Đề kiểm tra học kì I Âm nhạc Lớp 6,7,8 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Gia An
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Âm nhạc Lớp 6,7,8 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Gia An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẾ CƯƠNG – ĐỀ THI – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM THI HỌC KỲ I MÔN NHẠC 6 I. ĐỀ CƯƠNG: Gồm 4 bài hát, 4 bài TĐN và 1 số câu hỏi ở phần Nhạc lí – ANTT II. HÌNH THỨC THI: Mỗi HS bốc thăm trình bày 1 bài hát, 1 bài TĐN và trả lời 1 câu hỏi lí thuyết III. NỘI DUNG THI: 1/ Bài hát: - Tiếng chuông và ngọn cờ (Nhạc và lời: Phạm Tuyên) - Vui bước trên đường xa (Dân ca Nam Bộ - Lời mới: Hoàng Lân) - Hành khúc tới trường (Nhạc Pháp) - Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa) 2/ Tập đọc nhạc: - TĐN số 1 (Đồ, rê, mi, fa, son, la) - TĐN số 2 (Mùa xuân trong rừng) - TĐN số 3 (Thật là vui – Nhạc và lời: Hoàng Lân) - TĐN số 4 (Nhạc Mô-da) 3/ Lí thuyết: (HS trả lời 1 trong số những câu hỏi sau) - Âm thanh có mấy thuộc tính? Nêu rõ những thuộc tính đó? - Có mấy kí hiệu ghi trường độ của âm thanh? Kể tên? - Giải thích ý nghĩa của số chỉ nhịp hai bốn? - Nêu khái niệm về nhịp hai bốn? - Nhịp hai bốn thường được ứng dụng trong những loại bài hát nào? - Nêu vài nét chính về tiểu sử của nhạc sĩ Văn Cao? - Kể tên 1 số bài hát tiêu biểu của nhạc sĩ Văn Cao? Bài hát “Làng tôi” của nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm nào? - Nêu vài nét chính về tiểu sử của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước? - Kể tên 1 số bài hát tiêu biểu của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước? Bài hát “Lên Đàng” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác năm nào? - Có mấy kí hiệu ghi cao độ của âm thanh? Kể tên? IV. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM: 1/ Bài hát (4 điểm): HS trình bày thuộc lời bài hát (2đ); to, rõ ràng (1đ); thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát (1đ) 2/ TĐN (4điểm): HS đọc đúng cao độ, trường độ (2đ); vỗ tiết tấu (1đ); hát đúng lời và tình cảm (1đ) 3/ Lý thuyết (2 điểm): - Học sinh trả lời đúng 1 câu lý thuyết được 2 điểm Duyệt của trưởng nhóm Giáo viên bộ môn (Ngày 27 tháng 11 năm 2010) Hồ Thị Kim Anh Nguyễn Thụy Thanh Trúc ĐÁP ÁN PHẦN LÝ THUYẾT: 1/Âm thanh có 4 thuộc tính: Cao độ: là độ trầm bổng, cao thấp của âm thanh Trường độ: là độ ngân dài ngắn của âm thanh Cường độ: là độ vang mạnh nhẹ của âm thanh Âm sắc: là sắc thái màu sắc khác nhau của âm thanh 2/ Có 5 kí hiệu ghi trường độ của âm thanh gồm: Nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép. 3/ Ý nghĩa của số chỉ nhịp hai bốn là: - Số 2 là chỉ số phách trong 1 ô nhịp - Số 4 là chỉ độ ngân dài của mỗi phách 4/ Khái niệm nhip hai bốn: là nhịp có 2 phách trong 1 ô nhịp, mỗi phách có giá trị là 1 hình nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2 là phách nhẹ. 5/ Nhịp hai bốn thường ứng dụng trong các bài hát tập thể, hành khúc, bài hát trẻ em, nhạc múa và các điệu dân cavv.. 6/ Những nét chính về tiểu sử của nhạc sĩ Văn Cao: (1923 - 1995) - Ông sinh ở Hải Phòng, quê ở Nam Định. Là 1 trong những nhạc sĩ lớp đầu tiên của nền Âm nhạc VN. Ông vừa là nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ. - Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về VH-NT. 7/ Một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Văn Cao: “Quốc ca”, “Ca ngợi Hồ Chủ Tịch”, “Ngày mùa” Bài hát “Làng tôi” được sáng tác năm 1947. 