loại A – T
II/ TỰ LUẬN: (6đ)
1/ Khái niệm nhiễm sắc thể giới tính và khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
2/ Bài toán:	Một gen có chiều dài 0,306mm. Xác định:
a) Số lượng N và số vòng xoắn của gen.
b) Số lượng ribo Nucleotít của phân tử mARN do gen tổng hợp.
c) Số lượng N môi trường cung cấp nếu gen nhân đôi 4 lần. (Biết 1m = 10A0).
ĐÁP ÁN (ĐỀ LẺ)	MÔN SINH 9
I/ Trắc nghiệm: (4đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
12A
12B
12C
Đáp án
a
b
b
b
a
a
a
c
a, c
a
a
b
Câu 10: (1). Kiểu gen; (2). Kiểu hình; (3). Thường biến; (4). Kiểu hình; (5). Kiểu gen.
Câu 11: 	1 + c; 	2 + b; 	3 + d; 	4 + a; 	5 + e
II/ Tự luận: (6đ)
1/ NST giới tính: là cặp NST đặc biệt mang gen quy định tính trạng đực, cái và các tính trạng liên quan với giới tính và các tính trạng thường kèm theo.
VD: Ở người có 23 cặp NST
Trong đó có:	 22 cặp NST thường, 
1 cặp NST giới tính: XY: nam; XX: nữ
* Khác nhau:
NST thường
NST giới tính
- Tồn tại với số lượng lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội, các cặp thường giống nhau ở các cá thể đực, cái.
- Luôn luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
- Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể.
- Có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội và khác nhau ở các cá thể đực, cái trong mỗi loài.
- Tồn tại thành từng cặp tương đồng XX, không tương đông XY.
- Mang gen quy định giới tính.
2/ Bài toán: 
a) Số lượng N và số vòng xoắn của gen:
Chiều sài của gen = 0,306mm = 0,306.104 = 3060A0.
Số lượng N của gen: N = 
Số vòng xoắn của gen:	C = vòng
b) Số lượng Ribonucleotít của phân tử ARN:
 (Ribonucleotít)
c) Số lượng N môi trường cung cấp nếu gen nhân đôi 4 lần:
(24 – 1) x N = (24 – 1)x 1800 = 15 x 1800 = 27000N.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 2007-2008
MÔN: SINH 7 (Thời gian: 45 phút)
Đề chẵn:
A/ TRẮC NGHIỆM: (4đ)
I/ Khoanh tròn vào đầu câu đúng nhất
Câu 1: Cấu tạo sán lông ?
	a. Cơ thể hình lá, hơi dài, dẹp theo hướng lưng bụng. 	 
b. Đầu bằng, đuôi hơi nhọn.
	c. Miệng nằm ở mặt bụng, có nhánh ruột, chưa có hậu môn. 
d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 2: Nêu cấu tạo của sán lá gan?
	a. Cơ thể hình lá dẹp, dài 2 – 5cm.
	b. Mắt, lông hơi tiêu giảm, giác bám phát triển.
	c. Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển thích nghi với môi trường kí sinh.
	d. Cả a, b và c đúng.
Câu 3: Tại sao người bị mắc bệnh giun đũa?
	a. Người ăn rau sống có trứng giun	b. Tay bẩn cầm thức ăn đưa vào miệng
	c. Do uống nước lã	d. Cả a, b và c đúng.
Câu 4: Đặc điểm chung của ngành giun tròn là gì ?
	a. Cơ thể phân đốt, cơ quan tiêu hóa phát triển.	
b. Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên.
	c. Cơ thể không phân đốt, có dạng hình trụ tròn.
	d. Cơ thể không phân đốt, có đối xứng hai bên.
Câu 5: Trai làm sạch nước như thế nào?
	a. Hút nước và lấy cặn vẩn làm thức ăn. 	
b. Lọc các cặn vẩn trong nước.
	c. Tiết các chất nhờn kết các cặn vẩn làm chúng lắng xuống đáy bùn.
	d. Cả a, b, c đúng.
Câu 6: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì?
	a. Để cung cấp nhiệt cho trứng phát triển.
	b. Để bảo vệ trứng khỏi các sinh vật khác ăn.
c. Đó là một hoạt động theo bản năng không có ý nghĩa gì đối với sự sinh trưởng và phát triển của trứng.
	d. Cả a và b.
