Đề kiểm tra học kì I lớp 10 Năm học 2007-2008 Môn thi: Ngữ văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I lớp 10 Năm học 2007-2008 Môn thi: Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã kí hiệu Đ02V-08KTHKIL10 Đề Kiểm tra học kì I Lớp 10 Năm học 2007-2008 Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 90 phút (Đề này gồm 24 câu, 3 trang) I. Trắc nghiệm (3 điểm): Câu 1: Văn học Trung đại gồm những bộ phận văn học nào? A. Văn học chữ Hán. B. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm C. Văn học chữ Nôm. D. Văn học chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Câu 2: ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai- giếng nước: A. Ca ngợi mối tình thuỷ chung của Mị Châu và Trọng Thuỷ. B. Thể hiện tấm lòng trong sáng của Mị Châu. C. Sự hối hận của Trọng Thuỷ về tội lỗi của mình. D. Trọng Thuỷ đã tìm được sự hoá giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia. Câu 3: Truyện cổ tích “Tấm Cám” thuộc loại truyện nào? A. Truyện cổ tích thần kì. B. Truyện ngụ ngôn. C. Truyện cổ tích loài vật. D. Truyện cổ tích sinh hoạt. Câu 4: Vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích “Tấm Cám”? A. Lực lượng phù trợ cho Tấm đạt được tham vọng làm hoàng hậu. B. Lực lượng phù trợ giúp Tấm vượt qua cơn nguy khốn khi còn là một cô gái ngây thơ. Câu 5: Sử thi “Đam Săn” là sử thi của dân tộc nào? A. Tây Nguyên. B. Mường. C. Ba-na. D. Khơ-me. Câu 6: Giá trị nhân đạo của việc mô tả cuộc chiến tranh giữa Đam Săn và Mtao Mxây là gì? A. Lẽ sống của con người chỉ có được qua việc chiến thắng những người anh hùng khác. B. Lẽ sống của con người chỉ có được qua việc thể hiện mình là người tù trưởng có nhiều nô lệ và nhiều tài sản. C. Lẽ sống của con người chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và yên vui cho mọi người trong cộng đồng. D. Lẽ sống của một con người chỉ có được khi mình là người đứng đầu của một bộ tộc hùng mạnh. Câu 7: Mâu thuẫn giữa mẹ con Cám và Tấm thể hiện sự xung đột gì trong xã hội? A. Xung đột giữa người bị trị và kẻ thống trị. B. Xung đột giữa thiện và ác. C. Xung đột giữa địa chủ và nông dân. Câu 8: Bài ca dao “Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A..Nhân hoá. B. Hoán dụ. C. So sánh. D. Cường điệu. Câu 9: Bài ca dao ở câu hỏi số 8 thể hiện: A. Thân phận người phụ nữ bị lệ thuộc vào kẻ khác. B. Thân phận bấp bênh. C. Thân phận xót xa, tủi nhục. Câu 10: Theo em cần hiểu hình ảnh “tấm lụa đào” trong bài ca dao số 1 như thế nào? A. Là tấm lụa mềm, có màu hồng đào, mặc vào người rất nhẹ nhàng và thanh thoát. B. Là tấm lụa đẹp, duyên dáng, quý giá. Câu 11: Bài ca dao sau đây nói về đối tượng nào? Chồng người đi ngược về xuôi Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo A. Chế giễu người chồng kém cỏi, vô tích sự. B. Chế giễu người chồng không đi đây đi đó. C. Chế giễu người chồng không khoẻ mạnh. Câu 12: Điền từ đúng vào bài ca dao số 5: “ước gì sông….một gang Bắc cầu dải yếm cho…sang chơi” A. Hẹp- nàng B. Hẹp- chàng C. Rộng- chàng. Câu 13: Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ “Thuật hoài”? A. Bày tỏ khát vọng, hoài bão trong lòng. B. Những hành động và chiến công hiển hách. C. Bày tỏ nỗi niềm u hoài, buồn sầu khi đất nước bị xâm lược. Câu 14: Câu thơ “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu” dịch nghĩa như thế nào? A. Cắp ngang ngọn giáo giữ gìn non sông, đất nước. B. Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu. C. Cắp ngang ngon giáo đã nhiều năm rồi. Câu 15: Bài thơ “Cảnh ngày hè” thuộc tập thơ nào? A. Quốc âm thi tập. B. ức Trai thi tập. C. Bạch Vân am thi tập. D. Bạch Vân quốc ngữ thi. Câu 16: bài thơ” Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ nào? A. Thơ tứ tuyệt. B. Thơ thất ngôn bát cú. C. Thơ lục ngôn. D. Thơ thất ngôn xen lục ngôn. Câu 17: Bạch Vân cư sĩ là hiệu của nhà thơ nào? A. Nguyễn Trãi. B. Nguyễn Bỉnh Khiêm. C. Nguyễn Công Trứ. D. Nguyễn Du. Câu 18: Có thể hiểu từ “vắng vẻ” trong bài thơ “Nhàn” như thế nào?A. Nơi thưa vắng không có người ở. B. Nơi thôn dã tự làm lấy mà ăn. C. Nơi có khí hậu khắc nghiệt để thử thách con người. Câu 19: Cách hiểu đúng về quan niệm sống nhàn trong bài thơ trên? A. Không vất vả, cực nhọc. B. Không quan tâm tới xã hội. C. Chỉ sống cho cá nhân mình. D. Xa lánh danh lợi để giữ cốt cách thanh cao. Câu 20: câu thơ “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” có thể hiểu là: A. Cuộc sống khổ cực, tự nhiên đạm bạc. B. Cuộc sống bình thường, tự nhiên. C. Cả 2 phương án trên đều đúng. D. Tất cả đều sai. II. Tự luận ( 7 điểm): Câu 1 (1 điểm): Chép thuộc bài thơ “Cảnh ngày hè”. Câu 2 ( 2 điểm): Cảm nhận của em về 2 câu cuối bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”. Câu 3 ( 2điểm): Cảm nhận của em về bài ca dao số 2: Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen Ai ơi nếm thử mà xem Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi. Câu 4 (2 điểm): Cảm nhận về bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”. ……………………………..Hết…………………………………………….
File đính kèm:
- De thi HKI lop 10 Mon Ngu van.doc