Đề kiểm tra học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học An Thịnh
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học An Thịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN THỊNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ CHUYÊN MÔN 4 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 - Năm học 2012- 2013 ôôôôô * Môn Tiếng việt A. Kiểm tra đọc: I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm & trả lời câu hỏi 1. Đọc bài văn sau: Con diều đặt biệt Dạo này , chiều chiều , gió thổi rất to . Thế là bọn trẻ trong xóm nghĩ ra việc thả diều. Đầu tiên là Minh với con diều màu xanh lơ. Rồi hôm sau, bầu trời đã thêm hai con diều nữa, to và sặc sỡ hơn. Nam cũng muốn có một con diều để góp chung với đám bạn nhưng bố có vẻ lờ đi. Nam tủi thân vô cùng Hôm sau , bố đưa cho Nam một con diều . Nam bối rối vì nó không đẹp . Nhưng nhớ hôm qua phòng bố tắt đèn trễ , Nam thấy thương bố quá , không thể không nhận. Nam đem diều ra thả .Cả đám bạn quây lại xem. - Trời ơi! Diều của cậu có cái đuôi ngộ nghê! Nam quan sát kĩ hơn. Cái đuôi diều bố làm từ những vòng tròn móc vào nhau và hai màu xanh đỏ xen kẽ nhau Đổi diều của cậu với tớ đi- Diều tớ to hơn nè. Đừng! Đổi cho tớ này- Diều tớ bay cao nhất đó. Nam nhất quyết: - Không , đây là diều bố tớ làm cho tớ ,sao mà đổi được . Diều của các cậu cũng đẹp mà . Chúng ta cùng thả và ngắm chúng nhé. 2. Trả lời câu hỏi và bài tập: Câu 1: Lũ trẻ trong xóm nghĩ ra trò chơi gì ? Câu 2: Các bạn phát hiện ra điều gì đặt biệt từ con diều của Nam ? Câu 3: Vì sao Nam không đổi diều của mình với các bạn? Câu 4 : Tìm động từ , tính từ có trong câu “Dạo này , chiều chiều , gió thổi rất to”. Câu 5: Đặt một câu hỏi cho phần trả lời được in đậm trong câu sau “Hôm sau , bố đưa cho Nam một con diều” B. Kiểm tra viết: I. Chính tả: GV đọc cho HS viết mẩu chuyện vui sau: Kết quả bầu chọn Vừa đi học về , hai đứa trẻ sinh đôi vui vẻ báo tin: Mẹ ơi! Mẹ đã đoạt được giải “ Người mẹ đẹp nhất” của lớp con. Ồ! Mẹ rất vui. Thế lớp con bầu chọn như thế nào? Bỏ phiếu mẹ ạ! Không có mẹ bạn nào được hơn một phiếu . Số phiếu của mẹ cao nhất! Thế ư ? Vậy mẹ được bao nhiêu phiếu bầu ? Hai phiếu , mẹ ạ ! II. Tập làm văn Đề: Gia đình nào cũng có những đồ vật gần gũi thân thiết như bàn, ghế, tủ , giá sách,Em hãy tả một trong những đồ vật ấy. ã Đáp án phần đọc thầm & trả lời câu hỏi HS trả lời đúng mỗi câu được 1 điểm Câu 1: Lũ trẻ trong xóm nghĩ ra trò chơi gì ? Lũ trẻ trong xóm nghĩ ra trò chơi thả diều Câu 2: Các bạn phát hiện ra điều gì đặt biệt từ con diều của Nam ? Các bạn phát hiện ra điều đặt biệt từ con diều của Nam là: Cái đuôi diều bố làm từ những vòng tròn móc vào nhau và hai màu xanh đỏ xen kẽ nhau Câu 3: Vì sao Nam không đổi diều của mình với các bạn? Nam không đổi diều của mình với các bạn vì diều của Nam do chính tay bố làm , Nam thấy thương bố. Câu 4 : Tìm động từ , tính từ có trong câu “Dạo này , chiều chiều , gió thổi rất to”. Động từ : thổi Tính từ: to Câu 5: Đặt một câu hỏi cho phần trả lời được in đậm trong câu sau “Hôm sau , bố đưa cho Nam một con diều” Hôm sau, bố làm gì ? * Môn Toán Câu 1. a/ Điền dấu , = thích hợp vào ô trống : 356078 78963 91889 92000 4625356 4622356 56321 56000+ 300 + 20 +1 b/ Trong số 109 753 206 , chữ số 9 thuộc hàng ., lớp. chữ sốthuộc hàng chục nghìn, lớp. Câu 2. 210 m2 = ..dm2 ; 35 dm2 10 cm2 =cm2 46 kg+ 54 kg = kg = ..tạ Câu 3 . Đặt tính rồi tính a. 236 105 + 82 993 b. 935 807 – 52 453 c. 356 x 127 d. 14365 : 65 Câu 4. Trong hình vẽ bên có : Góc vuông là :; B Góc nhọn là :... A Góc tù là : Cạnh.. vuông góc với cạnh Cạnh ..vuông góc với cạnh e. Cạnh song song với cạnh D C Câu 5. Một hồ cá có 312 con cá , trong đó số cá quả bằng số cá trong hồ và bằng tổng số cá chép và cá rô . Tính số cá mỗi loại , biết rằng số cá rô nhiều hơn số cá chép là 34 con. Câu 6 . Tính trung bình cộng các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9. ã Đáp án – cho điểm Câu 1. ( 2 điểm) a / Điền đúng mỗi ô trống được 0,25 điểm b/ Điền đúng mỗi ý được 0,5 điểm Câu 2. ( 1 điểm) điền đúng mỗi ý được 0,25 điểm Cẩu 3.