Câu 7: Đặc điểm chung của ngành chân khớp ?
	a. Cơ thể và phần phụ phân đốt	 c. Hệ tuần hoàn hở
	b. Có lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài, phát triển qua lột xác	 d. Cả a, b và c
Câu 8: Tôm có thể di chuyển bằng cách bơi giật lùi như thế nào?
	a. Dùng các đôi chân ngực để đẩy nước	b. Xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng
	c. Dùng các đôi chân bụng để đẩy nước	d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 9: Cách tính tuổi của Trai ?
	a. Căn cứ vào độ lớn của thân trai	b. Căn cứ vào độ lớn của vỏ trai
	c. Căn cứ vào các vòng tăng trưởng vỏ trai	d. Cả a, b, c đều sai
Câu 10: Cách tự vệ của ốc sên?
	a. Co rút cơ thể vào trong vỏ	b. Có lưỡi bào để tấn công kẻ thù
	c. Tiết chất nhờn làm kẻ thù không ăn được	d. Cả a, b và c đều đúng
II/ Chọn câu đúng (ghi Đ) hoặc sai (ghi S) vào ô c các câu sau:
Câu 1: Sán lá máu kí sinh ở đâu ?
	a. Kí sinh trong ruột người c	b. Kí sinh trong máu người c
Câu 2: Ấu trùng sán lá máu vào cơ thể người bằng con đường nào ?
	a. Qua đường tiêu hóa 	 	c
	b. Qua da người khi tiếp xúc nơi nước ô nhiễm 	c
III/ Điền từ: Hãy tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3, 4,… để hoàn chỉnh các câu sau:
Giáp xác rất …(1)… sống ở các môi trường nước, một số ở cạn, số nhỏ kí sinh. Các đại diện …(2)… như : tôm sông, cua, tôm ở nhờ, rận nước, mọt ẩm.v.v. có tập tính phong phú. Hầu hết giáp xác đều có lợi. Chúng là nguồn …(3)… của cá và là …(4)… quan trọng của con người.
B/ TỰ LUẬN: (6đ)
Câu 1: Nêu cách di chuyển và tự vệ của trai trước kẻ thù.
Câu 2: Giải thích chức năng vỏ cơ thể của tôm sông.
ĐÁP ÁN (Đề chẵn) MÔN SINH 7
A/ Phần trắc nghiệm: 
I/ Khoanh tròn vào đầu câu đúng nhất:
	1.b;	2. d ; 3.d; 4.c;	 5.c;	6.b;	7.d;	8.b;	9.c; 	10.a
II/ Chọn câu đúng, sai:
1. a- S	 b- Đ
2. a- S	 b- Đ
III/ Điền từ:
(1). Đa dạng	(2). Thường gặp	(3). Thức ăn	(4). Thực phẩm
B/ Tự luận:
1/ Nêu cách di chuyển và tự vệ của tra trước kẻ thù: 
Lúc di chuyển, hai mảnh của vỏ trai hơi hé mở. Chân trai thò ra ngoài rồi thụt vào và cứ như vậy, trai di chuyển chậm chạp trên bùn. (1,5đ).
Trong quá trình di chuyển, khi có kẻ thù, trai thụt chân vào, và khép chặt hai mảnh vỏ. Vỏ cứng bằng đá vôi của trai được khép rất chặt nhờ cơ khỏe giúp trai thoát được kẻ thù. (1,5đ)
2/ Chức năng vỏ cơ thể của tôm sông: (3đ)
Vỏ tôm cấu tạo bằng ki tin có tẩm canxi nên cứng, vừa che chở cơ thể, vừa làm chỗ cho hệ cơ bám vào và phát triển. Thành phần của vỏ tôm còn có sắc tố giúp cho tôm có màu sắc giống màu môi trường sống để dễ trốn tránh kẻ thù.
* Biểu điểm:
A. Trắc nghiệm: 4đ
I/ (2,5đ): mỗi câu (0,25đ)
II/ (1đ): mỗi câu (0,25đ)
III/ (1đ): mỗi cụm từ (0,25đ)
B. Tự luận:
1. (3đ)
2. (3đ)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 2007-2008
MÔN: SINH 7 (Thời gian: 45 phút)
Đề lẻ:
A/ TRẮC NGHIỆM: (4đ)
I/ Khoanh tròn vào đầu câu đúng nhất
Câu 1: Điểm giống nhau giữa giun đất và trai sông là ?
	a. Cơ thể có đối xứng 2 bên	b. Đều sống trong môi trường nước
	c. Đều sống trong đất ẩm	d. Đều sử dụng thực vật làm thức ăn.
