Đề kiểm tra học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2013-2013 - Nguyễn Viết Thắng

doc7 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2013-2013 - Nguyễn Viết Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KÌ I KHỐI 4 - NĂM HỌC 2013-2014
Giáo viên ra đề:	Nguyễn Viết Thắng
MÔN TIẾNG VIỆT 
PHẦN ĐỌC:
 I-Kiểm tra đọc-hiểu, luyện từ và câu: (5đ).
 	A-Đọc thầm bài :	Về thăm Bà.	(TV4, tr.177)
 	B-Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào trước ý đúng trong các câu sau đây:
 1)Những chi tiết nào cho thấy bà của Thanh đã già?
 Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
 Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
 Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
 2)Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?
 Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà.
 Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà chăm sóc, yêu thương.
 Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.
 3) Tập hợp nào dưới đây liệt kê đầy đủ các từ láy có trong bài?
 Che chở, mát mẻ, thong thả, sãn sàng.
 Che chở, thong thả, mừng rỡ, âu yếm.
 Thong thả, mát mẻ, sẵn sàng, bình yên.	
 4, trong câu “Thanh cảm động và mừng rỡ chạy lại gần ”bộ phận nào là chủ ngữ ?
 Thanh cảm động .
 Thanh cảm động và mừng rỡ .
 Thanh .
 5, Trong câu “Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu,âu yếm và mến thương” có mấy động từ và mấy tính từ ? là những từ nào ?
 2 động tù , 3 tình từ , đó là những từ nào ?
 Động từ:..
 Tính từ:..
 2 động từ ,2 tính từ ,đó là những từ nào ?
 Động từ:.. 
 Tính từ:..
 2 động từ , 4 tính từ, đó là những từ nào ?
 Động từ:.. 
 Tính từ:.
II. ĐỌC THÀNH TIẾNG(5 điểm).
HS bốc thăm và đọc một trong các bài tập đọc đã học từ 11 đến tuần 17 và trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
Ông Trạng thả diều SGK/ 104
Vua tàu thuỷ “ Bạch Thái Bưởi” SGK/ 115
Vẽ trứng SGK/ 120
Người tìm đường lên các vì sao SGK/ 125
Văn hay chữ tốt SGK/ 129
Chú Đất Nung SGK/ 134, 138
Cánh diều tuổi thơ SGK/ 146
Kéo co SGK/ 155
.PHẦN VIẾT:
A-Chính tả (5đ): 
 1.Nghe-viết (4đ): Bài : 	Chiếc xe đạp của chú Tư ( TV4 tập 1/179 ) 
 2.Điền vào chỗ trống (1đ):
 - l hay n :ớp trưởng, ồi cơm điện, việc àm, óng nực, siêng ..ăng.
	 - iên hay iêng : chuối ch..,sầu r., tViệt, chim chch.,mchai.
 B-Tập làm văn (5đ): 
 	 Đề bài: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích nhất. 	
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT 
I-Mỗi câu đúng 1đ:
 1) Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
 2) Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà chăm sóc, yêu thương.
 3) Che chở ,mát mẻ, thong thả, sãn sàng.
 4) Thanh.
 5) 2 ĐT- 4 TT- Động từ : nhai, nhìn: Tính từ- hiền từ, trắng, âu yếm, mến thương.	
II-Chính tả (5đ): bài viết 4 d
-Đúng chính tả, kiểu chữ, rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 4đ. 
-Sai-lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; viết hoa không đúng: trừ 0.5 đ.
Bài tập :1 đ- đúng 1 từ 0.1 đ
III.Tập làm văn (5đ)
 -Viết được bài văn đủ 3 phần, độ dài từ 15 câu trở lên: viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 5đ. 
-Tuỳ theo mức độ sai sót để hạ điểm.
MÔN TOÁN - KHỐI BỐN 
Thời gian : 40 phút
Bài 1 (1đ): Đánh dấu X vào ý đúng trong các câu sau:
	A, Số gồm 8 triệu, 6 nghìn, 5 đơn vị viết là:..
	 80 600 500	 8006 005	 800 060 050 	 8 060 500
	B, Số bé nhất trong các số: 45678, 54678, 45876, 45786 là số:..
	 45 678 	 54678	 45876 	 45786
 C, 2 giờ 15 phút = phút.
	 135 phút	 	 151 phút	 75 phút	 	 1015 phút
 D, 2km 450m = m.
	 245m	 	 2450m	 20450m	 	 2,450m
Bài2 (1đ). Đánh dấu X vào ý đúng trong các câu sau
 Số nào dưới đây chia hết cho 3 và 5
 	 5485 	 1893 	 1590	 4596
 Trong các số: 785, 564, 450, 690.Số nào vừa chia hết cho 2, 3, 5 và 9 là số: 
 450	 564 690 785
Bài 3 (2đ). Đặt tính rồi tính:
 a, 27895 + 35279 	 5564 : 214 
b, x - 347 = 1240	 25 x X = 625
Bài4 (2đ). Tính giá trị của biểu thức:
 a , 72036 : 12 + 872 b , 92 409 - 307 x 24
Bài 5(3 đ). Một hình chữ nhật có chu vi là 64 cm. chiều dài hơn chiều rộng 8 cm . Tính diện tích của hình chữ nhật đó ?
