Đề kiểm tra học kì I – lớp 12 trung học phổ thông môn: ngữ văn

pdf4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I – lớp 12 trung học phổ thông môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
KIÊN GIANG 
 
(Đề thi có 01 trang) 
ĐỀ KIỂM TRA HKII – LỚP 12 THPT 
MÔN: NGỮ VĂN 
Ngày kiểm tra: 27/4/2010 
Thời gian làm bài: 150 phút 
 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm): 
 Tóm tắt ngắn gọn những nét chính về cuộc đời nhân vật Xô-cô-lốp trong 
truyện ngắn Số phận con người của nhà văn M. Sô-lô-khôp? 
 Theo anh/chị, qua số phận nhân vật này, nhà văn muốn gửi gắm điều gì đến 
người đọc? 
Câu 2 (3,0 điểm): 
 Viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 
hiện tượng vô cảm hiện nay trong giới trẻ. 
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b). 
Câu 3.a. Theo Chương trình Chuẩn (5,0 điểm) 
 Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện 
ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 
Câu 3.b. Theo Chương trình Nâng cao (5,0 điểm) 
 Phân tích nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội để thấy 
được những nét đẹp về con người Hà Nội trong cảm nhận của nhà văn Nguyễn 
Khải. 
 
------ Hết ------ 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm. 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II- LỚP 12 THPT 
 KIÊN GIANG MÔN: NGỮ VĂN 
 Đề thi chính thức Ngày kiểm tra: 27/4/2010 
 Thời gian làm bài: 150 phút 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI 
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm có ba trang) 
 
I. HƯỚNG DẪN CHUNG 
- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng 
quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. 
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong 
việc vận dụng đáp án và thang diểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng 
tạo. 
- Việc chi tiết hóa số điểm (nếu có), phải bảo đảm không sai lệch với tổng điểm 
của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. 
 
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: 
Câu Đáp án Điểm 
Câu 1 Tóm tắt ngắn gọn cuộc đời nhân vật Xô-cô-lốp trong truyện ngắn Số phận 
con người của nhà văn M. Sô-lô-khôp? Theo anh/chị, qua số phận nhân vật 
này, nhà văn muốn gửi gắm điều gì đến người đọc? 
2.0 
 Tóm tắt cần làm rõ các ý sau: 
* Nhân vật Xô-cô-lốp trong chiến tranh: 
+ Bản thân: tham gia Hồng quân Liên-xô, bị thương, bị bắt làm tù 
binh trong trại tù binh phát-xít, trốn thoát về với đơn vị tiếp tục chiến 
đấu. 
+ Gia đình: vợ và hai con gái bị chết bom, con trai hi sinh đúng vào 
ngày chiến thắng.. 
* Nhân vật Xô-cô-lốp sau chiến tranh: 
+ Giải ngũ, ở nhờ nhà bạn, làm lái xe cho nông trường, nhận bé Va-ni- 
a làm con, không nguôi nỗi đau mất mát do chiến tranh gây ra. 
+ Bị mất việc, dẫn bé Va-ni-a sang tỉnh khác kiếm việc làm với ý chí 
“sẵn sàng cuốc bộ khắp nước Nga” để có việc làm, nuôi bé Va-ni-a 
khôn lớn. 
 
0.75 
 
 
 
 
0.75 
Điều nhà văn muốn gửi gắm đến người đọc qua số phận Xô-cô-lốp: 
- Ca ngợi tính cách Nga kiên cường và nhân hậu. 
- Suy ngẫm, trăn trở về số phận con người và tin tưởng rằng ý chí và 
nghị lực của con người có thể khắc phục mọi khó khăm gian khổ, vượt 
qua số phận éo le. 
 
