Đề kiểm tra học kì I lớp 11 năm học: 2007-2008 Môn thi: Ngữ Văn

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I lớp 11 năm học: 2007-2008 Môn thi: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã ký hiệu
Đ02V-08-KTHKIL11
đề kiểm TRA HọC Kì I LớP 11
Năm học: 2007-2008
Môn thi: ngữ văn
Thời gian: 90 phút
( Đề này gồm 24 câu 3 trang)



Phần I: Trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Thế nào là một lập luận?

Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. 
Là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc ) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.
Là kết hợp các phần (bộ phận ), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.
Là chia vấn đề cần bàn luận thành các bộ phận (các phương diện, nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kỹ càng.

Câu 2: Trong các câu sau sự chuyển nghĩa của các từ gạch chân được thực hiện theo phương thức nào ?
 a.Ngòi đầu cầu nước trong như lọc b. Sống trong cát, chết vùi trong cát
Đường bên cầu cỏ mọc còn non Những trái tim như ngọc sáng ngời
 A. a-ẩn dụ, b -so sánh C. a-ẩn dụ, b -hoán dụ
 B. a-ẩn dụ, b -nhân hoá D. a- Hoán dụ, b -ẩn dụ

Câu 3: Chọn từ ngữ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Xã hội cần /............/ trẻ em và những người tàn tật, già yếu.

 A. trông coi 
 B. chăm sóc 
 C. chăm chút 
 D. trông nom

 
Câu 4: Lựa chọn thành ngữ thích hợp ở cột B để điền vào chỗ trống trong các câu ở cột A 
A
B
1.Thằng bé càng lớn càng hư, đúng là /...../, các cụ mà đã dạy thì cấm có sai chữ nào
a. rau nào sâu ấy

b. giỏ nhà ai quai nhà nấy
2. Mỗi một đồng bào phải sẵn lòng bác ái cư sử cho xứng đáng là/................../
c. nhìn mặt mà bắt hình dong

d. con Rồng cháu Tiên
 
 A. 1- b, 2 - d B. 1 - a, 2 - c C. 1 - a, 2 - d D.1 - c, 2 - d

Câu 5: Đoạn văn sau sử dụng thao tác lập luận gì?
 “Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời mà có thế thì biến mất làm còn, hoá nhỏ thành lớn; Mất thời mà không thế thì trở mạnh ra yếu, đổi yên làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay mà thôi. Nay các ngươi không rõ thời thế, chỉ dối giả quen, há chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện dùng binh được...;” 
 (Nguyễn Trãi, Lại dụ Vương Thông, theo bản dịch của Trúc Khê) 
 A. Tổng hợp B. Quy nạp C. Phân tích D. So sánh

Câu 6: Nghệ thuật “lấy động tả tĩnh” của thơ ca trung đại phương Đông được thể hiện rõ qua câu thơ nào?
 A. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí B. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
 C. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt D. Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Câu 7:Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có mấy đặc điểm cơ bản?
 A. 2 B. 3	 C. 4	 D..5

Câu 8: Quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra qua mấy giai đoạn? 
 A. 2	 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 9:Truyện ngắn Hai đứa trẻ in ở tập truyện ngắn nào?

 A. Gió đầu mùa 	 
 C. Sợi tóc
 B. Nắng trong vườn	
 D. Ngày mới


Câu10:Truyện ngắn Hai đứa trẻ được coi là:
 A. Một bài thơ trữ tình đượm buồn	 
 B. Một câu chuyện cổ tích giữa đời thường
 C. Một truyện ngắn với nhiều biến cố, sự kiện bất ngờ
 D. Một bức tranh phong cảnh về một phố huyện nghèo

Câu11: Điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây (trích trong Hai đứa trẻ) bằng các từ sau: Vùng ság rực(a), hột sáng(b), khe ánh sáng(c), quầng sáng(d), vệt sáng(e).
1. Các nhà đã đóng cửa im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một........ 
2. Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với................của những con đom đóm bay là là trên mặt đất 
3. Một lát hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất, về.................thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí
4.Trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng ............lọt qua phên nứa
 