Bài 6: ( 1 đ ) Trung bình cộng của hai số là số bé nhất có 3 chữ số, biết một trong hai số là số lớn nhất có 2 chữ số. tìm số còn lại ?
ĐÁP ÁN TOÁN 4 
Bài 1(1đ). Mỗi bài dúng 0.25 đ:	8 006 005;	 45678	135 phút;	3450 m. 
Bài 2(1đ). Chon đúng 1 số 0,5 đ.
	 1590 ; 450
Bài 3(2đ). Mỗi phép tính đúng 0.5 đ.
	 63174; 26 	 X = 1240 + 347 X = 625 : 25
 X = 1 587 X = 25
Bài 4(2đ). Đúng thứ tự phép tính,. Đúng một giá trị biểu thức : 1đ.
 a , 6003 + 872 =6875 b , 92 409 – 7368 = 85041 
Bài 5(3đ). Mỗi lời giải dúng 0.25 đ, phép tính đúng 0.5 đ
 Nửa chu vi HCN là: 64 : 2 = 32 ( cm)
Chiều dài hình chữ nhật là: (32 + 8 ) : 2 = 20 (cm)
 Chiều rộng hình chữ nhật là: 20 - 8 = 12 ( cm ) 
Diện tích hình chữ nhật là: 20 x 12 = 240 (cm2).
	 Đáp số: Diện tích: 240 cm 2
 Bài 6: ( 1 đ ) 
 Số bé nhất có 3 chữ số là số 100
Tổng hai số là: 100 x 2 = 200
Số lớn nhất có 2 chữ số là số 99
Số còn lại là : 200 - 99 = 101
MÔN KHOA HỌC 
Thời gian : 40 phút
Câu 1 (3đ): 
 Đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng nhất:
A. Vai trò của chất đạm là :
 Xây dựng và đổi mới cơ thể. 
 Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo cho hoạt động của cơ thể.
 Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ một số vi –ta- min A-D -K -E. 
B.Chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn vì:
 Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỷ lệ khác nhau.
 Không một loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể dù thức ăn đó chứa nhiều chất dinh dưỡng.
 Vừa giúp ta ăn ngon miệng, vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
C.Việc không nên làm để thực hiện tốt an toàn thực phẩm là:
 Chọn thức ăn tươi sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và múi vị lạ.
 Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn. 
 Dùng thực phẩm đóng hộp quá hạn hoặc bị thủng, phồng, han gỉ.
 Thức ăn chưa ăn hết phải bảo quản đúng cách.
D.Để phòng chống bệnh lây qua đường tiêu hoá chúng ta cần :
 Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường . 
. Năng tập luyện thể dục, ăn chậm ,nhai kĩ .
 Không lội qua suối khi mưa to hoặc nước lũ về .
E .Cần làm gì khi bị béo phì .
 Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức ăn ít năng lượng.
 Ăn đủ đạm, đủ vi- ta- min, chất khoáng.
 Đi khám bệnh để tìm đúng nguyên nhân và điều trị đúng.
 Cả ba ý trên .
 G,Nước trong thiên nhiên tồn tại ở những thể nào ?
 Rắn
 Lỏng
 Khí
 Cả ba thể trên
 Câu2 (3 đ): a , Em đã làm gì để bảo góp phần bảo vệ môi trường nước và không khí hiện nay ?
 b. Hàng ngày em đã tiết kiệm nước như thế nào ?
Câu 3(2đ): 
 Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B sao cho phù hợp: 
	 Cột A	 Cột B	
Quần áo ướt được phơi khô
Bay hơi
Cục nước đá đã bị tan
Ngưng tụ
Nước trong tủ lạnh biến thành đá
Nóng chảy
Sự tạo thành các giọt sương
Đông đặc
Câu 4(2đ): Tại sao chỉ nên đi bơi và tập bơi những nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ ?
 ĐÁP ÁN KHOA HỌC 4 
 Câu 1(3đ): Mõi ý đúng 0.5 đ	
 A) Xây dựng và đổi mới cơ thể . 
	B) Vừa giúp ta ăn ngon miệng  dinh dưỡng cho cơ thể.
C) Dùng thực phẩm đóng hộp quá hạn hoặc bị thủng, phồng, han gỉ.
	D) Giữ vệ sinh ăn uống,vệ sinh cá nhân,vệ sinh môi trường. 
E) Cả ba ý trên.
