Đề kiểm tra học kì i lớp 11 môn: ngữ văn ( năm học 2011 – 2012 ) Trường THPT Nguyễn Thái Học

doc9 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì i lớp 11 môn: ngữ văn ( năm học 2011 – 2012 ) Trường THPT Nguyễn Thái Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 11 
 NGUYỄN THÁI HỌC Môn: Ngữ văn ( NĂM HỌC 2011 – 2012 )
Đề 1 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )

 PHẦN TRẮC NGHIỆM (3điểm) 
 Câu 1: Tác giả nào đúng với danh hiệu là cây bút tiêu biểu nhất của văn chương yêu nước 
 Nam Bộ cuối thế kỉ XIX? 
A. Ngô Thì Nhậm B. Nguyễn Đình Chiểu C. Nguyễn Trường Tộ 
Câu 2: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của ai? Nhằm mục đích gì?
A. Viết theo yêu cầu của nhân dân Cần giuộc để viếng các nghĩa sĩ đã hi sinh anh dũng 
B. Viết theo yêu cầu của Tuần phủ Đỗ Quang để đọc tại lễ truy điệu các nghĩa Cần Giuộc đã hi sinh 
 anh dũng 
C. Viết để viếng và tôn vinh các nghĩa sĩ đã hi sinh anh dũng 
Câu 3: Đặc trưng cơ bản nhất có ảnh hưởng quyết định đối với những đặc trưng khác của phong cách ngôn ngữ báo chí là :
A.Tính hình tượng	 B.Tính thông tin thời sự	 C.Tính ngắn gọn	 D.Tính sinh động, hấp dẫn
Câu 4: Vũ Trọng Phụng thể hiện thái độ gì qua văn bản trích “Hạnh phúc của một tang gia” ?
A. Mỉa mai nhẹ nhàng mà sâu cay đám con cháu bất hiếu. 
B.Băn khoăn về sự tha hóa của con người
 C. Phê phán quyết liệt xã hội thượng lưu đương thời giả dối, bất nhân, đồi bại
Câu 5: Thể loại nào của bản tin có dung lượng ngắn gọn nhất trong các loại tin sau đây?
A. Tin thường B. Tin vắn C. Tin tường thuật D. tin tổng hợp
Câu 6 : Báo chí tồn tại ở hai dạng chính nào?
 A. Dạng viết và dạng ảnh B. Dạng viết và dạng nói C. Dạng viết và dạng báo điện tử
Câu 7: Câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” có ý nghĩa gì?
 A. Phủ nhận tình cảm anh em 
B. Tuyệt đối hóa tình cảm láng giềng
 	C. Đánh giá cao tình cảm láng giềng khi ta phải sống xa anh em ruột thịt 
D. Xem tình cảm như là hàng hóa 
Caâu 8 : Bài văn điều trần của Nguyễn Trường Tộ đã khẳng định đúng đắn vai trò của luật đối với đời sống con người là:
A.Luật có tác dụng cai trị xã hội , thúc đẩy sự phát triển của đất nước
B.Luật có tác dụng cai trị xã hội , duy trì sự vững bền của đất nước 
 C.Luật có tác dụng cai trị xã hội, duy trì sự tồn tại của đất nước. Luật còn là đạo đức, đạo làm người
Câu 9: Từ đầu thế kỉ XX đến 1945, văn học Việt Nam đã có thể loại văn học mới nào ? 
A.Thơ mới, truyện ngắn, tiểu thuyết B. Thơ ca, truyện, kịch C. Phóng sự, bút kí, tùy bút, kịch nói 
Câu 10: Khi thực hiện phỏng vấn, người phỏng vấn không nên làm gì?
 A. Không tham gia vào cuộc nói chuyện 
 B.Tỏ ra cởi mở và thích thú khi nghe đối tượng phỏng vấn nói
 C. Lắng nghe 
 D. Dừng giữa các câu hỏi, nếu người được phỏng vấn cần hỏi điều gì đó
 Câu 11: Tại sao nhà văn Thạch Lam gọi phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ là “quê” 
 ( Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của cô )?
 A. Chỉ là một sự nhầm lẫn của tác giả 
 B. Bởi vì phố huyện có ruộng đồng, ếch nhái
 C. Bởi vì phố huyện có dãy tre làng 
 D. Bởi vì phố huyện nghèo, xơ xác như một miền quê 
 Câu 12: Ý nghĩa phê phán sâu xa toát lên từ nhân vật Vũ Như Tô là gì?
 A. Đem nghệ thuật phục vụ cho mưu đồ lợi ích cá nhân 
 B. Say mê nghệ thuật đến mức quên đi bản thân
 C. Say sưa với khát vọng nghệ thuật đến mức quên đi thực tế đời sống và quyền lợi của nhân dân
 D. Đem nghệ thuật phục vụ cho một chế độ chính trị thối nát
PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) 
 Anh ( chị ) hãy trình bày cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. 
 










































