Đề kiểm tra học kì I – lớp 10 năm học 2008 – 2009 Môn: Ngữ Văn Trường THPT số 2 MK

doc10 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I – lớp 10 năm học 2008 – 2009 Môn: Ngữ Văn Trường THPT số 2 MK, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD - ĐT Lào Cai	 Đề kiểm tra học kì I – lớp 10
Trường THPT số 2 MK	 năm học 2008 – 2009
 Môn: Ngữ Văn - Thời gian: 120 phút
 (Đề gồm 02 trang)

	.


Đề I
 

I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu hỏi:
Câu 1: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm những quá trình nào?
Tạo lập và lĩnh hội 
Nói và nghe
Viết và đọc
Sáng tác và thưởng thức
Câu 2: Hình ảnh ngọc trai - giếng nước có ý nghĩa gì?
Ngợi ca tình yêu chung thuỷ, son sắc.
Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu.
Biểu tượng cho một bi kịch tình yêu.
Biểu tượng cho một mối oan tình được hoá giải.
Câu 3: Mâu thuẫn chủ yếu được phản ánh trong truyện cổ tích Tấm Cám là gì?
A. Giữa dì ghẻ với con chồng
B. Giữa giàu sang với thấp hèn 
C. Giữa thiện và ác
D. Giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị
Câu 4: Quan niệm đạo đức, lí tưởng, ước mơ công bằng và hạnh phúc được thể hiện rõ nhất ở thể loại văn học dân gian nào?
Truyền thuyết B. Truyện cười
Sử thi D. Cổ tích
Câu 5: Thể loại văn học dân gian nào có chứa đựng các yếu tố lịch sử?
A. Truyền thuyết C. Truyện cười
Sử thi D. Cổ tích
Câu 6: Từ nào người kể thường kèm theo mỗi khi Pê-nê-lốp cất lời đối thoại với các nhân vật trong truyện?
Chậm rãi.	C. Thận trọng
Mỉm cười	D. Băn khoăn.
Câu 7: Lối so sánh nào được sử dụng đặc biệt thành công trong đoạn trích “Uy-lit-xơ trở về” (Trích sử thi “Ô-đi-xê” của Hô-me)?
A. So sánh bằng 	C. So sánh hơn
B. So sánh đối lập 	D. So sánh có đuôi dài
Câu 8: Khi tuyên bố với Xita về việc giải cứu cho nàng, Ra-ma nhấn mạnh đến động cơ gì?
A. Danh dự	C. Tình yêu.
B. lòng thù hận	D. Sự ghen tuông.
Câu 9: Nỗi cay đắng, day dứt của cô gái Thái trong “Tiễn dặn người yêu” thể hiện qua những hình ảnh nào?
A. Dòng sông, trời xanh, chim tăng ló	C. Con rồng, con phượng, con dòng
B. Mùa hạ, mùa đông, mùa nước đỏ	D. Lá cà, lá ớt, lá ngón
Câu 10: Từ “phải” trong câu “Tao biết mày phải...nhưng nó lại phải bằng hai mày” trong truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” có ý nghĩa gì?
Lẽ phải B. Số tiền phải có
C. Bên phải D. Phải làm
Câu 11: Từ “thân” trong chùm ca dao than thân có nghĩa gì?
A. Thân thể	 C. Thân thế
B. Thân nhân	 	D. Thân phận
Câu 12: Nhân vật Xi-ta được miêu tả từ những phương diện nào?
Ngoại hình và lời nói
Lời nói và hành động.
Ngoại hình và nội tâm
Đặc tả thế giới tâm linh

* Hóy tụ đen cỏc chọn lựa đỳng vào bảng sau :
	01). ; / , \	06). ; / , \	11). ; / , \	16). ; / , \	02). ; / , \	07). ; / , \	12). ; / , \	17). ; / , \	03). ; / , \	08). ; / , \	13). ; / , \	18). ; / , \	04). ; / , \	09). ; / , \	14). ; / , \	19). ; / , \	05). ; / , \	10). ; / , \	15). ; / , \	20). ; / , \
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Đề bài:
 Trong chỉ thị về việc kỷ niệm 200 năm sinh của Nguyễn Du, Ban chấp hành Đảng Lao động Việt Nam viết: “Tác phẩm của Nguyễn Du có tính hiện thực và chứa đựng tinh thần nhân đạo”.
Bằng hiểu biết về bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên./.



Họ tên:………………………………………lớp:………………………….
 Không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!.