G, Cả ba ý trên 
Câu2 (3 đ): Đúng mỗi câu 1.5 d
 A, Không xả rác bừa bãi, quét dọn nhà cửa thường xuyên, nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện như em,.. 	 
 B, Khi rửa mặt, tắm, đi vệ sinh, chỉ sử dụng lượng nước vừa đủ, 
Câu 3(2đ): -Phơi khô-------- bay hơi
 -Đá tan ----------Nóng chảy 
 -Biến thành đá---Đông đặc
 -Giọt sương -----Ngưng tụ
Câu 4(2đ): Khi đi bơi và tập bơi những nơi có người lớn và có phương tiện cứu hộ để phòng tránh tai nạn đuối nước. 
MÔN LỊCH SỬ&ĐỊA LÝ
 Thời gian : 40 phút
A-LỊCH SỬ: (5đ).
Câu1 (1đ): Điền các từ cho sẵn vào chỗ trống trong các đoạn văn sau cho thích hợp:
	 -Thắng lợi, kháng chiến, độc lập, lòng tin, niềm tự hào
	Cuộc  chống quân Tống xâm lược . đã giữ vững được nền  của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta ,  ở sức mạnh của dân tộc.
 Câu 2: ( 1 đ ) Nhân dân ta đắp đê để: 
 Chống hạn.
 Ngăn nước mặn.
 Phòng chống lũ lụt.
 Làm đường giao thông 
Câu 3 (1.5đ): 	Đánh dấu X vào trước ý đúng nhất:
 	Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần hủ Độ .
	 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Quốc Tuấn .
	 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh .	
Câu 4 (1.5đ): 
	Nêu lý do khiến Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long.
B-ĐỊA LÝ: (5đ).
Câu 1(2đ): 
Hãy đánh dấu X vào trước những ý đúng trong các câu sau đây:
A, Một số nghề thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn là:
 Nghề dệt, may, đan lát.
 Nghề thêu, đan lát, rèn, đúc.
 Nghề dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc.
 Nghề đan lát, thêu, may.
B, Trung du Bắc bộ là một vùng:
 Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải.
 Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
 Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải.
 Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
C, Điền đúng Đ, điền sai S vào ô trống:
 Khí hậu ở Tây Ngyên có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.
 Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của Sông Hồng và Sông Thái Bình bồi đắp.
 Đà Lạt có khí hậu nóng quanh năm.
 Nghề chính của người dân Hoàng Liên sơn là nghề thủ công.
D) Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây nguyên là:
 Dân tộc Thái, Mông, Dao 
 Dân tộc Ba-na, Ê-đê, Gia-rai, Xê-đăng ...
 Dân tộc Kinh.
 Dân tộc Tày, Nùng, Thái 
Đ) Đồng băng Bắc bộ là nơi có mật độ dân cư:
 Tập trung dân cư đông đúc.
 Tập trung dân cư khá đông đúc.
 Tập trung dân cư đông đúc nhất nước ta.
 Tập trung dân cư tương đối đông đúc.
Câu 3(1.5đ): Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát ?
Câu 4 (1.5đ): 
a, Ở vườn hoặc rẫy nhà em trồng những loại cây công nghiệp nào? Em và gia đình đã chăm sóc vườn cây đó ra sao ?
 b, Để phủ xanh đất trống, đồi trọc, người dân ở vùng trung du Bắc bộ đã trồng những loại cây gì?
ĐÁP ÁN SỬ-ĐỊA 4 
Câu1 (1đ): -Kháng chiến; thắng lợi; độc lập; niềm tự hào; lòng tin.
Câu 2 (1đ) Phòng chống lũ lụt
 Câu 3 (1.5đ): Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh .
Câu 4(1.5đ): Việc Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long là do Hoa Lư không phải là trung tâm của đất nước; đây lại là vùng rừng núi hiểm trở, chật hẹp. Trong khi đó thăng Long lại là vùng đất rộng rãi, bằng phẳng và là trung tâm của đất nước.
III-ĐỊA:
Câu 1(2đ): mỗi câu đúng 0.4 đ
A, Nghề dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc.	
B, Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải.
C, Đ, Đ, S, S
D, Dân tộc Ba-na, Ê-đê, Gia-rai, Xê-đăng ...
Đ , Tập trung dân cư đông đúc nhất nước ta.
Câu 3 (1.5đ): Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm; có nhiều rừng thông, thác nước; có nhiều biệt thự nổi tiếng nên Đà Lạt đã trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng.
Câu 4(1.5đ): 
a, HS tự trả lời.
b, Để phủ xanh đất trống, đồi trọc, người dân ở vùng trung du Bắc bộ đã trồng những loại cây như chè, cây ăn quả như vải thiều, dứa và các loại cây công nghiệp lâu năm.
Hòa Khánh, ngày 2 tháng 12 năm 2013
Giáo viên ra đề
Nguyễn Viết Thắng

File đính kèm:

  • docDe thi HK I 20132014.doc