8/ Những nét chính về tiểu sử của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: Ông sinh ngày 12/9/1921 tại huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ. Ông bắt đầu soạn nhạc năm 15,16 tuổi. Ngoài sáng tác ông còn là nhà nghiên cứu âm nhạc, nhà hoạt động chính trị, xã hội nổi tiếng. Ông mất ngày 12/6/1989 và đã được trao tặng giải thưởng HCM về VH-NT. 9/ Một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: “Khải hoàn ca”, “Tiến về Sài Gòn”, “Reo vang bình minh” vv Bài hát “Lên đàng” sáng tác năm 1944. 10/ Có 7 kí hiệu ghi cao độ của âm thanh đó là: Đồ, rê, mi, fa, son, la, si ĐẾ CƯƠNG – ĐỀ THI – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM THI HỌC KỲ I MÔN NHẠC 7 I. ĐỀ CƯƠNG: Gồm 4 bài hát, 4 bài TĐN và 1 số câu hỏi ở phần Nhạc lí – ANTT II. HÌNH THỨC THI: Mỗi HS bốc thăm trình bày 1 bài hát, 1 bài TĐN và trả lời 1 câu hỏi lí thuyết III. NỘI DUNG THI: 1/ Bài hát: - Mái trường mến yêu (Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng) - Lý cây đa (Dân ca quan họ Bắc Ninh) - Chúng em cần hòa bình (Nhạc và lời: Hoàng Long – Hoàng Lân) - Khúc hát chim sơn ca (Nhạc và lời Đỗ Hòa An) 2/ Tập đọc nhạc: - TĐN số 1 (Ca ngợi Tổ quốc – Nhạc và lời: Hoàng Vân) - TĐN số 2 (Ánh trăng – Nhạc Pháp, lời Việt: Lê Minh Châu) - TĐN số 3 (Đất nước tươi đẹp sao – Nhạc Malaixia, lời Việt; Vũ Trọng Tường) - TĐN số 4 (Mùa xuân về - Nhạc và lời; Phan Trần Bảng) 3/ Lí thuyết: (Học sinh trả lời 1 trong những câu hỏi sau) - Nêu khái niệm nhịp bốn bốn? - Ứng dụng của nhịp bốn bốn? Vẽ sơ đồ nhịp bốn bốn? - Nhịp lấy đà là gì? - Kể tên một số nhạc cụ phương Tây? - Nêu chủ đề bài hát “Mái trường mến yêu”? - Nêu chủ đề bài hát “Chúng em cần hòa bình”? - Nêu chủ đề bài hát “Khúc hát chim sơn ca”? - Bài hát “Hành quân xa” sáng tác năm nào? Kể tên một bài hát khác của Nhạc sĩ Đỗ Nhuận mà em biết? - Nêu vài nét về tiểu sử của Nhạc sĩ Đỗ Nhuận? - Nêu vài nét về tiểu sử của Nhạc sĩ Hoàng Việt? - Bài hát “Nhạc rừng” sáng tác năm nào? Trong hoàn cảnh nào? IV. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM: 1/ Bài hát (4 điểm): HS trình bày thuộc lời bài hát (2đ); to, rõ ràng (1đ); thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát (1đ) 2/ TĐN (4điểm): HS đọc đúng cao độ, trường độ (2đ); vỗ tiết tấu (1đ); hát đúng lời và tình cảm (1đ) 3/ Lý thuyết (2 điểm): - Học sinh trả lời đúng 1 câu lý thuyết được 2 điểm Duyệt của trưởng nhóm Giáo viên bộ môn (Ngày 27 tháng 11 năm 2010) Hồ Thị Kim Anh Nguyễn Thụy Thanh Trúc ĐÁP ÁN PHẦN LÝ THUYẾT 1/ Khái niệm nhịp bốn bốn: còn gọi là nhịp C, có 4 phách trong 1 ô nhịp, mỗi phách