Đề kiểm tra học kì I (2011 – 2012) môn: công nghệ 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I (2011 – 2012) môn: công nghệ 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2011 – 2012) MÔN: CÔNG NGHỆ 7 ----------------------------------------- Mức độ Nội dung NHÂN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DUNG TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1. Đại cương về kĩ thuật trồng trọt Biết được tác dụng của giống cây trồng Giải thích vì sao phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót , còn phân đạm, Kali, phân hỗn hợp thường dùng bón thúc Qua kiến thức thức đã học có thể xác định được các loại đất trồng Số câu Số điểm 1 câu 0,5đ 1 câu 2đ 1 câu 0,5đ 2. Qui trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt Nêu được qui trình xử lí hạt giống bằng nước ấm Xác định được tác dụng của việc làm đất và tăng vụ Thông qua kiến thức về giống cây trồng có thể rút ra được mục đích của việc xử lí hạt giống Số câu Số điểm 1 câu 1đ 2 câu 1 đ 1 câu 0,5đ 3. Kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rừng Nêu được qui trình gieo hạt trong vườn ươm cây rừng Giải thích vì sao cách trồng rừng bằng cây con có bầu được áp dụng phổ biến ở nước ta. Số câu Số điểm 1 câu 0,5đ 1 câu 2đ 4. Khai thác và bảo vệ rừng Nhận định được hoạt động nào của con người được coi là xâm hại tài nguyên rừng Số câu Số điểm 1 câu 2đ Tổng số câu 4 5 3 1 Tổng số điểm Tỉ lệ 2đ (20%) 3đ (30%) 3đ (30%) 2đ (20%) Trường THCS Tây Vinh Họ tên: ... Lớp: 7A ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2011 – 2012) Môn: CÔNG NGHỆ 7 Thời gian: 45 phút Số phách: " Điểm: Giám khảo 1: Giám khảo 2: Số phách: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau và trả lời vào bảng: 1. Đất xám bạc màu là: A. Đất chứa nhiều chất dinh dưỡng. B. Đất có nồng độ muối cao. C. Đất nghèo chất dinh dưỡng. D. Đất chứa nhiều muối phèn. 2. Thay giống cũ bằng giống mới có năng suất cao có tác dụng gì? A. Tăng vụ B. Tăng năng suất cây trồng C. Làm tăng độ phì nhiêu của đất D. Dễ dàng thu hoạch hơn. 3. Công việc làm đất nào có tác dụng dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển tốt? A. Cày đất. B. Bừa đất. C. Đập đất. D. Lên luống. 4. Tác dụng của tăng vụ góp phần tăng thêm: A. Điều hòa dinh dưỡng B. Độ phì nhiêu C. Lương thực, thực phẩm D. Chất lượng nông sản 5. Mục đích của việc xử lí hạt giống: A. Diệt mầm mống sâu, bệnh hại B. Giúp hạt nảy mầm nhanh C. Diệt cỏ dại D. Câu A và B đúng 6. Qui trình gieo hạt trong vườn ươm cây rừng là: A. Lấp đất, gieo hạt, che phủ, bảo vệ luống gieo B. Gieo hạt, lấp đất, che phủ, bảo vệ luống gieo C. Gieo hạt, lấp đất, che phủ, tưới nước, bảo vệ luống gieo D. Gieo hạt, lấp đất, che phủ, tưới nước. B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2điểm) Giải thích vì sao phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót , còn phân đạm, Kali, phân hỗn hợp thường dùng bón thúc? Câu 2: (1điểm) Nêu qui trình xử lí hạt giống bằng nước ấm? Câu 3: (2điểm) Qui trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất? Giải thích vì sao cách trồng rừng này được áp dụng phổ biến ở nước ta? Câu 4: (2điểm) Tài nguyên rừng gồm các thành phần nào? Theo em các hoạt động nào của con người được coi là xâm hại tài nguyên rừng? (Nêu từ 5 hoạt động trở lên) Bài làm PHẦN TRẮC NGHIỆM: CÂU 1 2 3 4 5 6 Đáp án PHẦN TỰ LUẬN: .. .. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM Kiểm tra học kì I Công nghệ 7 PHẦN TRẮC NGHIỆM: CÂU 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B D C D C B. PHẦN TỰ LUẬN: CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 - Phân hữu cơ và phân lân: các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được - > dùng bón lót 1 đ - Phân đạm, Kali, hỗn hợp: tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay -> dùng bón thúc. 1 đ Câu 2 Qui trình xử lí hạt giống bằng nước ấm: - Loại bỏ hạt lép, lửng - Rửa sạch các hạt chìm - Kiểm tra nhiệt độ nước ngâm - Ngâm hạt trong nước ấm 1 đ Câu 3 Qui trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất: - Tạo lỗ trong hố đất có chiều cao lơn hơn chiều cao bầu đất. - Rạch vỏ bầu. - Đặt bầu vào lỗ trong hố. - Lấp và nén đất 2 lần. - Vun gốc. 1 đ Giải thích vì sao cách trồng rừng này được áp dụng phổ biến ở nước ta vì: - Bộ rễ cây trồng không bị tổn thương - Bầu đất đã có đủ phân bón và đất tơi xốp Nên cây trồng có tỉ lệ sống cao. 1 đ Câu 4 Tài nguyên rừng gồm các thành phần: - Thực vật rừng - Động vật rừng - Đất rừng: đất có rừng, đất hoang thuộc sản xuất lâm nghiệp, đồi trọc 1 đ HS nêu khoảng 5 hoạt động của con người được coi là xâm hại tài nguyên rừng ví dụ: - Phá rừng - Gây cháy rừng - Mua bán lâm sản trái phép - Lấn chiếm rừng và đất rừng - Sắn bắn động vật rừng 1 đ .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
File đính kèm:
- De thi KHI congnghe720112012.doc