Đề kiểm tra học kì I Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2005-2006

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2005-2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học
Điểm
Hoà Lý
Kiểm tra định kỳ học kỳ I 
Số phách
 năm học 2005-2006
Môn : Lịch sử và Địa lý lớp 4
Câu 1:Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
 Nước Văn Lang tồn tại bao nhiêu đời vua Hùng?
 a) 12 đời b) 17 đời
 c) 18 đời d) 28 đời
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng
 1. Ai là người dựng lên nước Âu Lạc?
 a) Lạc Long Quân c) Thục Phán 
 b) Hai bà Trưng d) Âu Cơ
 2. Công trình nào được xây dựng từ đời An Dương Vương mà vẫn còn di tích ở Hà Nội đến ngày nay?
 a) Văn Miếu b) Chùa Một Cột
 c) Bảo tàng Lịch sử d) Thành Cổ Loa
Câu 3: Ghi vào chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai:
 1. Sau hơn hai thế kỷ bị đô hộ, dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, nhân dân ta đã dành được độc lập.
 2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam dành được thắng lợi hoàn toàn.
 3. Nhờ có vũ khí hiện đại, Hai Bà trưng đã nhanh chóng chiến thắng kẻ thù.
 4. Chưa đầy một năm, khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thắng lợi là vì quân giặc hèn nhát, nhìn thấy voi xông ra trận liền vội vàng bỏ chạy.
 5. Hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi, phất cờ ra trận là một trong những hình ảnh đẹp nhất về người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất từ xưa tới nay.
Câu 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý chỉ mưu kế tài tình của Ngô Quyền trong trận Bạch Đằng
 a) Vót nhọn cọc gỗ, bịt sắt rồi chôn cọc xuống lòng sông.
 b) Cho thuyền ra khiêu chiến, giả vờ thua chạy, nhử cho giặc vào sâu.
 c) Dùng lửa đốt thuyền của giặc.
 d) Cho quân mai phục hai bên bờ sông, đợi thời cơ đánh úp.
Câu 5: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng
Lý thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long( Hà Nội ngày nay) vào năm nào?
 a) Năm 1005 b) Năm 1010
 c) Năm 1009 d) Năm 1020
Câu 6: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những câu thể hiện tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên của vua tôi nhà Trần.
a) Trước thế mạnh của giặc, vua Trần hỏi quan Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hoà?
b) Trần Thủ Độ khảng khái trả lời:'' Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo''.
c) Vua Trần mời các bô lão trong nước về kinh đô hỏi ý kiến.
d) Trong điện Diên Hồng, các bô lão đều đồng thanh:'' Đánh!''
đ) Nhà Trần coi trọng việc đắp đê phòng lụt.
e) Trần Hưng Đạo là tổng chỉ huy quân đội nhà Trần.
g) Trần Hưng Đạo đã viết Hịch tướng Sỹ để khích lệ toàn quân đánh giặc.
h) Các chiến binh tự mình thích vào cánh tay hai chữ Sát Thát ( giết giặc Mông Cổ)
Câu 7: Ghi vào chữ Đ trước câu trả lời đúng, chữ S trước câu trả lời sai.
a) Trung du Bắc Bộ nằm ở giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ.
b) Đất đỏ ba dan tơi xốp có nhiều ở trung du Bắc Bộ.
c) Chè và cây ăn quả là một trong những thế mạnh của trung du Bắc Bộ.
d) ở trung du Bắc Bộ chè được trồng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
e) Trung du Bắc Bộ trồng nhiều cà phê nhất nước ta.
Câu 8: Ghi vào chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
a) ở Tây Nguyên, gái trai đều thích mang đồ trang sức bằng kim loại.
b) Cồng, chiêng là những nhạc cụ độc đáo của người dân Tây Nguyên.
c) Người dân Tây Nguyên làm nhà rông để ở.
d) Các dân tộc ở Tây Nguyên có cùng một tiếng nói và tập quán sinh hoạt.
đ) Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống nên dân cư đông đúc.
e) Người dân Tây Nguyên rất yêu thích nghệ thuật.
Câu 9: Những vật nuôi nào được nuôi nhiều ở đồng bằng bắc bộ.
a) Cừu, hươu, ngựa.
b) Lợn, gà, vịt.
c) Trâu, bò, dê.
d) Cá, tôm, cua.
Câu 10: Ghi vào ô chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
a) Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn nhất cả nước.
b) Vì có mùa đông lạnh nên đồng bằng Bắc Bộ trồng nhiều rau xứ lạnh.
c) Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống là đồng bằng Bắc Bộ.
d) Đồng bằng Bắc Bộ thuận lợi cho việc chăn nuôi nhiều gia xúc như ngựa, trâu.
đ) Khai thác dầu mỏ đang được phát triển ở đồng bằng bắc bộ.
Chú ý : Giáo viên không giải thích gì thêm.

File đính kèm:

  • docde KT LSDL.doc