 ĐÁP ÁN ĐỀ 1 - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 11 
(NĂM HỌC 2011 – 2012)
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
 GV cho 0,25 điểm một câu khi HS chọn đáp án đúng 

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B 
B
B
C
B
B
C
C
C
A
D
C

PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) 
1. Yêu cầu về kỹ năng: - HS biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để 
 trình bày cảm nhận vẻ đẹp của một hình tượng nhân vật trong một văn bản văn học trung đại. 
 - Kết cấu bài viết cần được trình bày rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lôgich, văn diễn đạt có cảm xúc, 
 không sai lỗi ngữ pháp, chính tả, dùng từ.
 2. Yêu cầu về kiến thức: 
 
Ý
Nội dung
Điểm
1
- Giới thiệu về Nguyễn Tuân, truyện “Chữ người tử tù”& nhân vật Huấn Cao
0,5 
2
- Trình bày cảm nhận và làm rõ những vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao qua một số chi tiết trong truyện ngắn : 
5,5 

 * Huấn Cao là nho sĩ tài hoa trong lĩnh vực thư pháp.Vẻ đẹp tài hoa thể hiện gián tiếp qua lời nhận xét của viên quản ngục và thầy thơ lại (DC & cảm nhận)
 => Vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao biểu hiện ở tài năng thư pháp hiếm có. Nhà văn thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, và ý nguyện bảo tồn đối với nghệ thuật thư pháp truyền thống của dân tộc
1,5 

 *Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang bất khuất: 
+ Con người có nghĩa khí coi thường cái chết, có tài, tuy chí lớn không thành nhưng trước sau vẫn coi thường gian truân, khổ ải.(DC: dỗ gông ...)
+ Có thái độ, ngôn ngữ khinh bạc đối với viên quản ngục:“ngươi... đây"
=> Tư thế Huấn Cao luôn luôn hiên ngang, lồng lộng trên cái nền trời xám xịt của ngục tù.
1,5 

* Huấn Cao có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả
+ Coi trọng tình bạn , xem thường danh lợi : ta nhất sinh...bao giờ...
+ Lúc đầu tỏ ý khinh bạc quản ngục, nhưng khi hiểu rõ tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao cảm thấy ân hận về thái độ của mình: Ta cảm cái tấm lòng biệt nhãn liên tài ... thiên hạ 
+ HC đã đồng ý cho chữ viên quản ngục và coi QN là người bạn tri âm, tri kỉ , khuyên QN những lời chí tình (DC & PT)
à Vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng ở Huấn Cao kết tinh trong cảnh cho chữ - một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Ở đó, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đã chiến thắng, toả sáng.
+ Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật.
2,5 
3
- Đánh giá khái quát: vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao có sự hội tụ thống nhất giữa cái tài - cái tâm - khí phách; thể hiện nổi bật quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân
1 
Lưu ý
- Học sinh có thể cảm nhận theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức

 