0.5 
Câu 2 Viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về hiện 
tượng vô cảm hiện nay trong giới trẻ. 
* Yêu cầu: 
- Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời 
sống; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng 
từ và ngữ pháp. 
- Về kiến thức: Nắm vững vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng vô cảm 
hiện nay trong giới trẻ. 
Thí sinh có thể triển khai vấn đề và trình bày theo nhiều cách, nhưng bài 
3.0 
viết cần bảo đảm có các ý sau: 
Nêu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng vô cảm hiện nay trong giới trẻ. 0.25 
Giải quyết vấn đề 
* Giải thích khái niệm Vô cảm: Vô cảm là không có cảm xúc, người vô cảm 
là người không có hoặc không biểu hiện cảm xúc trước những sự việc xấy ra 
trong cuộc sống xung quanh mình. 
* Thực trạng và tác hại của hiện tượng vô cảm hiện nay trong giới trẻ:: 
 - Cần đưa ra một số hiện tượng, biểu hiện của bệnh vô cảm trong cuộc sống 
(có thể lấy dẫn chứng trong gia đình, xã hội và nhất là trong môi trường học 
đường thời gian gần đây) 
- Tác hại: vô cảm lâu dần thành thói quen, cách sống, thái độ sống khiến con 
người dửng dưng, thờ ơ trước nỗi đau, sự bất hạnh của người khác, trước 
những bất công, ngang trái, dẫn đến lối sống ích kỉ, gián tiếp làm cái ác, cái 
xấu nảy mầm và phát triển trong nhà trường, xã hội….. 
* Nguyên nhân: 
- Chủ quan: Một bộ phận không ít trong giới trẻ hiện nay thiếu ý thức rèn 
luyện tư cách và đạo đức, ít chú ý bồi dưỡng tâm hồn mà chỉ chạy theo lối 
sống thực dụng, thiên về coi trọng vật chất và hưởng thụ cá nhân, ít quan tâm 
đến người khác, dù là người thân trong gia đình hay cộng đồng xã hội. 
- Khách quan: Sự buông lỏng giáo dục của gia đình, trong nhà trường hiện 
nay có hiện tượng chú trọng dạy chữ hơn dạy người, công tác tuyên truyền 
giáo dục của các đoàn thể chưa sâu rộng, tác dụng giáo dục, tuyên truyền 
chưa cao…. 
* Bài học thực tiễn đối với tất cả mọi người: 
- Nhận thức rõ tác hại to lớn mà xã hội phải gánh chịu khi con người ta khô 
cằn cảm xúc 
- Tìm ra những giải pháp cụ thể để hạn chế tối đa hiện tượng trên. 
 
0.5 
 
 
0.75 
 
 
 
 
 
 
 
0.75 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.5 
Kết thúc vấn đề 
Thái độ đánh giá đối với vấn đề bàn luận: Phê phán nghiêm khắc những biểu 
hiện vô cảm, bản thân phải luôn luôn đấu tranh với chính mình, với cuộc sống 
để làm cho gia đình, môi trường học tập và xã hội tốt đẹp hơn 
 
0.25 
Câu 
3a 
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn 
Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 
5.0 
Yêu cầu: 
- Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một nhân vật trong 
tác phẩm tự sự; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi 
chính tả, dùng từ và ngữ pháp, dẫn chứng chọn lọc và tiêu biểu. 
- Về kiến thức: Nắm vững văn bản tác phẩm, làm rõ hình ảnh nhân vật 
người đàn bà hàng chài được khắc họa trong tác phẩm. 
Thí sinh có thể có nhiều cách khai thác, trình bày nhưng bài viết cần đạt 
đến những ý chính sau: 
 
Nêu vấn đề: Giới thiệu tác giả, truyện ngắn và nhân vật người đàn bà hàng 
chài. 
0.50 
Giải quyết vấn đề: phân tích làm rõ những nội dung sau: 
- Những nét ngoại hình: khuôn mặt, dáng hình, y phục… Æ 
gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. 
- Cảnh ngộ: Gia đình hàng chài đông con, quá nghèo, cuộc 
sống bấp bênh. Chồng quẫn bách quá nên lấy việc đánh vợ như một liệu pháp 
giải tỏa những bế tắc. Người đàn bà thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau. Khi bị 
chồng đánh không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách 
chạy trốn Æ gợi sự tò mò, băn khoăn nơi người đọc. 
 