có giá trị là 1 hình nốt đen. Trong đó phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ, phách 3 là phách mạnh vừa, phách 4 là phách nhẹ. 2/ Ứng dụng của nhịp bốn bốn: thường dùng trong những bài hát hành khúc, trang nghiêm , bài hát trữ tình. Sơ đồ nhịp bốn bốn: 3/ Nhịp lấy đà: là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp 4/ Một số nhạc cụ phương Tây như: Piano (dương cầm), Violon (vĩ cầm), Ghita (Tây Ban cầm), Accordéon ( phong cầm). 5/ Chủ đề bài hát “Mái trường mến yêu”: Bài hát nhắc nhở chúng ta cần phải biết yêu quý những ngày còn đi học. Và biết trân trọng công sức của thầy cô. 6/ Chủ đề bài hát “Chúng em cần hòa bình”: Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống yên vui đầy tình thân ái. 7/ Chủ đề bài hát “Khúc hát chim sơn ca” : Tác giả mong cho tiếng hát của các em vang khắp mọi nơi để mọi người cùng chung sống trong tình thân ái, đoàn kết. 8/ Bài hát “Hành quân xa” sáng tác năm 1954. Một số bài hát của nhạc sĩ Đỗ Nhuận như: “Du kích ca”, “Việt Nam quê hương tôi” vv. 9/ Những nét chính về tiểu sử của nhạc sĩ Đỗ Nhuận: Ông sinh năm 1922 mất năm 1991 quê ở Cẩm Bình, Hải Dương. Tham gia cách mang từ khi còn trẻ và có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc VN. Ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VH-NT. 10/ Những nét chính về tiểu sử của nhạc sĩ Hoàng Việt: (1928 - 1967), tên thật là Lê Chí Trực. Quê ở An Hữu, Cái Bè, Tiền Giang. Tác phẩm tiêu biểu như: “Lá xanh”, “Lên ngàn”, “Tình ca”vv. 11/ Bài hát “Nhạc rừng” sáng tác năm 1953 ở Nam Bộ, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. ĐẾ CƯƠNG – ĐỀ THI – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM THI HỌC KỲ I MÔN NHẠC 8 I. ĐỀ CƯƠNG: Gồm 4 bài hát, 4 bài TĐN và 1 số câu hỏi ở phần Nhạc lí – ANTT II. HÌNH THỨC THI: Mỗi HS bốc thăm trình bày 1 bài hát, 1 bài TĐN và trả lời 1 câu hỏi lí thuyết III. NỘI DUNG THI: 1/ Bài hát: - Mùa thu ngày khai trường (Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường) - Lí dĩa bánh bò (Dân ca Nam Bộ) - Tuổi hồng (Nhạc và lời: Trương Quang Lục) - Hò ba lí (Dân ca Quảng Nam) 2/ Tập đọc nhạc: - TĐN số 1 (Chiếc đèn ông sao – Nhạc và lời: Phạm Tuyên) - TĐN số 2 (Trở về Su-ri-en-tô – Nhạc Ý) - TĐN số 3 (Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót – Nhạc Ba Lan, lời Việt: Anh Hoàng) - TĐN số 4 (Chim hót đầu xuân - Nhạc và lời: Nguyễn Đình Tấn) 3/ Lí thuyết: (Học sinh trả lời 1 trong những câu hỏi sau) - Gam thứ là gì? Công thức cấu tạo? - Giọng thứ là gì? Cho ví dụ? - Dấu hiệu nhận biết một bài hát viết ở giọng La thứ? - Giọng song song là gì? Cho ví dụ? - Giọng cùng tên là gì? Cho ví dụ? - So sánh giọng cùng tên với giọng song song? - Giọng La thứ hòa thanh là gì? - Nêu vài nét về tiểu sử của Nhạc sĩ Trần Hoàn? - Bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ” phổ nhạc năm nào? Là bài thơ của ai? - Nêu vài nét về tiểu sử của Nhạc sĩ Hoàng Vân? - Bài hát “Hò kéo pháo” sáng tác năm nào? Trong hoàn cảnh nào? - Nêu vài nét về tiểu sử của Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu? - Bài hát “Bóng cây Kơ-nia” sáng tác năm nào? Trong hoàn cảnh nào? IV. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM: 1/ Bài hát (4 điểm): HS trình bày thuộc lời bài hát (2đ); to, rõ ràng (1đ); thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát (1đ) 2/ TĐN (4điểm): HS đọc đúng cao độ, trường độ (2đ); vỗ tiết tấu (1đ); hát đúng lời và tình cảm (1đ) 3/ Lý thuyết (2 điểm): - Học sinh trả lời đúng 1 câu lý thuyết được 2 điểm Duyệt của trưởng nhóm Giáo viên bộ môn (Ngày 27 tháng 11 năm 2010) Hồ Thị Kim Anh Nguyễn Thụy Thanh Trúc ĐÁP ÁN PHẦN LÝ THUYẾT 1/ Gam thứ là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc hình thành dựa trên công thức cung và và nửa cung. Âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ (bậc I) Công thức cấu tạo: I II III IV V VI VII (I) 1c 1c 1/2c 1c 1c 1c 1/2 2/ Giọng thứ là: các bậc âm trong gam thứ được sử dụng để xây dựng giai điệu 1 bài hát hay 1 bản nhạc gọi là giọng thứ đi kèm tên âm chủ. Vd: A B C D E F G (A) 1c 1/2c 1c 1c 1/2c 1c 1c 3/ Dấu hiệu nhận biết một bài hát viết ở gam La thứ: là hóa biểu không có dấu thăng, giáng và nốt kết thúc của bài là nốt La. 4/ Giọng song song là 1 giọng trưởng và 1 giọng thứ có cùng hóa biểu nhưng khác âm chủ. Ví dụ: C // Am. 5/ Giọng cùng tên là 1 giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ nhưng khác hóa biểu. Ví dụ: C và Cm 6/ Khác Giọng song song Giọng cùng tên - Cùng hóa biểu, khác âm chủ - Cùng âm chủ, khác hóa biểu Giống - Cùng có sự tham gia của 1 giọng trưởng và 1 giọng thứ. 7/ Giọng La thứ hòa thanh: là giọng La thứ tự nhiên có bậc 7 tăng lên nửa cung. 8/ Những nét chính về tiểu sử của nhạc sĩ Trần Hoàn: (1928-2003) tên thật là Nguyễn Tăng Hích bút danh Hồ Thuận An. Quê ở Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Bài hát tiêu biểu: “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”, “Lời người ra đi”v..v..Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về VH-NT. 9/ Bài thơ “Một mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc năm 1980. 10/ Những nét chính về tiểu sử của nhạc sĩ Hoàng Vân: Tên thật là Lê Văn Ngọ bút danh Y-na sinh ngày 24/7/1930 tại Hà Nội. Bài hát tiêu biểu: “Tình ca Tây Nguyên”, “Hát về cây lúa hôm nay”, “Em yêu trường em”vv Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về VH-NT. 11/ Bài hát “Hò kéo pháo” được nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác năm 1954 khi ông tham gia chiến dịch ĐBP. 12/ Những nét chính về tiểu sử của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: Bút danh là Huy Quang, sinh ngày 11/11/1924 quê ở Đà Nẵng. Giai điệu bài hát của ông trau chuốt, trữ tình, mang hơi thở của thời đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Bài hát tiêu biểu: “Thuyền và biển”, “Anh ở đầu sông em cuối sông”, “Nhớ ơn Bác”, “Đội kèn tí hon”v..vÔng được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về VH-NT. 13/ Bài hát “Bóng cây Kơ-nia” được sáng tác năm 1971 khi nước ta bị chia cắt làm 2 miền.
File đính kèm:
- ĐE CUONG 6,7,8.doc