Câu 2: Khi được nở ra và trước khi rời khỏi cơ thể mẹ ra môi trường ấu trùng trai sông ở:
	a. Trong bụng mẹ	b. Trong mang mẹ	
c. Trong vỏ trai mẹ	d. Trong áo trai
Câu 3: Trai sinh sản theo kiểu:
	a. Vô tính kiểu mọc chồi	b. Hữu tính và thụ tinh ngoài
	c. Hữu tính và thụ tinh trong	d. Vô tính kiểu phân đôi
Câu 4: Bộ phận giúp tôm bơi được trong nước là:
	a. Các chân ngực	b. Các chân bụng	
c. Các chân ngực và chân bụng	d. Đuôi
Câu 5: Vỏ bọc cơ thể của tôm có cấu tạo bằng chất:
	a. Ki tin	b. Đá vôi	c. Ki tin có tẩm canxi	d. Cuticun
Câu 6: Cơ quan bài tiết của tôm nằm ở:
	a. Gốc râu	b. Khoang miệng	c. Bụng	d. Đuôi
Câu 7: Nêu cấu tạo của vỏ trai?
	a. Vỏ trai gồm hai mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng.
	b. Có hai cơ khép vỏ điều chỉnh động tác đóng mở vỏ.
	c. Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, đá vôi ở giữa và lớp xà cừ ở trong.
	d. Cả a, b và c đúng.
Câu 8: Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào?
	a. Trai di chuyển nhờ chân trai hình lưỡi rìu.
	b. Chân trai thò ra rồi thụt vào kết hợp với động tác đóng mở vỏ.
	c. Trai di chuyển nhờ thân trai.
	d. Cả a, b và c sai
Câu 9: Cách sinh sản của trai sông ?
	a. Thụ tinh ngoài, trứng thường đẻ trong khoang áo.
	b. Trứng nở thành ấu trùng phát triển trong khoang áo.
	c. Ấu trùng bám trên da, vây và mang cá để phát tán đến chỗ mới.
	d. Cả a và b đúng
Câu 10: Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
	a. Tẩy giun định kì 6 tháng một lần
	b. Trước khi ăn phải rửa tay sạch sẽ.
	c. Không ăn rau sống, quả xanh, không uống nước lã.
	d. Cả a, b, c đều đúng.
II/ Chọn câu đúng (ghi Đ) hoặc sai (ghi S) vào ô c các câu sau:
Câu 1: Tôm được xếp vào ngành chân khớp vì:
	a. Cơ thể chia làm 2 phần: đầu ngực và bụng 	c
	b. Có phần phụ phân đốt khớp động với nhau	c
Câu 2: Lớp giáp xác được phát hiện có số loài là:
	a. 20.000 loài c	b. 15.000 c
III/ Điền từ: Tìm cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3,… trong các câu sau:
	Giun đốt (gồm giun đất, rươi, đỉa, giun đỏ.v.v.) Đa dạng về loài, lối sống và …(1)… giun đốt có chung các đặc điểm như cơ thể …(2)… có thể xoang, ống tiêu hóa phân hóa, bắt đầu có …(3)…; di chuyển nhờ …(4)… tơ hay hệ cơ của thành cơ thể.
B/ TỰ LUẬN: 6đ
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào khiến động vật ngành chân khớp đa dạng về tập tính và về môi trường sống?
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm.
ĐÁP ÁN (Đề lẻ) MÔN SINH 7
A/ Phần trắc nghiệm: 
I/ Khoanh tròn vào đầu câu đúng nhất:
	1.a;	2. b ; 3.c; 4.b;	 5.c;	6.a;	7.d;	8.d;	9.d; 	10.d
II/ Chọn câu đúng, sai:
1. a- S	 b- Đ
2. a- S	 b- Đ
III/ Điền từ:
(1). Môi trường sống	(2). Phân đốt	(3). Hệ tuần hoàn	(4). Chi bên
B/ Tự luận: (6đ)
1/ Chân khớp đa dạng về môi trường sống và về tập tính là nhờ thích nghi rất cao và lâu dài với điều kiện sống, thể hiện ở:
Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như: Ở dưới nước là chân bơi, ở trên cạn là chân bò, ở trong đất là chân đào bới.
Phận phụ miệng cũng thích nghi với thức ăn lỏng, thức ăn rắn … khác nhau.
Đặc điểm hệ thần kinh (đặc biệt là não phát triển) và các giác quan phát triển là cơ sở để hoàn thiện các tập tính phong phú ở sâu bọ.
2/ Đặc điểm chung của ngành thân mềm:
Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi.
Có khoang áo phát triển.
Hệ tiêu hóa phân hóa.
* Biểu điểm:
A/Trắc nghiệm: (4đ)
I/ Mỗi câu 0,25đ: (2,5đ)
II/ Mỗi câu 0,25đ: (1đ)
III/ Mỗi cụm từ 0,25đ: (1đ)
B/ Tự luận: (6đ)
1/ (4đ)
2/ (2đ)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 2007-2008
MÔN: SINH 6 (Thời gian: 45 phút)
Đề chẵn:
I/ TRẮC NGHIỆM: (4đ)
A/ Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất trong những câu sau:(Trả lời trong giấy làm bài bằng cách ghi: Câu 1: Chọn … v.v)
Câu 1: Ở rễ, miền có chức năng giúp rễ dài ra là:
	a. Miền sinh trưởng	c. Miền trưởng thành
	b. Miền hút	d. Miền chóp rễ
Câu 2: Đối với những loại rau trồng mà dùng lá hoặc thân để làm thức ăn cho con người, thì loại muối khoáng cần thiết nhất để bón cho cây đó là:
	a. Lân	b. Đạm	c. Kali	d. một loại muối khác
Câu 3: Cành mang lá trên cây được phát triển từ:
	a. thân chính	b. chồi nách	c. chồi ngọn	d. gốc rễ
Câu 4: Thân cây non thường có màu xanh lục, có ý nghĩa:
	a. Giúp cây mau trưởng thành	b. Giúp thân tham gia tổng hợp chất hữu cơ
	c. Giúp thân dài ra	d. Tất cả đều sai.