 A. 1-c, 2-e, 3-b, 4-a
 B. 1-a, 2-b, 3-c, 4-e
 C.1-c, 2-e, 3-d, 4-b
 D. 1-e, 2-a, 3-d, 4-b

 

Câu 12: Tìm hiểu phân tích đề trong làm văn có tác dụng gì ?
A. Giúp cho việc giải quyết vấn đề được đúng hướng, tránh lạc đề.
B. Giúp cho việc hành văn được trôi chảy, mạch lạc.
C. Giúp cho việc trình bày được rõ ràng, sáng sủa.
D. Giúp cho kết cấu bài văn được chặt chẽ 

Câu 13: Nối nội dung cột A với nội dung cho ở cột B cho phù hợp
 A
 B
1) Bối cảnh giao tiếp rộng 
a) nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng với các sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh 
2) Bối cảnh giao tiếp hẹp
b) Hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, hoặc là hiện thực tâm trạng con người, tạo nên phần nghĩa sự việc của câu
3) Hiện thực được nói tới
c) Toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá, phong tục, tập quán....của cộng đồng ngôn ngữ.
 
 A.1- a, 2- b, 3- c	B.1- c, 2- a, 3-b	 C.1- c, 2- b, 3- a	D.1- a, 2- c, 3- b 

Câu 14: Nhân vật chính trong Vang bóng một thời là ai?
Những nho sĩ cuối mùa C. Những chiến sĩ cách mạng 
Những trí thức Tây học D. Những người phụ nữ

Câu 15: Để khắc hoạ thành công Cảnh tượng xưa nay chưa từng có, Nguyễn Tuân chủ yếu sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? 
 A. Nhân hoá 	 C. Đối lập, tương phản
 B. Phóng đại	 D. Hình tượng hoá

Câu 16: Tiểu thuyết Số đỏ được viết năm nào?

1934
1935
1936
1937


Câu 17: Các đề tài chính trong những sáng tác của Nam Cao trước cách mạng?

 A. Đề tài ngừơi nông dân nghèo và người trí thức nghèo
 B. Đề tài người nông dân nghèo và người chiến sĩ cách mạng
 C. Đề tài người trí thức nghèo và đề tài kháng chiến
 D. Đề tài kháng chiến và đề tài người nông dân nghèo


Câu 18: Khi in lần đầu, tác phẩm Chí phèo có nhan đề là gì ?

 A. Đôi lứa xứng đôi
 B. Cái lò gạch cũ
 C. Cái lò gạch bỏ không
 D. Chí Phèo

 Câu 19: Bản chất cuộc “vi hành” của Khải Định qua ngòi bút trào phúng của Nguyễn ái Quốc, có thể gọi tên như thế nào là đúng nhất ?

Mờ ám
Ô nhục
Vị kỷ, tầm thường
Mờ ám và ô nhục 
 
Câu 20: Mâu thuẫn chính của vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét là gì ?
Xung đột giữa các thế hệ khác nhau trong cùng một dòng họ
Xung đột giữa các thế hệ khác nhau ở hai dòng họ
Xung đột giữa tình yêu của đôi trai gáivới mối thù hận của hai dòng họ
Xung đột giữa tình yêu của đôi trai gái với trật tự xã hội đườg thời.


 Phần II: Tự luận(8 điểm)
Câu 1: Hãy trình bày(ngắn gọn) quan điểm nghệ thuật của Nam Cao (2 điểm)
Câu2: Phân tích ý nghĩa tình huống truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (2 điểm)
Câu 3: Trình bày cảm nhận của em (khoảng từ 3 đến 5 dòng) về câu thơ “Nuôi đủ năm con với một chồng” - Trích Thương Vợ của Trần Tế Xương (1 điểm).
Câu 4: Tại sao cảnh hạ huyệt được coi là một pha trào phúng tinh vi nhất trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng (3 điểm).

.............................................................Hết..................................................................