BIỂU ĐIỂM
 Điểm 6-7: Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên cả về kỹ năng viết văn và cách lập luận phân tích, CM. Văn diễn đạt tốt.
Điểm 4-5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên nhưng ý phân tích chưa sâu,có một vài sai sót nhỏ.
Điểm 2-3: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu của đề nhưng cách trình bày còn lúng túng, sơ sài, diễn đạt có ý còn thiếu chính xác, sai nhiều lỗi chính tả…
Điểm 0-1: Không hiểu yêu cầu của đề, không biết cách nghị luận, diễn đạt sai nhiều.
 MA TRẬN ĐỀ 1 - KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VĂN LỚP 11
 ( Năm học 2011 - 2012 )

 Mức độ 

Chủ đề
Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng 
 thấp
Vận dụng cao
Cộng

TN
TN
TN
TL

1. Tiếng Việt:
Phong cách ngôn ngữ báo chí; bản tin; phỏng vấn
- nhận biết được đặc điểm bản tin; 
- Hiểu về đặc trưng cơ bản và hình thức chủ yếu của phong cách ngôn ngữ báo chí; 
yêu cầu của người phỏng vấn


Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
 Câu 5
 Câu 3, 6
 Câu 10

4 câu

 0,25
 0,5
 0.25

 10%
2.Văn học:
- Văn bản VH 
‘ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”; “Hạnh phúc một tang gia”; “Khái quát VHVN từ đầu TKXX đến 1945”;
 “Vũ Như Tô”; “Tế cấp bát điều ”; 
“Hai đứa trẻ”

- Nhận biết về yêu cầu, mục đích, thể loại của tác phẩm; đặc điểm trong văn bản.
- Hiểu về văn bản; tác giả; cách sử dụng từ ngữ
- Giải nghĩa câu tục ngữ; từ nội dung tác phẩm tìm hiểu mâu thuẫn trong con người VNT


Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
Câu 1, 2, 9
Câu 4, 11, 8
Câu 7, 12

8 câu

 0,75 
 0,75
 0,5

20% 
. Tập làm văn:
- Nghị luận văn học: Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật văn học



Nghị luận về vẻ đẹp nhân vật văn học trong văn bản truyện ngắn hiện đại.

Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
 4 câu
 
 5 câu 
 3 câu
 1câu
13 câu

 1,0
 1,25
 0,75
 7,0
10,0
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
 4câu
 1,0
 10%
 5
 1,25
 12,5 % 
3
 0,75 
 7,5%
1
 7.0
 70%
13
 10.0
100% 






















































Trường THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 11 
NGUYỄN THÁI HỌC (NĂM HỌC 2011 – 2012)
 Đề 2 Môn: Ngữ văn
 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )
 
