Đề kiểm tra học kì I (2011-2012) Môn: Ngữ Văn 10 TRƯỜNG THPT VĨNH THẠNH

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I (2011-2012) Môn: Ngữ Văn 10 TRƯỜNG THPT VĨNH THẠNH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD- ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT VĨNH THẠNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I(2011-2012)
 Môn: NGỮ VĂN 10
Thời gian: 90 phút( không kể thời gian phát đề)
Ngày kiểm tra: 21/12/2011


Họ, tên thí sinh:............................................................................... Lớp: ..................SBD...........

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Bài ca dao nào sau đây ca ngợi lối sống tình nghĩa, thủy chung của người bình dân xưa?
A. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
B. Chồng người đi ngược về xuôi - Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.
C. Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
D. Muối ba năm muối đang còn mặn - Gừng chín tháng gừng hãy còn cay - Đôi ta nghĩa nặng tình dày - Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Câu 2: Nội dung nào không phải là nội dung chữ nhàn trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
A. Nhàn là tự nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.
B. Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức ăn có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.
C. Nhàn là không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân.
D. Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.
Câu 3: “Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng” là nhận xét về nghệ thuật của bài thơ nào?
A. Tỏ lòng	B. Đọc Tiểu Thanh kí.	C. Cảnh ngày hè.	D. Nhàn.
Câu 4: Ý nào sau đây chưa chính xác?
“Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí là tiếng khóc:
A. Cho những mảnh đời bất hạnh	B. Cho tất cả mọi người.
C. Cho chính mình	D. Cho những kiếp tài hoa.
Câu 5: Thái độ của tác giả dân gian đối với nhân vật Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy như thế nào?
A. Giận nhiều hơn thương	B. Thương
C. Giận	D. Giận mà thương
Câu 6: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu ca dao sau:
 Thân em như tấm lụa đào
 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
A. Ẩn dụ, nhân hóa.	B. So sánh, hoán dụ.	C. So sánh, ẩn dụ.	D. So sánh, nhân hóa.
Câu 7: Dòng nào dưới đây thể hiện đúng đặc trưng của văn học dân gian?
A. Văn học dân gian trở thành tài sản chung của tập thể.
B. Tính truyền miệng và tính tập thể chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian
C. Tính truyền miệng và tính tập thể chi phối quá trình sáng tạo của văn học dân gian.
D. Tính truyền miệng và tính tập thể tạo ra sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian
Câu 8: Em hãy điền cụm từ còn thiếu vào dấu (…) trong nhận định sau: 
“Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi- (……)- thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè”.
A. Tư tưởng nhân đạo.	B. Tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân
C. Cảm hứng thế sự	D. Tư tưởng yêu nước.
Câu 9: Dòng nào nêu đúng các tác phẩm văn học trung đại được viết bằng chữ Nôm?
A. Bánh trôi nước, Truyện Kiều, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Tỏ lòng,…
B. Bánh trôi nước, Truyện Kiều, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Truyện Lục Vân Tiên,…
C. Bánh trôi nước, Truyện Kiều, Đại cáo bình Ngô, Bạn đến chơi nhà, Truyện Lục Vân Tiên,…
D. Bánh trôi nước, Truyện Kiều, Chiếu dời đô, Bạn đến chơi nhà, Truyện Lục Vân Tiên, Tỏ lòng,
Câu 10: Câu thơ mở đầu “Rồi hóng mát thuở ngày trường“ (Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi) diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình như thế nào?
A. Ung dung, nhàn rỗi, thư thái
B. Ngôn nhàn mà tâm bất nhàn (nói nhàn mà lòng không nhàn)
C. Buồn vì buộc phải ở ẩn
D. Yêu thiên nhiên.
Câu 11: Khi tóm tắt văn bản tự sự, ta cần đáp ứng yêu cầu gì?
A. Thêm những sự việc cho văn bản hấp dẫn.	B. Tóm tắt các hành động của nhân vật.
C. Bản tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc.	D. Tóm tắt các sự việc chính.
Câu 12: “ Ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lí và chính nghĩa” là nhận định về tác phẩm nào?
A. Tiễn dặn người yêu.
B. Đăm Săn.
C. Tấm Cám
D. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
II- TỰ LUẬN: (7điểm) 
 	Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Nhàn” để thấy được vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. -

-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10
 Năm học: 2011-2012 
A. TRẮC NGHIỆM: ( 12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

D
C
A
B
D
C
B
B
B
A
C
C

B. TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
	- Trên cơ sở nắm vững nội dung và nghệ thuật của bài thơ “ Nhàn”, HS nêu được vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Học sinh biết cách làm bài phân tích tác phẩm thơ trữ tình thời kì trung đại).
	- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, về ngữ pháp, dùng từ.
2. Yêu cầu về kiến thức.
	Học sinh dựa vào những hiểu biết đã học về bài thơ để trình bày cảm nhận theo những cách riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau:
	a. Mở bài: (1,0 điểm)
	- Giới thiệu sơ lược bài “Nhàn” và quan niệm sống tích cực làm nổi bật vẻ đẹp nhân cách của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm.
	b. Thân bài. (5 điểm)
	+ Thấy được hình ảnh nhân vật trữ tình nhàn nhã, ung dung vui thú với cảnh điền viên, sống giữa thôn quê như một lão nông với bữa cơm đạm bạc và những sinh hoạt dân dã (d/chứng). Đó là cuộc sống bình dị, đạm bạc mà thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 + Sự mỉa mai hóm hỉnh của tác giả khi đối lập « dại – khôn » và rút ra được quan niệm sống của ông : về với thiên nhiên, xa rời công danh, lợi lộc đầy bon chen để di dưỡng tâm hồn, nhân cách của mình.
 + Tô đậm nhân cách của NBK qua thái độ coi thường danh lợi, phú quý (d/chứng).
 + Từ đó rút ra quan niệm về chữ « nhàn » : hoà hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
 + Làm nổi bật những nét nghệ thuật độc đáo của bài thơ (đối lập, nhịp thơ khoan thai nhẹ nhàng, giọng thơ hóm hỉnh, thâm trầm, ngôn ngữ giản dị trong sáng giàu hình ảnh…)
 (có thể liên tưởng tới một số tác giả có nhân cách cao đẹp như tác giả để so sánh).	
 c.Kết bài: (1,0 điểm)
 + Khẳng định vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 + Rút ra bài học, suy nghĩ cho bản thân.
 3. Cách chấm điểm.
	 - Điểm 7: đạt đầy đủ những yêu cầu nêu trên. Văn trong sáng, có phong cách.
	- Điểm 5-6 : đạt được những yêu cầu cơ bản về phương pháp, nội dung. Có kĩ năng làm văn nghị luận văn học. Kết cấu bài hợp lí. Diễn đạt có sai sót nhưng không đáng kể.
	- Điểm 3,5- 4: Bài làm ở mức trung bình hoặc trên trung bình về các yêu cầu đã nêu. Diễn đạt có sai sót nhưng không nhiều.
	- Điểm 2-3: Bài viết chưa đạt yêu cầu. Bố cục không rõ. Hành văn có nhiều sai sót.
	- Điểm 1-1,5: Văn lan man và mắc nhiều lỗi diễn đạt.
	- Điểm 0: bỏ giấy trắng.


File đính kèm:

  • docjkhadgokads'pfmdsjkagflakdsjagjklasdikgl (3).doc