Mã ký hiệu
HD02V-08-KTHKIL11
Hướng dẫn chấm kiểm TRA HọC Kì I LớP 11
Năm học: 2007-2008
Môn thi: ngữ văn


Phần I: Trắc nghiệm khách quan

Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Đáp án
A
D
B
C
C
D
B
B
B
A

Câu
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
Đáp án
C
A
B
A
C
C
A
A
D
C

 Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm) : HS cần làm rõ những nội dung sau:
Buổi đầu Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạng với quan điểm “ Nghệ thuật
 vị nghệ thuật”. Nhưng ông đã dần nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân lao động và ông đã đoạn tuyệt với nó để đến với con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa với quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh”.
Ông quan niệm một tác phẩm hiện thực là tác phẩm phải có giá trị tổng quất và thấm 
nhuần nội dung nhân đạo cao cả.
Theo ông nghề viết văn trước hết phải là một nghề sáng tạo và người viết văn phải có
tinh thần nhân đạo cao cả.
Khi trở thành hội viên Hội Văn hoá Cứu quốc,từ việc thấy rõ trách nhiệm phản ánh 
cuộc sống của nhân dân lao động đến việc khẳng định sứ mệnh chiến đấu của nhà văn là một bước tiến vượt bậc trong quan điểm nghệ thuật của ông. Cho thấy sự gặp gỡ tất yếu của văn học hiện thực chân chính và văn học cách mạng.
Sau cách mạng, ông nêu ra vấn đề “ đôi mắt”: Xác định vai trò, lập trường tư tưởng của
 nhà văn - Tuyên truyền thiết thực phục vụ nhân dân, phục vụ khánh chiến.
Câu 2 (2 điểm): - Cần gọi được tên của tình huống: Đó là cuộc gặp gỡ kì lạ, ngược đời giữa Huấn Cao và viên quản ngục
Phân tích tình huống:
+ Không gian gặp gỡ: Rất trớ trêu (trong tù)
+ Thời gian gặp gỡ: Những ngày cuối cùng trong cuộc đời Huấn Cao
+ Thân phận: Xét trên bình diện xã hội, họ hoàn toàn đối lập với nhau. Xét trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỷ.
 ị Góp phần thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
 Câu 3 (1 điểm): Cần làm nổi bật được những ý sau:
Nhịp thơ: Đều, diễn tả gánh nặng một bên là chồng, một bên là con.
Cách đếm: Khác thường ( đếm con chứ không ai đếm chồng )" Tác giả cảm thấy mình 
bất lực, là gánh nặng của vợ, sống nhờ vợ như lũ con.
Sử dụng từ: Nuôi đủ " Bà Tú là người đảm đang chu đáo.
ị Không chỉ thấy được nỗi gian truân mà còn thấy được phẩm chất cao đẹp của bà Tú.
 
Câu 4 (3 điểm): HS cần làm rõ những nội dung sau:
Cảnh hạ huyệt được miêu tả qua những pha trào phúng- Được coi là tinh vi nhất vì nó như
 chộp được cái thần của từng đối tượng.
Cậu tú Tân bắt bẻ từng người một phải chống gậy, gục đầu, hoặc cong lưng, lau mắt như 
thế này thế nọ để cậu chụp ảnh kỉ nịêm lúc hạ huyệt, bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác để ảnh chụp khỏi giống nhau.
Tính chất đóng kịch của đám tang, biến bãi tha ma thành sân khấu hài kịch.
Ông Phán mọc sừng với tiếng khóc bật ra âm thanh kì lạ, và hành động giúi vào tay Xuân tờ giấy bạc năm đồng gấp tư.
 ị Sự giả dối đến mức thành thạo, đây chính là diễn viên hài xuất sắc nhất của vở hài kịch
 Qua cảnh hạ huyệt xã hội tư sản thành thị đã tự phơi bày bộ mặt thật của nó mặc dù cố gắng che đậy bằng một vẻ ngoại giả tạo đó là sự hợm hĩnh, rởm đời, lố lăng, kệch kỡm, vô đạo đức, vô văn hoá.



	
 ...............................................Hết...........................................................

























File đính kèm:

  • docDe thi dap an thi HKI lop 11 Mon Ngu van.doc