 

Sở GD - ĐT Lào Cai	 Đề kiểm tra học kì I – lớp 10
Trường THPT số 2 MK	 năm học 2008 – 2009
 Môn: Ngữ Văn - Thời gian: 120 phút
 (Đề gồm 02 trang)


Đề II



Phần trắc nghiệm: (3 điểm) 
Câu hỏi:
Câu 1: Trong các câu đây, câu nào không thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
“ồ, việc quan không phải như chuyện đàn bà của các chị!”
“Phúc đời nhà mày, con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo”
“Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước,...”
“ Làm ăn không kế hoạch như bắt trạch đằng đuôi”
Câu 2: Mâu thuẫn phản ánh trong truyện cổ tích là mâu thuẫn giữa?
A. Tài năng và ngu dốt.	C. Thiện và ác.
B. Địa vị cao sang và thấp hèn.	D. kẻ giầu và người nghèo
Câu 3: Tiếng khóc của Tấm ở phần đâu truyện nói lên điều gì về ý thức phản kháng của nhân vật?
A. Yếu ớt, kém cỏi.	C. Yếu đuối, thụ động.
B. Âm thầm bền bỉ.	D. Mạnh mẽ, quyết liệt.
Câu 4: Bài ca dao số 4 - Chùm ca dao yêu thương tình nghĩa(Khăn thương nhớ ai...) chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
ẩn dụ nhân hoá.
ẩn dụ vật hoá 
Hoán dụ
So sánh
Câu 5: Phương thức biểu đạt chủ yếu của ca dao là?
A. Tự sự	 C. Miêu tả.
B. Biểu cảm.	D. Nghị luận
Câu 6 : Hình ảnh so sánh như tấm lụa đào không nói lên phẩm chất nào của người phụ nữ?
A. Đẹp	C. Mềm mại
B. Quí giá	D. Hiền lành
Câu 7: Hình ảnh “gừng cay muối mặn” trong bài ca dao số 6 thể hiện điều gì?
A. Tình cảm vợ chồng	C. Tình cảm gia đình
B. Tình yêu lứa đôi	D. Tình cảm cha con
Câu 8: Hình ảnh con cò trong ca dao thường là biểu tượng của?
A. Người mẹ thức khuya dậy sớm	C. Người cha cần cù nhẫn nại
B. Cô gái chịu thương chịu khó. 	D. Người nông dân tần tảo.
Câu 9: Tiếng cười trong ca dao hài hước có ý nghĩa gì?
A. Mua vui	C. Tự trào
B. Phê phán	D. Cả A, B, C.
Câu 10: Đoạn trích “Lời tiễn dặn” (Trích “Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái) là lời của ai?
A. Cô gái	C. Chàng trai
B. Người kể chuyện	D. Cha mẹ cô gái.
Câu 11: Dòng nào không phải là động cơ chủ yếu khiến Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây?
Vì cuộc sống bình yên của thị tộc.
Vì cuộc sống gia đình
Vì danh dự.
Vì ghen tuông.
Câu 12: Nhân vật Tấm thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tich?
Mồ côi, con riêng	C. Mang lốt xấu xí
Con út. 	D. Tài năng xuất chúng.

 * Hóy tụ đen cỏc chọn lựa đỳng vào bảng sau :
	01). ; / , \	06). ; / , \	11). ; / , \	16). ; / , \	02). ; / , \	07). ; / , \	12). ; / , \	17). ; / , \	03). ; / , \	08). ; / , \	13). ; / , \	18). ; / , \	04). ; / , \	09). ; / , \	14). ; / , \	19). ; / , \	05). ; / , \	10). ; / , \	15). ; / , \	20). ; / , \

II. Phần tự luận: (7 điểm)
Đề bài:
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn ức Trai trong bài thơ “Cảnh ngày hè”./.




Họ tên:………………………………………lớp:………………………….
 Không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!.

