Đề kiểm tra học kì I Khoa học Lớp 4 - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Kinh Môn

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Khoa học Lớp 4 - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Kinh Môn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD & ĐT Kinh Môn bài Kiểm tra học kì i - Môn khoa học lớp 4
 Trường tiểu học TT Kinh Môn Năm học 2009 - 2010 
 (Thời gian làm bài: 40 phút)
 Điểm Họ và tên: ................................................................................................................... Lớp: 4................
 Ngày................ tháng................ năm 200................	
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình gì?
A. Quá trình trao đổi chất.	C. Quá trình tiêu hoá.
B. Quá trình hô hấp.	D. Quá trình bài tiết.
2. Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm?
A. Cá.	 B. Thịt gà.	 C. Thịt bò. D. Rau xanh.
3. Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo?
 A. Trứng.	 B. Vừng.	 C. Dầu ăn.	D. Mỡ động vật.
4. Bệnh bướu cổ do:
 A. Thừa muối i-ốt.	 B. Thiếu muối i-ốt. C. Cả 2 nguyên nhân trên.
5. Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cần:
A. Ăn nhiều thịt, cá.	C. Ăn nhiều rau xanh.
B. Ăn nhiều hoa quả.	D. Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí.
6. Tại sao nước để uống cần phải đun sôi?
A. Nước sôi làm hoà tan các chất rắn có trong nước.
B. Đun sôi nước sẽ làm tách các chất rắn có trong nước.
C. Đun sôi nước sẽ làm cho mùi của nước dễ chịu hơn.
D. Đun sôi nước để diệt các vi khuẩn và loại bỏ một số chất độc có trong nước.
7. Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào sau đây?
A. Nước không có hình dạng nhất định .	 C. Nước chảy từ cao xuống thấp.
B. Nước có thể thấm qua một số vật. D. Nước có thể hoà tan một số chất.
8. Hành động nào nên làm để bảo vệ nguồn nước?
A. Uống ít nước đi.	B. Hạn chế tắm giặt.
C. Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước: không xả rác, nước thải,... vào nguồn nước.
D. Cả ba việc làm trên.
Câu 2. Nêu cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Câu 3. Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm?
 Họ và tên giáo viên coi, chấm:................................................................................................................................................
 ...............................................................................................................................................
Hướng dẫn cho điểm - Môn khoa học Lớp 4
Câu1. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng (4 điểm)
 Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
A
5
D
2
D
6
D
3
A
7
C
4
B
8
C
Câu 2. (3 điểm). Mỗi ý đúng được 0,75 điểm.
	- Thực hiện ăn sạch,uống sạch (thức ăn phải rửa sạch, nấu chín; nước uống đã đun sôi,...)
	- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện
	- Xử lí phân, rác đúng cách, thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ nơi đi đại tiểu tiện,...
	- Diệt ruồi, diệt gián.
Câu 3. (3 điểm). Mỗi ý đúng được 0,75 điểm.
	- Xả rác phân, nước thải bừa bãi; vỡ ống nước, lũ lụt,...
	- Sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lí, xả thẳng vào sông hồ,...
	- Khói, bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,... làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa.
	- Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu,... làm ô nhiễm nước biển.
Hướng dẫn cho điểm - Môn khoa học Lớp 4
Câu1. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng (4 điểm)
 Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
A
5
D
2
D
6
D
3
A
7
C
4
B
8
C
Câu 2. (3 điểm). Mỗi ý đúng được 0,75 điểm.
	- Thực hiện ăn sạch,uống sạch (thức ăn phải rửa sạch, nấu chín; nước uống đã đun sôi,...)
	- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện
	- Xử lí phân, rác đúng cách, thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ nơi đi đại tiểu tiện,...
	- Diệt ruồi, diệt gián.
Câu 3. (3 điểm). Mỗi ý đúng được 0,75 điểm.
	- Xả rác phân, nước thải bừa bãi; vỡ ống nước, lũ lụt,...
	- Sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lí, xả thẳng vào sông hồ,...
	- Khói, bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,... làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa.
	- Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu,... làm ô nhiễm nước biển.

File đính kèm:

  • docDe KTHKI KH4 0910.doc