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3điểm) 
 Câu 1:Thể loại nào của bản tin có dung lượng ngắn gọn nhất trong các loại tin sau đây?
 A. Tin thường B. Tin vắn C. Tin tường thuật D. tin tổng hợp
 Caâu 2 : Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất giá trị nghệ thuật của bài Chiếu cầu hiền 
 A. Lời văn ngắn gọn, súc tích, tư duy rõ ràng, lập luận chặt chẽ, kết hợp với tình cảm tha thiết, 
 mãnh liệt. 
 B. Lời văn giàu hình ảnh , giàu biểu cảm , thuyết phục cả lí và tình 
 C. Lời văn vừa tha thiết vừa hùng hồn, vừa thấu tình vừa đạt lí 
Câu 3: “Hai đứa trẻ” được in trong tập truyện nào?
 A. Nắng trong vườn B. Gió đầu mùa C. Hà Nội băm sáu phố phường D. Sợi tóc
 Câu 4: Niềm vui chung của mọi người trong“ Hạnh phúc của một tang gia”- Vũ Trọng Phụng là gì?
A. Đám con cháu được chia của theo di chúc 
B. Đây là dịp để khoe khoang “đẳng cấp” của gia đình
C. Trút được gánh nặng nuôi nấng, phụng dưỡng cụ cố tổ
 Câu 5: Ý nghĩa phê phán sâu xa toát lên từ nhân vật Vũ Như Tô là gì?
 A. Đem nghệ thuật phục vụ cho mưu đồ lợi ích cá nhân 
 B. Say mê nghệ thuật đến mức quên đi bản thân
 C. Say sưa với khát vọng nghệ thuật đến mức quên đi thực tế đời sống và quyền lợi của nhân 
 dân
 D. Đem nghệ thuật phục vụ cho một chế độ chính trị thối nát
Câu 6: Đặc trưng nào dưới đây là của phong cách ngôn ngữ báo chí?
A. Tính hình tượng 	 B.Tính biểu cảm 
 C. Tính sinh động. hấp dẫn D. Tính đa 
 nghĩa
Câu 7: Thể loại nào dưới đây giống bản tin nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn?
 A. Quảng cáo B. Tiểu phẩm C. Phỏng vấn D. Phóng sự 
Câu 8: Vì sao Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục?
 A. Vì quản ngục là người có quyền hành cao nhất trong nhà ngục.
 B. Vì Huấn Cao cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài và sở thích cao quý của viên quản 
 ngục.
 C. Vì quản ngục đã đối xử tử tế với ông suốt thời gian bị giam giữ.
 D. Vì Huấn Cao sắp chết nên không cần phải tiếc gì đối với bất kì ai.
 Câu 9: Hai loại chi tiết nào được nói đến nhiều nhất trong truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch 
 Lam?
 A. Ánh sáng và âm thanh B. Âm thanh và mùi vị C. Âm thanh và hương sắc Caâu 10: Thao tác lập luận so sánh dựa trên cơ sở nào ?
 A.Thao tác so sánh dựa trên sự giống nhau 
 B.Thao tác so sánh dựa trên sự khác nhau 
 C.Thao tác so sánh dựa trên cùng một tiêu chí , chung một bình diện 
Câu 11: Vũ Trọng Phụng thể hiện thái độ gì qua văn bản trích “Hạnh phúc của một tang gia” ?
 A. Mỉa mai nhẹ nhàng mà sâu cay đám con cháu bất hiếu 
 B. Phê phán quyết liệt xã hội thượng lưu đương thời giả dối, bất nhân, đồi bại
 C. Băn khoăn về sự tha hóa của con người
Câu 12: Vở kịch “Vũ Như Tô” đặt ra mâu thuẩn nào trong nhân vật Vũ Như Tô?
 A. Mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và quyền lợi 
 B. Mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí 
 C. Mâu thuẫn giữa tình yêu và trách nhiệm 
 D. Mâu thuẫn giữa con người công dân với con người nghệ sĩ

PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
 Anh ( chị ) hãy trình bày cảm nhận về tâm trạng hồi sinh của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến khi bị thị Nở từ chối sánh đôi cùng được thể hiện trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
 
ĐÁP ÁN ĐỀ 2 - KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VĂN LỚP 11
( Năm học 2011 - 2012 )
 
 PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
 GV cho 0,25 điểm một câu khi HS chọn đáp án đúng
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B 
A
A
A
C
C
D
B
A
C
B
D

PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) 
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- HS biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để trình bày cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trong một văn bản trích của truyện ngắn hiện đại. 
 - Kết cấu bài viết cần được trình bày rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lôgich, văn diễn đạt có cảm xúc, không sai lỗi ngữ pháp, chính tả, dùng từ.
 2. Yêu cầu về kiến thức: 
Ý
Nội dung
Điểm
1
- Giới thiệu nét tiêu biểu về nhà văn Nam Cao, truyện “Chí Phèo” và vấn đề nghị luận
0,5 
2
- Chỉ ra và làm rõ được những cảm nhận về diễn biến tâm trạng của Chí Phèo ở thời điểm Chí gặp Thị Nở và khi bị thị Nở từ chối về sống chung. Khi đó con đường trở về làm người lương thiện đã bị chặn :
5,5