 





hướng dẫn chấm Đề kiểm tra học kì I – lớp 10
năm học 2008 – 2009
Môn: Ngữ Văn - Thời gian: 120 phút
(Đề gồm 02 trang)

Phần trắc nghiệm: 3 điểm
* 0,25 điểm/câu

Câu hỏi

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án đúng
A
D
C
D
A
C
D
A
D
B
D
D

B. Phần tự luận: 7 điểm
I- Yêu cầu chung
1. Yêu cầu về kiến thức
Tác phẩm của Nguyễn Du có tính hiện thực và chứa đựng tinh thần nhân đạo. “Đọc Tiểu Thanh kí” là một tác phẩm tiêu biểu.
- Bài thơ thể hiện niềm đồng cảm, xót thương cho số phận bất hạnh người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến. Đồng thời bộc niềm bi phẫn trước thời đại bất công và tâm sự khát khao tri âm, tri kỷ của nhà thơ
- Chịu cuộc sống làm lẽ và bị vợ cả đánh ghen.
=> Tài hoa nhưng bạc mệnh. 
2. Yêu cầu kỹ năng
Kỹ năng làm văn nghị luận
Kỹ năng phân tích thơ trung đại theo thi pháp thể loại, gắn với đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi
3. Phạm vi dẫn chứng: Bài thơ “Cảnh ngày hè”
II. Yêu cầu cụ thể
1. Mở bài
Hoài Thanh từng viết: “Phần đáng quí và phải nói là đáng quí vô cùng ấy là tấm lòng của Nguyễn Du đối với những kiếp người bị đầy đoạ. Nguyễn Du không ngồi trên một cái Bến Giác nào để nhìn xuống mỉm cười. Nguyễn Du cùng với chúng sinh cùng chìm trong bể khổ. Nhìn đời, Nguyễn Du băn khoăn, đau xót, day dứt không nguôi. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du còn ghi lại bao nhiêu cảnh thương tâm” (Tạp chí Văn học, số tháng 11 – 1965). Một trong những tác phẩm thơ chữ Hán của Nguyễn Du tiêu biểu cho tấm lòng của ông đối với kiếp người bị đoạ đầy đau khổ là bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”. Bài thơ viết trong dịp Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc. Tiểu Thanh là người con gái Trung Quốc sống vào đầu thời Minh. Mặc dù mượn thi liệu, đề tài của Trung Quốc nhưng bài thơ vẫn thể hiện sâu sắc niềm đồng cảm, xót thương cho số phận bất hạnh người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến. Đồng thời bộc niềm bi phẫn trước thời đại bất công và tâm sự khát khao tri âm, tri kỷ của nhà thơ. Đúng như đánh giá của Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong chỉ thị về việc kỷ niệm 200 năm sinh Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du: “Tác phẩm của Nguyễn Du có tính hiện thực và chứa đựng tinh thần nhân đạo”.
2. Thân bài
a. Luận điểm 1: Bài thơ thể hiện niềm cảm thông sâu sắc, niềm xót thương vô bờ bến đối với Tiểu Thanh – người con gái tài sắc, bạc mệnh
- Hai câu đầu gợi ra niềm thổn thức trước sự thay đổi bể dâu của đời người, trước di vật của người mệnh yểu
“Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn”
- Tây Hồ => gò hoang: cảnh vật biến đổi qua thời gian, thời gian dường như xoá nhoà tất cả, phủ mờ, thay đổi của thiên nhiên, thay đổi của cuộc đời.
- Nguyễn Du chỉ viếng Tiểu Thanh qua tập sách đọc trước cửa sổ, lấy cảm hứng để viết bài thơ qua tập thơ của nàng (viếng bằng mảnh giấy tàn còn sót lại).
=> Sự đồng cảm trong tâm hồn thi sĩ.
- Hai câu thực bộc lộ tâm trạng xót xa, tiếc nuối của người đời vì cái đẹp, cái tài bị vùi dập:
“Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương”
- Son phấn: tiêu biểu cho vẻ đẹp người phụ nữ;
- Văn chương tiêu biểu cho tài năng nàng Tiểu Thanh.
=> Đố kị, vùi dập tài năng và vẻ đẹp;
=> Đều là vật vô tri, phải chịu sự tàn phá của ghen tuông, của lòng đố kị, lời tố cáo XHPK.
b. Hai câu luận Nguyễn Du bộc lộ tâm sự bất bình trước “Phong vận kỳ oan” của tài tử giai nhân. Qua đó thể hiện niềm đồng cảm sâu sắc của một người “cùng hội cùng thuyền”, đồng thời kết án đanh thép xã hội phong kiến bất công hoàn toàn bế tắc 
“Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang”
- Nỗi hờn kim cổ: nỗi hận từ xưa đến nay chưa ai trả lời, giải thích, kể cả trời!
- ''án phong lưu'': coi phong lưu tài sắc như là cái tội, cái tội trong xã hội phong kiến vùi dập tài năng và đố kị con người. Nguyễn Du bất lực với chính bản thân. Ông đồng cảm với nàng Tiểu Thanh. Nỗi oan kì lạ vì có tài sắc của Tiểu Thanh có gì giống với Nguyễn Du chăng?
d. Hai câu kết nhà thơ bộc lộ tâm trạng cô độc, khát khao một tấm lòng tri âm tri kỷ của hậu thế
- Nghĩ đến Tiểu Thanh, Nguyễn Du nghĩ đến mình;
- Lòng khát khao tìm sự đồng cảm và cảm thông của hậu thế…
3. Kết bài
a. Nội dung: Cảm hứng nhân đạo thống thiết
- Phơi bày hiện thực đen tối, đầy rẫy bất công trà đạp lên quyền sống của con người
- Bày tỏ tình thương yêu vô bờ bến đối với kiếp quân tử đa đoan, hồng nhan bạc mệnh
b. Nghệ thuật: 
- Vẻ đẹp Đường thi
- Chất trữ tình sâu lắng, ngôn ngữ sắc sảo tạo nên bút pháp riêng của nhà thơ.

