Đề kiểm tra học kì I Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học Kim Đồng
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học Kim Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: LỊCH SỬ + ĐỊA LÍ - LỚP 4 Năm học: 2011 – 2012 Thời gian: 40 phút Giáo viên: I. PHẦN I: LỊCH SỬ Câu 1: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? vẽ sơ đồ các tầng lớp trong xã hội Văn Lang Câu 2: (2 điểm) Nêu các sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu giai đoạn từ 938 đến 1009? Câu 3: (2 điểm) Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên 3 lần dành thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? II. PHẦN II: ĐỊA LÍ Câu 1: Kể tên một số dãy núi chính ở Hoàng Liên Sơn? Câu 2: Quan sát bảng số liệu về độ cao của các cao nguyên sau: Cao Nguyên Độ cao trung bình Kon Tum 500m Đắk Lắk 400m Lâm Viên 1500m Di Linh 1000m Dựa vào bảng số liệu, hãy xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao: . . . . . Câu 3: Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước? ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: LỊCH SỬ + ĐỊA LÍ - LỚP 4 Năm học: 2011 – 2012 I. LỊCH SỬ: (5 điểm) Câu 1 ( điểm) : Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 TrCN. Sơ đồ các tầng lớp trong xã hội Văn Lang: Vua Hùng Lạc tướng, Lạc dân Nô tỳ Lạc hầu Câu 2 (2điểm): 1. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo- Năm 1938 2. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân – Năm 968. 3. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược do Lê Hoàn lãnh đạo – Năm 981. Câu 3 ( 2 điểm) : Sau ba lần thất bại, quân xâm lược Mông – Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững, củng cố mối đoàn kết toàn dân. II. ĐỊA LÍ: ( 5 điểm ) Câu 1: ( 1 điểm) - Dãy núi Hoàng Liên Sơn, dãy Sông gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Triều. Câu 2: (2điểm) : Đắk Lắk, Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên. Câu 3: (2 điểm): Đồng bằng Bắc Bộ có những điều kiện thuận lợi sau để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước: Đất phù sa màu mỡ. Nguồn nước dồi dào. Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.
File đính kèm:
- DE KTKI SU DIA LOP 4.doc