( 1,5 điểm) thực hiện đúng phép cộng, trừ được 0,25 đ/ 1 phép tính. Thực hiện đúng phép nhân chia được 0,5 đ/ 1 phép tính. Câu 4. ( 1,5 điểm) đúng mỗi yêu cầu được 0,25 điểm Câu 5. ( 3 điểm) Tìm đúng số cá quả được 0,75 điểm Tìm đúng số cá chép được 1 điểm Tìm đúng số cá rô được 1 điểm Đáp số 0,25 điểm Câu 6. ( 1 điểm) * Môn Lịch sử & Địa lí Đề: 1. Tại sao Lý Thái Tổ lại quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long? 2. Trận Bạch Đằng do ai chỉ huy ? chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta?. 3. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất? Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? 4. Em hãy trình bày đặc điểm, địa hình của đồng bằng Bắc Bộ?. 5. Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết? Lễ hội ở đây thường được tổ chức vào thời gian nào? ã Đáp án – cho điểm HS trả lời đúng mỗi câu được 2 điểm 1. Tại sao Lý Thái Tổ lại quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long? Trả lời: Lý Thái Tổ lại quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long là vì: - Hoa Lư là vùng rừng núi hiểm trở, chật hẹp, không phải là trung tâm đất nước. - Thăng Long là vùng đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ và là trung tâm của đất nước. 2. Trận Bạch Đằng do ai chỉ huy ? chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta?. Trả lời: -Trận Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy. - Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc. Mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta. 3. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất? Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? Trả lời: - Lê Hoàn là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. - Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập nước nhà. - Đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin vào tiền đồ của dân tộc. 4. Em hãy trình bày đặc điểm, địa hình của đồng bằng Bắc Bộ?. Trả lời: Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai ở nước ta, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Đồng bằng có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi; ven các sông có hệ thống đê ngăn lũ. 5. Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết? Lễ hội ở đây thường được tổ chức vào thời gian nào? Trả lời: -Hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng, là những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ. -Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu. * Môn Khoa học Đề 1. Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?. 2. Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào? 3. Nước có những tính chất gì? 4. Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? ã Đáp án – cho điểm HS trả lời đúng mỗi câu được 2,5 điểm 1. Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?. Trả lời: Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần: - Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ. - Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn. - Thức ăn được nấu chín. Nấu xong nên ăn ngay. - Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách. 2. Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào? Trả lời: - Người bệnh phải được ăn thức ăn có giá trị dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín để bồi bổ cơ thể. Nếu người bệnh quá yếu không ăn được thức ăn đặc sẽ cho ăn cháo thịt băm nhỏ, súp, sữa, nước quả ép,Nếu người bệnh không muốn ăn, hoặc ăn quá ít thì cho ăn nhiều bữa trong ngày. - Có một số bệnh đòi hỏi ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 3. Nước có những tính chất gì? Trả lời: - Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. - Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan được một số chất. 4. Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Trả lời: - Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ tạo nên các đám mây. - Các giọt nước có trong đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa. * Môn Đạo đức Đề 1.Trung thực trong học tập là thể hiện đức tính gì? Khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì? 2. Đối với những việc liên quan đến mình, các em có quyền gì? 3. Tiền bạc, của cải là mồ hôi công sức của ai? Chúng ta cần phải làm gì? 4. Thầy cô giáo là người như thế nào? Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo chúng ta phải làm gì? ã Đáp án – cho điểm Hoàn thành tốt : Trả lời đúng 4 câu Hoàn thành : Trả lời đúng 2-3 câu Chưa hoàn thành: chỉ trả lời đúng 1 câu 1.Trung thực trong học tập là thể hiện đức tính gì? Khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì? Trả lời: - Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng. - Khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta cần phải cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn đó. 2. Đối với những việc liên quan đến mình, các em có quyền gì? Trả lời: Đối với những việc liên quan đến mình, thì chúng ta đều có quyền có ý kiến riêng về những việc liên quan đó. Em cần mạnh dạn, chia sẻ, bày tỏ những ý kiến, mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ. 3. Tiền bạc, của cải là mồ hôi công sức của ai? Chúng ta cần phải làm gì? Trả lời: Tiền bạc, của cải là mồ hôi công sức của mẹ cha, của bao người lao động. Vì vậy chúng ta cần phải hết sức tiết kiệm tiền của, không được sử dụng phung phí. 4. Thầy cô giáo là người như thế nào? Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo chúng ta phải làm gì? Trả lời: - Thầy cô giáo là những người không quản khó khăn, nhọc nhằn, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người. - Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo chúng ta cần gắng học tập, rèn luyện để khỏi phụ lòng thầy cô. * Môn Kĩ thuật Đề 1.Có những vật liệu nào thường dùng trong khâu , thêu? 2.Khâu thường là khâu như thế nào ? Nêu cách thực hiện ? 3. Nêu các bước thực hiện khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ? 4. Muốn khâu được các mũi khâu đột thưa thẳng và đều, em phải làm như thế nào ? ã Đáp án – cho điểm Hoàn thành tốt : Trả lời đúng 4 câu Hoàn thành : Trả lời đúng 2-3 câu Chưa hoàn thành: chỉ trả lời đúng 1 câu 1.Có những vật liệu nào thường dùng trong khâu , thêu? Trả lời : Vật liệu , dụng cụ dùng trong khâu ,thêu gồm có :vải, chỉ , kéo cắt vải , kéo cắt chỉ,kim khâu , kim thêu , thướt may,Mỗt loại có đặc điểm cấu tạo , tác dụng và cách sử dụng khác nhau. 2.Khâu thường là khâu như thế nào ? Nêu cách thực hiện ? Trả lời : Khâu thường là cách khâu để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở hai mặt vải . Khâu thường được thực hiện theo chiều từ phải sang trái và luân phiên lên kim, xuống kim cách đều nhau theo đường dấu . 3. Nêu các bước thực hiện khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ? Trả lời : -Vạch dấu đường khâu trên mặt trái của một mảnh vải . -Khâu lược ghép hai mép vải . - Khâu thường theo đường dấu. 4. Muốn khâu được các mũi khâu đột thưa thẳng và đều, em phải làm như thế nào ? Trả lời : Muốn đường khâu đột thưa thẳng , mũi khâu đều, khi khâu không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá và khâu đúng vào vị trí trên đường dấu. * Môn Thể dục Kiểm tra bài thể dục phát triển chung Nội dung kiểm tra: 8 động tác bài thể dục phát triển chung. Tổ chức và phương pháp kiểm tra: 2-3 em/ đợt Cách đánh giá Hoàn thành tốt : tập đúng kĩ thuật 8 động tác. Hoàn thành :cơ bản đúng động tác ( nhầm hoặc quên 2-3 động tác) Chưa hoàn thành: thực hiện sai từ 4 động tác trở lên. *Môn Mĩ thuật Đề: Vẽ tranh đề tài sinh hoạt. Cách đánh giá Hoàn thành tốt: bài vẽ có bố cục, nội dung rõ ràng, thể hiện dáng hoạt động, màu sắc tươi vui. Hoàn thành : bài vẽ có bố cục, nội dung tương đối rõ ràng, dáng hoạt động chưa thể hiện, màu sắc chưa hài hòa nổi bật Chưa hoàn thành : bài vẽ không bố cục, nội dung không rõ ràng, không có dáng hoạt động, màu sắc mờ nhạt. * Môn Âm nhạc + Học sinh bốc thăm 1 trong 4 bài hát: Em yêu hòa bình. Bạn ơi lắng nghe. Trên ngựa ta phi nhanh. Khăng quàng thắm mãi vai em. Cách đánh giá Hoàn thành tốt : Thuộc lời và hát đúng giai điệu, biết gõ phách theo nhịp bài hát. Hoàn thành: Thuộc lời và hát đúng giai điệu. Chưa hoàn thành : Chưa thuộc lời bài hát. ============= ☼Ý&Ý☼==============
File đính kèm:
- de KTDK cuoi ki 2.doc