III. Biểu điểm
Điểm 9-10: Đầy đủ, sâu sắc theo đáp án, dùng từ, đặt câu có hình ảnh cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, kết cấu chặt chẽ
Điểm 7-8: Đầy đủ, có chiều sâu theo đáp án, dùng từ, đặt câu có hình ảnh cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, kết cấu chặt chẽ; có thể mắc 1 vài lỗi nhỏ, hoặc thiếu một vài ý nhỏ không quan trọng
Điểm 5-6: Tương đối đầy đủ nội dung cơ bản theo đáp án, dùng từ, đặt câu đúng chính tả, ngữ pháp, diễn đạt rõ ràng, bố cục đủ 3 phần; có thể thiếu 1 số ý nhỏ, phạm không quá 10 lỗi về kiến thức, diễn đạt,...
Điểm 3-4: Làm được khoảng 1/3 nội dung cơ bản theo đáp án, dùng từ, đặt câu, diễn đạt có thể hiểu được, bố cục đủ 3 phần; có thể thiếu cơ bản ý nhỏ, phạm không quá 15 lỗi về kiến thức, diễn đạt,...
Điểm 1-2: có đề cập đến nội dung liên quan theo đáp án, dùng từ, đặt câu, diễn đạt có thể hiểu được, phạm không quá 20 lỗi về kiến thức, diễn đạt,...
Điểm 0: không làm được gì






hướng dẫn chấm Đề kiểm tra học kì I – lớp 10
năm học 2008 – 2009
Môn: Ngữ Văn - Thời gian: 120 phút
(Đề gồm 02 trang)
đề II

Phần trắc nghiệm: 3 điểm
* 0,25 điểm/câu
Câu hỏi

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án đúng
C
C
C
A
B
D
A
D
D
C
D
A