0.5 
 
1.5 
 
 
 
 
- Phẩm chất: Thấu hiểu nỗi khổ của chồng, cam chịu nhẫn 
nhục vì các con, vì cuộc sống và những bữa ăn no của lũ con nên nhất quyết 
gắn bó với gã đàn ông vũ phu và độc ác. Đặc biệt, trong nỗi đau khổ triền 
miên, chị vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi nơi cái gia đình 
nhỏ bé, nghèo khổ của chị Æ gợi ra nỗi xót thương, cảm thông, trân trọng lẫn 
day dứt trong người đọc. 
 
2.0 
Kết thúc vấn đề: Đánh giá chung về nhân vật và cảm nhận được thông điệp 
nhà văn muốn gửi gắm cho người đọc qua nhân vật. 
 
0.50 
Câu 
3b 
Phân tích nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà nội để thấy 
được những nét đẹp về con người Hà Nội trong cảm nhận của nhà văn 
Nguyễn Khải. 
5.0 
Yêu cầu 
- Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn Nghị luận về một nhân vật trong 
tác phẩm tự sự; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi 
chính tả, dùng từ và ngữ pháp, dẫn chứng chọn lọc và tiêu biểu. 
- Về kiến thức: Nắm vững văn bản tác phẩm, làm rõ hình ảnh nhân vật 
bà Hiền- biểu tượng cho vẻ đẹp của người Hà Nội trong cảm nhận của 
nhà văn Nguyễn Khải.: 
Thí sinh có thể có nhiều cách khai thác, trình bày nhưng bài viết cần đạt 
đến những ý chính sau: 
 
Nêu vấn đề: Giới thiệu tác giả, truyện ngắn và nhân vật bà Hiền (gắn với định 
hướng ở đề ra: biểu tượng cho vẻ đẹp của người Hà Nội trong cảm nhận của 
nhà văn Nguyễn Khải). 
0.50 
Giải quyết vấn đề: phân tích làm rõ những nội dung sau: 
a. Nhân vật bà Hiền: 
- Là người phụ nữ Hà thành truyền thống được khẳng định trước hết ở bản 
lĩnh của một con người luôn dám là mình: khai thác các chi tiết miêu tả việc 
bà chọn chồng, sinh con, nuôi dạy con, quản lí gia đình, thái độ và cách sống 
trước những thời điểm lịch sử, trước những giai đoạn thăng trầm của đất 
nước…. 
- Là hiện thân của cái nét văn hóa duyên dáng, lịch lãm, sang trọng của đất 
kinh kì ngàn năm văn hiến: khai thác các chi tiết miêu tả bà Hiền ở phong thái 
quý phái, thái độ điềm tĩnh, ung dung tự tại trước những đổi thay của thời 
cuộc, niềm tin vào quy luật tự nhiên… 
b. Cảm nhận về người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải: 
- Người Hà Nội có bản lĩnh, cốt cách đặc biệt. Họ luôn là mình, vững vàng 
trước mọi biến cố, đổi thay của thời cuộc với ý thức sâu sắc là người Hà Nội, 
đồng thời luôn thể hiện cái nét văn hóa duyên dáng, lịch lãm, sang trọng của 
đất kinh kì ngàn năm văn hiến. 
- Thái độ nhà văn: ao ước thiết tha là Hà Nội hôm nay làm sao khai thác, phát 
huy và làm giàu có thêm cái chất Hà Nội, bản sắc văn hóa truyền thống lâu 
đời của Hà Nội để mọi vẻ đẹp riêng ấy của đất kinh kì đều phát sáng. 
 
 
3.0 
 
 
 
 
 
 
 
 
1.0 
Kết thúc vấn đề: 
- Đánh giá nhân vật: bà Hiền là hạt bụi vàng làm nên bản sắc Hà Nội, văn 
hóa Hà Nội 
- Đồng cảm với mong ước của nhà văn. 
 
0.50 
 
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa cho mỗi ý, mỗi câu khi bài viết của thí sinh đạt yêu cầu cả về nội 
dung kiến thức lẫn hình thức diễn đạt theo yêu cầu chung đã nêu. 

File đính kèm:

  • pdfVAN 12 DE HK2 KIEN GIANG KEYS.pdf