Câu 5: Hai bộ phận chính của lá là:
	a. Cuống lá và phiến lá	b. Cuống lá và gân lá
	c. Gân lá và phiến lá	d. Tất cả đều sai
Câu 6: Phần lớn nước sau khi được rễ hút vào cây thì được:
	a. Tích lại trong tế bào	b. Thoát ra môi trường
	c. Làm nguyên liệu quang hợp	d. Làm nguyên liệu cho hô hấp
* Sử dụng sơ đồ chưa hoàn chỉnh về quá trình hô hấp sau đây để trả lời câu 7 và 8:
	(A) + khí oxi à (B) + khí cacbonic + hơi nước.
Câu 7: (A) là:
	a. Muối khoáng	 b. Chất hữu cơ	 	c. Diệp lục	 d. Tất cả các chất trên
Câu 8: (B) là:
	a. Tinh bột	b. Chất hữu cơ	c. Năng lượng	d. Chất đường
B/ Điền từ thích hợp:
Câu 9: Hãy chọn những từ thích hợp trong các từ (hai, 2 nhân, phân chia, ngăn đôi) điền vào chỗ trống trong các câu sau:
	Quá trình phân bào: Đầu tiên hình thành …(a)… sau đó chất tế bào …(b)… vách tế bào hình thành …(c)… tế bào cũ thành …(d)… tế bào con.
Câu 10: Hãy chọn những từ thích hợp trong các từ (tế bào có vách hóa gỗ dày, tế bào sống vách mỏng, chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây, vận chuyển nước và muối khoáng) điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Mạch gỗ gồm những …(a)… , không có chất tb, có chức năng …(b)…
Mạch rây gồm những …(c)… , có chức năng …(d)…
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6đ)
Câu 1: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong? (2đ)
Câu 2: Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Đặc điểm phù hợp với chức năng của mỗi phần là gì? (4đ).
ĐÁP ÁN MÔN SINH 6 (Đề chẵn)
I/ Phần trắc nghiệm: (4 điểm, mỗi câu đúng 0,25đ)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
b
b
b
a
b
b
c
Câu 9: 	a: 2 nhân ; b: phân chia ; c: ngăn đôi ; d: hai
Câu 10:	a: Tế bào có vách hóa gỗ dày ; b: vận chuyển nước và muối khoáng
	c: Tế bào sống vách mỏng ;	d: chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
II/ Phần tự luận: (6đ)
Câu 1: (2đ)
Cá hô hấp sử dụng ôxi hòa tan trong nước và thải ra khí cacbonic (1đ)
Rong quang hợp hút khí cacbonic và nhả ôxi (1đ)
Câu 2: (4đ)
Cấu tạo trong phiến lá gồm 3 phần: Biểu bì, thịt lá và gân lá. (0,5đ)
Biểu bì:
+ Gồm một lớp tế bào có vách ngoài dày, xếp sát nhau có chức năng bảo vệ (0,5đ)
+ Tế bào không màu trong suốt cho ánh sáng đi qua được. (0,5đ)
+ Hoạt động đóng mở của lỗ khí giúp lá trao đổi khí, thoát hơi nước. (0,5đ)
Thịt lá:
+ Chứa nhiều lục lạp thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ. (0,5đ)
+ Lớp tế bào thịt lá ở phía trên phù hợp chức năng chế tạo chất hữu cơ. (0,5đ)
+ Lớp tế bào thịt lá ở phía dưới phù hợp với chức năng chứa và trao đổi khí. (0,5đ)
Gân lá: Có chức năng vận chuyển các chất cho phiến lá. (0,5đ)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 2007-2008
MÔN: SINH 6 (Thời gian: 45 phút)
Đề lẻ:
I/ TRẮC NGHIỆM: (4đ)
A/ Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất trong những câu sau:(Trả lời trong giấy làm bài bằng cách ghi: Câu 1: Chọn … v.v)
Câu 1: Hai bộ phận chính của lá là:
	a. Cuống lá và phiến lá	b. Cuống lá và gân lá
	c. Gân lá

File đính kèm:

  • docKT HKITHCS LUONG TAN THINH.doc
Đề thi liên quan