B. Phần tự luận: 7 điểm

I. Yêu cầu chung
1. Yêu cầu về kiến thức
Hãy xác định luận đề cho bài viết?
Bài thơ thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi – một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, một tấm lòng cháy bỏng khát vọng về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc cho nhân dân.
2. Yêu cầu kỹ năng
Kỹ năng làm văn nghị luận
Kỹ năng phân tích thơ trung đại theo thi pháp thể loại, gắn với đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi
3. Phạm vi dẫn chứng: Bài thơ “Cảnh ngày hè”
II. Yêu cầu cụ thể
1. Mở bài
- “ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” (Lê Thánh Tông)
- Nguyễn Trãi là bậc anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, là nhân vật toàn tài số một trong lịch sử 
- Ông không những là một nhà chính trị, nhà quân sự nhà ngoại giao vào hàng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ, một nhà văn, một nhà văn hoá lớn
- Thơ Nguyễn Trãi dù viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm cũng đều đẹp đẽ, sâu sắc, ẩn chứa cái hồn dân tộc. Với tập thơ “Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi đã trở thành người mở đường tinh anh cho nền thơ bằng tiếng mẹ đẻ. Tập thơ được chia ra nhiều thể tài khác nhau: Ngôn chí, mạn thuật, Thuật hứng, Tự thán, Bảo kính cảnh giới,...Bài thơ “Cảnh ngày hè” tiêu biểu cho vẻ đẹp của hồn thơ Nguyễn Trãi trong “Quốc âm thi tập”. Đó là tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời, là tình yêu thiên nhiên tha thiết, là tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân, với nước.
2. Thân bài
 	 a. Luận điểm 1: Bài thơ đã vẽ lên bức tranh toàn cảnh ngày hè sôi động, căng tràn sức sống
- Mở đầu bài thơ hiện lên chân dung của một ẩn sĩ, lấy “hóng mát” làm thú di dưỡng tinh thần
Nguyễn Trãi là người thân không nhà mà tâm càng không nhàn, tấm lòng bậc ẩn sĩ ấy lúc nào cũng “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”. Bởi thế cho nên “Một phút thanh nhàn trong thuở ấy” đối với ông quí tựa vàng mười.
- Một bức tranh thiên nhiên căng tràn sức sống, đậm màu sắc hội hoạ
+ Hàng loạt động từ mạnh''Đùn đùn'', ''giương'', ''phun'' --> Thôi thúc sự sống bên trong đang ứa căng không thể kìm nén được
+ Các từ tượng hình, cách phối màu đậm chất hội hoạ - So sánh với câu thơ: ''Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông''
+ Hình ảnh của "hoè, lựu, sen" quen thuộc, gần gũi, đặc trưng cho cảnh sắc nơi thôn dã .
+ Thi nhân đón nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác,…
ê Sự giao cảm mạnh mẽ với thiên nhiên, tạo vật trong tâm hồn ức Trai
- Bức tranh cuộc sống ngày hè sôi động, vui tươi
+ Nghệ thuật đảo ngữ, từ láy tượng hình
+ Hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo: cầm ve
+ Từ Hán – Việt trang trọng: làng ngư phủ, lầu tịch dương
ê Nguyễn Trãi hoà sắc âm theo quy luật cái đẹp trong hội hoạ và âm nhạc, tấu lên khúc nhạc đồng quê rộn ràng mà yên ả. ẩn sau bức tranh những tâm trạng thầm kín của ông: niềm vui náo nức trước cảnh thôn xóm thanh bình, trù phú, yên vui
b. Luận điểm 2: Kết lại bài thơ bộc lộ niềm khao khát ấm no, hạnh phúc cho nhân dân:
- Rẽ: từ cổ --> thể hiện khát khao cháy bỏng
- Câu thơ lục ngôn xen vào bài thơ thất ngôn tạo âm hưởng chắc nịch, dồn nén cảm xúc, tư tưởng như một lời tuyên ngôn về lẽ sống
- Điển tích “Ngu cầm”: Ước mơ cây đàn vua Thuấn để hoà khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống thanh bình, ấm no. Bên cạnh tâm hồn nghệ sĩ, Nguyễn Trãi là một người suốt đời vì nước vì dân.
3. Kết bài
- Thể thơ của Trung Quốc được vận dụng sáng tạo. Kết hợp hài hoà màu sắc và âm thanh, hình ảnh gần gũi, bình dị.
- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn ức Trai, bên cạnh đó toả sáng vẻ đẹp tâm hồn của con người cả cuộc đời vì dân, vì nước. Tiếng lòng của Nguyễn Trãi -Gương báu răn mình.

III. Biểu điểm
Điểm 9-10: Đầy đủ, sâu sắc theo đáp án, dùng từ, đặt câu có hình ảnh cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, kết cấu chặt chẽ
Điểm 7-8: Đầy đủ, có chiều sâu theo đáp án, dùng từ, đặt câu có hình ảnh cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, kết cấu chặt chẽ; có thể mắc 1 vài lỗi nhỏ, hoặc thiếu một vài ý nhỏ không quan trọng
Điểm 5-6: Tương đối đầy đủ nội dung cơ bản theo đáp án, dùng từ, đặt câu đúng chính tả, ngữ pháp, diễn đạt rõ ràng, bố cục đủ 3 phần; có thể thiếu 1 số ý nhỏ, phạm không quá 10 lỗi về kiến thức, diễn đạt,...
Điểm 3-4: Làm được khoảng 1/3 nội dung cơ bản theo đáp án, dùng từ, đặt câu, diễn đạt có thể hiểu được, bố cục đủ 3 phần; có thể thiếu cơ bản ý nhỏ, phạm không quá 15 lỗi về kiến thức, diễn đạt,...
Điểm 1-2: có đề cập đến nội dung liên quan theo đáp án, dùng từ, đặt câu, diễn đạt có thể hiểu được, phạm không quá 20 lỗi về kiến thức, diễn đạt,...
Điểm 0: không làm được gì

















File đính kèm:

  • docDe va dap an HK I 20082009 30 trac nghiem.doc