 *Tâm trạng bừng tỉnh của Chí sau một cơn say dài: Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã thức tỉnh phần người bấy lân nay bị vùi lấp ở Chí Phèo: - Chí cảm thấy: bâng khuâng; mơ hồ buồn; chao ôi buồn; tỉnh táo suy nghĩ về tuổi già, sự cô độc; buồn thay cho đời…(DC)
 - Chí cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống quanh mình(DC- cảm nhận)
- Chí hồi tưởng về quá khứ và hi vọng ở tương lai. (DC - cảm nhận)
2,5 

*Tâm trạng hồi sinh của Chí khi được Thị Nở cho bát cháo hành:
- Tâm trạng của Chí: ngạc nhiên; xúc động - mắt hình như “ươn ướt”; vừa vui, vừa buồn; Vì đây là bát cháo hành đầu tiên mang hương vị tình yêu, tình người mà Chí được ăn. 
- Chí mong muốn làm người lương thiện nên có ý thức hoà nhập cộng đồngàChí thèm lương thiện ( Dẫn chứng- cảm nhận) 
- Chí khát khao có một mái ấm gia đình hạnh phúc (ước mơ trở về)
à Tính người đã hồi sinh, bản tính lương thiện đã trở về với Chí.
à Nỗi đau sâu thẳm trong Chí khi bị thị Nở từ chối về sống chung đã đẩy Chí đến bi kịch bị từ chối quyền làm người
* Cảm nhận về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm sâu sắc.
3 
3
Nhận xét, đánh giá chung , liên hệ…
1 

- Học sinh có thể cảm nhận theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức

 
BIỂU ĐIỂM
 Điểm 6-7: Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên cả về kỹ năng viết văn và cách lập luận phân tích, CM. 
 Văn diễn đạt tốt.
Điểm 4-5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên nhưng ý phân tích chưa sâu,có một vài sai sót nhỏ.
Điểm 2-3: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu của đề nhưng cách trình bày còn lúng túng, sơ sài, diễn đạt có ý 
 còn thiếu chính xác, sai nhiều lỗi chính tả…
Điểm 0-1: Không hiểu yêu cầu của đề, không biết cách nghị luận, diễn đạt sai nhiều.
 
 MA TRẬN ĐỀ 2 - KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VĂN LỚP 11
 ( Năm học 2011 - 2012 )

 Mức độ 

Chủ đề
Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng 
 thấp
Vận dụng cao
Cộng

TN
TN
TN
TL


1. Tiếng Việt:
Phong cách ngôn ngữ báo chí; bản tin
- Nêu được: Khái niệm Ngữ cảnh và yêu cầu của Phỏng vấn
- Hiểu về đặc trưng của từng thể loại



Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
Câu 1, 10
Câu 6, 7


4 câu

 0,5
 0,5


 10%
2.Văn học:
- Văn bản VH 
‘ Hai đứa trẻ”; “Hạnh phúc một tang gia”; “Chiếu cầu hiền”;
 “Vũ Như Tô”; “Chữ người tử tù”

- Nhận biết về xuất xứ của tác phẩm; đặc điểm trong văn bản.
- Hiểu về thể loại văn bản; cách sử dụng từ ngữ
- Từ nội dung của tác phẩm, lí giải nguyên nhân cho chữ, thái độ của nhà văn VTP và mâu thuẫn trong con người VNT


Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
Câu 3, 9
Câu 2, 4, 11
Câu 5, 8, 12

8 câu

 0,5 
 0,75
 0,75

20% 
. Tập làm văn:
Thao tác lập luận so sánh
- Nghị luận văn học: Cảm nhận tâm trạng nhân vật
Cách sử dụng thao tác lập luận so sánh


Nghị luận về tâm trạng nhân vật văn học trong văn bản truyện ngắn hiện đại.

Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
 4 câu
 5 câu 
 3 câu
 1câu
13 câu

 1,0
 1,25
 0,75
 7,0
 10,0
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
 4
 1,0
 10%
 5
 1,25
 12,5 % 
3
 0,75 
 7,5%
1
 7.0
 70%
13
 10.0
100%












File đính kèm:

  • docjkarhgopsdjkg;kadsg;oapkpewkg (6).doc